Tôi có bị viêm đường tiết niệu?

Vài tháng trước em bị mót tiểu, đái buốt, ra ít và phải đi nhiều lần. Nhưng không thấy nước tiểu màu đục hay màu máu.Được một khoảng thời gian, triệu chứng trên giảm dần. Nhưng đến bây giờ, em lại mót tiểu trở lại, không ra ít mà ra rất nhiều, nhiều khi không thể kiểm soát được. Sau khi sinh hoạt tình dục em đi tiểu buốt, không có máu, không đau trong giao hợp. Nhưng có vài lần ra máu khi quan hệ. Liệu em có bị viêm đường tiết niệu không ạ? Nếu bị thì có nghiêm trọng không ạ và cách thức điều trị ra sao? Mong được sự tư vấn từ các bác sĩ và các bạn trên diễn đàn!

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn! Theo như bạn kể thì chưa chắc bạn đã bị viêm đường tiết niệu đâu. Để chắc chắc thì bạn nên đi khám bác sĩ để dược trẩn đoán và chữa trị. Dưới đấy là dấu hiệu của bênh viêm đường tiết niệu:

Viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn gây viêm nhiễm được gọi là UTI (urinary tract infection). Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu.

Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Thường thì phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.

Một số triệu chứng chung:

- Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu

- Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu

- Đau ở bụng dưới và lưng.

Khi sự viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan toả đến thận và dạ con khiến bệnh nhân có các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.

Để chẩn đoán có phải bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay không bạn cần phải làm test kiểm tra. Cách điều trị thông thường đối với bệnh này là sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Đặc biệt là cần phải chữa trị dứt điểm và vệ sinh đúng cách nếu không bệnh tái phát lại sẽ nặng hơn và khó chữa hơn.

Để phòng chống bệnh này, bạn có thể kết hợp dùng thảo dược và vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn viêm nhiễm. Nhà vệ sinh sạch cũng là một nhân tố quan trọng để tránh mắc bệnh UTI. Cần uống nhiều nước mỗi ngày nhưng không được nhịn tiểu bạn nhé.

Một số loại quả quen thuộc giúp bạn phòng và chữa căn bệnh này:

1. Nước ép trái cây nam việt quất rất giàu các loại vitamin và chất chống oxi hoá sẽ chống lại sự viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Người bệnh nên uống 3-4 cốc nước ép nguyên chất (không pha loãng) trong vài ngày sẽ thấy có tác dụng cải thiện ngay.

2. Nước cam cũng rất giàu vitamin C. Trộn nước cam với nước dừa non sẽ rất lợi tiểu trong trường hợp bạn ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra. Uống ngày hai lần sẽ rất tốt cho bạn.

3. Nước chanh pha với chút đường và muối cũng có tác dụng tương tự vì loại quả này rất giàu vitamin C.

4. Nho tươi giàu oxalic, recemic, axit malic, tartaric và chất ozolize. Ăn nhiều nho thường xuyên giúp bạn chống lại sự hình thành sỏi thận trong bàng quang, ngăn cản axit trong nước tiểu và đi tiểu ít. Khoảng 30g nước lá nho kết hợp với một lượng tương đương nước cà rốt uống hàng ngày sẽ ngăn cản sỏi thận.

5. Một quả chuối mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh bí tiểu, viêm bàng quang, viêm thận… Tuy nhiên chuối không chữa trong trường hợp thận hư vì nó chứa hàm lượng kali cao.

6. Hạt dưa hấu, phương thuốc cổ truyền Ấn Độ, có chứa glucozit được gọi là Cucurbotrine, có tác dụng trị tiểu ít, đi tiểu buốt, đau…. Chế biến bằng cách xay nghiền hạt và lọc lấy nước, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa.

Ngay cả trong việc sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoathì việckết hợp với cách sử dụng các loại quả trên cũng sẽ giúpđạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Đồng thời các loại quả này cũng giúp loại bỏ độc tố do kháng sinh gây ra.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Những biểu hiện của bạn là viêm đường tiết niệu rồi, ra máu khi quan hệ thì có thể do viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt ở bệnh viện chuyên khoa nhé bạn , ví dụ bệnh viện phụ sản trung ương v.v..Bệnh chữa càng sớm càng tốt, để lâu dễ có biến chứng bạn ạ. Chữa sớm sẽ mau khỏi hơn.

Vài thông tin về bệnh bạn tham khảo nhé:

Viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn gây viêm nhiễm được gọi là UTI (urinary tract infection). Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu.

Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Thường thì phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.

Một số triệu chứng chung:

- Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu

- Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu

- Đau ở bụng dưới và lưng.

Khi sự viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan toả đến thận và dạ con khiến bệnh nhân có các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.

Để chẩn đoán có phải bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay không bạn cần phải làm test kiểm tra. Cách điều trị thông thường đối với bệnh này là sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Đặc biệt là cần phải chữa trị dứt điểm và vệ sinh đúng cách nếu không bệnh tái phát lại sẽ nặng hơn và khó chữa hơn.

Để phòng chống bệnh này, bạn có thể kết hợp dùng thảo dược và vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn viêm nhiễm. Nhà vệ sinh sạch cũng là một nhân tố quan trọng để tránh mắc bệnh UTI. Cần uống nhiều nước mỗi ngày nhưng không được nhịn tiểu bạn nhé.

Một số loại quả quen thuộc giúp bạn phòng và chữa căn bệnh này:

1. Nước ép trái cây nam việt quất rất giàu các loại vitamin và chất chống oxi hoá sẽ chống lại sự viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Người bệnh nên uống 3-4 cốc nước ép nguyên chất (không pha loãng) trong vài ngày sẽ thấy có tác dụng cải thiện ngay.

2. Nước cam cũng rất giàu vitamin C. Trộn nước cam với nước dừa non sẽ rất lợi tiểu trong trường hợp bạn ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra. Uống ngày hai lần sẽ rất tốt cho bạn.

3. Nước chanh pha với chút đường và muối cũng có tác dụng tương tự vì loại quả này rất giàu vitamin C.

4. Nho tươi giàu oxalic, recemic, axit malic, tartaric và chất ozolize. Ăn nhiều nho thường xuyên giúp bạn chống lại sự hình thành sỏi thận trong bàng quang, ngăn cản axit trong nước tiểu và đi tiểu ít. Khoảng 30g nước lá nho kết hợp với một lượng tương đương nước cà rốt uống hàng ngày sẽ ngăn cản sỏi thận.

5. Một quả chuối mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh bí tiểu, viêm bàng quang, viêm thận… Tuy nhiên chuối không chữa trong trường hợp thận hư vì nó chứa hàm lượng kali cao.

6. Hạt dưa hấu, phương thuốc cổ truyền Ấn Độ, có chứa glucozit được gọi là Cucurbotrine, có tác dụng trị tiểu ít, đi tiểu buốt, đau…. Chế biến bằng cách xay nghiền hạt và lọc lấy nước, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa.

Ngay cả trong việc sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoathì việckết hợp với cách sử dụng các loại quả trên cũng sẽ giúpđạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Đồng thời các loại quả này cũng giúp loại bỏ độc tố do kháng sinh gây ra.

fh
fh
Trả lời 13 năm trước

Xuất huyết âm đạo bất thường luôn là vấn đề của phụ nữ ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Xuất huyết ngoài chu kỳ kinh hoặc thậm chí xuất huyết nhiều một cách bất thường trong giai đoạn hành kinh đều có thể là dấu hiệu đáng báo động. Thuật ngữ y học dùng để miêu tả xuất huyết âm đạo nhiều hoặc kéo dài trong giai đoạn hành kinh là rong kinh (menorrhagia). Băng huyết (metrorrhagia) là thuật ngữ dùng để miêu tả sự xuất huyết của tử cung vào những khoảng nghỉ không đều nhau, đặc biệt là giữa các chu kỳ kinh. Đa kinh kéo dài (menometrorrhagia) là sự kết hợp của cả 2 hiện tượng trên, có nghĩa là xuất huyết tử cung nhiều ở cả những chu kỳ kinh bình thường lẫn những giai đoạn nghỉ.

Điều quan trọng là cần phải hiểu chính xác nguyên nhân chảy máu, nơi chảy máu (có thể là âm đạo, tử cung hoặc những cơ quan hay các mô khác) và quyết định những phương pháp kiểm soátngưng chảy máu. hoặc làm

  • Một chu kỳ kinh bình thường của phụ nữ bao gồm những chuỗi hoạt động phức tạp củavới tinh trùng và bám vào tử cung hoặc lớp niêm mạc tử cung sẽ bị tróc ra mỗi tháng trong chu kỳ kinh. Hiện tượng này gây xuất huyết trong những chu kỳ kinh bình thường. hormon. Trứng rụng ra từ buồng trứng, sau đó trứng có thể được thụ tinh
  • Một kỳ kinh bình thường dao động từ 21 đến 35 ngày nhưng thường là 28 ngày.
  • Giai đoạn hành kinh thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày và tổng lượng máu và dịch mất đi ước lượng vào khoảng từ 2 đến 8 muỗng canh (trung bình khoảng 5 muỗng canh) tương ứng với số lượng băng vệ sinh bị thấm ướt khoảng từ 8 băng trở xuống và số ngày chảy máu nhiều là từ 2 ngày trở xuống.

  • NGUYÊN NHÂN
  • Xuất huyết tử cung do rối loạn chức năng

  • Nếu xuất huyết không phải do chu kỳ kinh nguyệt, thì nó được gọi là xuất huyết tử cung do rối loạn chức năng. Đây là nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo bất thườnghay gặp nhất ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản. Trên 10% phụ nữ bị xuất huyết âm đạo nhiều ít nhất 1 lần trong đời. Phụ nữ Mỹ gốc Phi thường bị nhiều hơn.
  • Khi quá trình hoạt động hormon phức tạp của chu kỳ kinh nguyệt bị ngừng lại, nồng độ estrogen và progesterone có thể mất cân bằng và hiện tượng xuất huyết nhiều ở âm đạo có thể xảy ra. Sự xuất huyết này là do sự bất thường của chu kỳ kinh mà không liên quan đến bệnh nào cả.
  • Xuất huyết tử cung do rối loạn chức năng là một chẩn đoán loại trừ, có nghĩa là sau khi khảo sát tất cả những nguyên nhân gây chảy máu khác (như chấn thương, khối u hoặc bệnh lý) nhưng đều phát hiện ra rằng chúng không phải là thủ phạm gây xuất huyết âm đạo cho bệnh nhân.
  • Tùy theo tuổi dậy thì hoặc tuổi của bệnh nhân mà có những nguyên nhân khác nhau gây chảy máu tử cung do rối loạn chức năng.
  • Xuất huyết tử cung do rối loạn chức năng thường liên quan đến những chu kỳ không rụng trứng. Chu kỳ không rụng trứng là chu kỳ kinh nhưng không có trứng rụng ra từ một trong hai buồng trứng.
  • Trong một số trường hợp, xuất huyết tử cung do rối loạn chức năng có thể xảy ra ở cả chu kỳ kinh có rụng trứng.
  • Tuy không rụng trứng nhưng tử cung của phụ nữ vẫn bị hormon estrogen kích thích. Progesteron, một loại hormon rất quan trọng được tiết ra khi trứng phát triển không xuất hiện. Vì vậy, niêm mạc tử cung trở nên dày lên và to ra một cách bất thường.
  • Khi đó, sự bong tróc bất thường của lớp niêm mạc tử cung và xuất huyết nặng nề sẽ xảy ra. Bệnh nhân sẽ thấy mình bị chảy máu âm đạo bất thường và nặng nề nhưng thường không đau.

Nguyên nhân thường gặp nhất của xuất huyết tử cung do rối loạn chức năng ở những phụ nữ trong độ tuổi dậy thì là chu kỳ kinh không rụng trứng.

  • Trong 2 năm đầu tiên có kinh ở tuổi dậy thì, 85% chu kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra mà không rụng trứng.
  • Khi càng lớn, tỷ lệ những chu kỳ không rụng trứng ngày càng giảm đi và thay vào đó là những chu kỳ kinh bình thường.
  • Vào thời điểm 6 năm sau lần có kinh đầu tiên, có ít hơn 20% chu kỳ kinh nguyệt xảy ra mà không có hiện tượng rụng trứng.

Thai kỳ

Trong lứa tuổi sinh sản (18 đến 40 tuổi), nguyên nhân gây xuất huyết tử cung bất thường gặp nhiều nhất là thai kỳ và những biến chứng của nó như thai ngoài tử cung hay sẩy thai. Chu kỳ không rụng trứng cũng có thể là nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo trong độ tuổi này. Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ chiểm dưới 20% vì vậy những nguyên nhân khác bao gồm viêm vùng chậu và u xơ tử cung cần phải được loại trừ.

Mãn kinh (xem thêm bài viết Mãn kinh)

Những phụ nữ lớn tuổi hơn đang đến giai đoạn mãn kinh cũng có thể bị xuất huyết do rối loạn chức năng vì những thay đổi hormon liên quan đến thời kỳ tiền mãn kinh.

Những bệnh lý của cơ quan sinh dục gây xuất huyết âm đạo

  • Những tổn thương lành tính (không phải ung thư) như polyp ở cơ quan sinh dục cũng có thể gây xuất huyết.
  • Ung thư âm đạo, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng có thể gây xuất huyết. U nang buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, nhiễm trùng âm đạo và những bệnh lý khác đều có thể gây xuất huyết nặng nề.
  • Xuất huyết âm đạo xảy ra ở những phụ nữ trên 50 tuổi là một triệu chứng đáng báo động. Nguy cơ ung thư tăng cao theo tuổi. Ngoài ra, thành âm đạo cũng có thể bịếu hụt estrogen có thể gây chảy máu trong hoặc sau khi giao hợp. khô do thi

Một số thuốc cũng có thể gây ra xuất huyết đặc biệt là những thuốc kháng đông (thuốc chống hình thành cục máu đông).

Những bệnh lý di truyền (như bệnh Willebrand, máu khó đông) có thể gây xuất huyết âm đạo nặng hoặc kéo dài.

Chấn thương cũng có thể xuất huyết. Đặt vòng có thể gây xuất huyết (máu chảy ít là bình thường, cần chú ý nếu máu chảy nhiều). Chấn thương ở thành âm đạo trong quá trình giao hợp cũng có thể xảy ra.


TRIỆU CHỨNG

Bệnh nhân có thể thấy máu dính ở quần lót hoặc trên giường ngủ hay trên giấy vệ sinh sau khi đi tiểu. Trong những ngày hành kinh, máu có thể ra nhiều quá mức dự kiến làm bệnh nhân phải thay nhiều băng vệ sinh hơn bình thường.

KHI NÀO CẦN ĐẾN SỰ CAN THIỆP CỦA Y KHOA

Bạn nên đến gặp bác sĩ đối với bất kỳ trường hợp xuất huyết âm đạo bất thường nào. Không phải lúc nào cũng cần phải đến phòng cấp cứu khi bị xuất huyết âm đạo. Thông thường chỉ cần đến khám tại phòng mạch của bác sĩ phụ khoa nếu bị xuất huyết nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào khác kèm theo.

Nếu xuất huyết âm đạo kèm theo các triệu chứng khác như hoa mắt, đau bụng nặng nề hoặc sốt, bệnh nhân nên được kiểm tra càng sớm càng tốt. Quá trình kiểm tra sẽ được thực hiện ở phòng cấp cứu nếu không thể đến gặp bác sĩ phụ khoa được. Nên gọi xe cấp cứu nếu bệnh nhân ngất xỉu do mất máu.


KHÁM VÀ CÁC XÉT NGHIỆM

Bác sĩ sẽ hỏi kỹ diễn tiến bệnh của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được hỏi về những vấn đề sau cùng với những câu hỏi chung về sức khỏe của bản thân:

  • Lần xuất huyết âm đạo hiện tại.
  • Kinh cuối (chu kỳ kinh cuối cùng còn bình thường)
  • Lần xuất huyết âm đạo bất thường trước đây
  • Bệnh nhân có đang mang thai không
  • Lần mang thai trước
  • Kết quả của những lần mang thai trước
  • Tình trạng sinh hoạt tình dục của bạn trong giai đoạn hiện tại
  • Sử dụng thuốc ngừa thai
  • Số bạn tình
  • Những thuốc thông thường hoặc bất hợp pháp đang sử dụng
  • Những bệnh lý về máu và đông máu
  • Những lần phẫu thuật hoặc những thủ thuật phụ khoa bệnh nhân đã trải qua gần đây.

Bác sĩ sẽ khám toàn diện về mọi mặt, kể cả khám âm đạo

  • Việc thăm khám này sẽ chú ý kỹ vùng hậu môn, niệu đạo và cơ quan sinh dục ngoài.
  • Thành âm đạo, cổ tử cung sẽ được khám kỹ xem có những bất thường hoặc những vật lạ lưu lại đó hay không. Đôi khi tampon hoặc những vật thể khác lưu lại bên trong âm đạo có thể gây chảy máu.
  • Khi khám âm đạo và cố tử cung, bác sĩ có thể lấy một ít dịch tại những nơi đó để tìm những bệnh lý lây qua đường tình dục như lậu hoặc chlamydia.
  • Đồng thời bác sĩ cũng có thể lấy những tế bào ở cổ tử cung để khám nghiệm xem có ung thư hay không. Thủ thuật này được gọi là Pap smear.
  • Bác sĩ cũng có thể đưa tay vào âm đạo và đôi khi là trực tràng để xác định hình dạng của tử cung và buồng trứng cũng như cảm nhận những khối u có thể hiện diện tại đó.

Những xét nghiệm để giúp xác định lại những nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo bất thường bao gồm:

  • Xét nghiệm thai nhằm giúp khẳng định thai kỳ hoặc những biến chứng liên quan đến thai kỳ không phải là nguyên nhân gây chảy máu ở phụ nữ.
  • Công thức máu được thực hiện để kiểm tra xem bệnh nhân có bị thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu) hoặc giảm tiểu cầu hay không.
  • Những xét nghiệm về chức năng đông máu như thời gian prothrombin (PT - prothrombin time) và thời gian hoạt động thromboplastin từng phần (PTT - activated partial thromboplastin) cung cấp những thông tin về khả năng hình thành cục máu đông của cơ thể để làm máu ngừng chảy. Xuất huyết âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý về máu.
  • Bác sĩ cũng có thể kiểm tra chức năng tuyến giáp (một tuyến nằm ở vùng cổ tiết ra hormon đảm nhiệm nhiều chức năng phức tạp của cơ thể) qua xét nghiệm máu.
  • Siêu âm bụng và siêu âm ngã âm đạo cũng có thể được thực hiện. Đây là một khảo sát hình ảnh học gần giống với X quang.
  • Sinh thiết niêm mạc tử cung có thể được thực hiện để lấy một mẩu mô ở thành tử cung.

ĐIỀU TRỊ

Tại nhà

Bạn nên chắc chắn rằng máu chảy ra từ âm đạo chứ không phải từ đường tiểu hoặc hậu môn. Bạn có thể dùng bông gòn sạch đưa vào âm đạo để xác nhận nguồn gốc chảy máu là từ âm đạo, cổ tử cung hay từ tử cung.

Nếu chảy máu nhiều, bạn nên nằm nghỉ tại giường.

Chú ý đếm số lượng băng vệ sinh thay trong ngày để giúp bác sĩ xác định lượng máu mất.

Tránh dùng aspirin vì nó có thể gây chảy máu kéo dài.

Tại bệnh viện

Đối với những bất thường do hormon, cách điều trị có hiệu quả thường là sử dụng những loại hormon như thuốc ngừa thai để giúp điều chỉnh chu kỳ kinh. Những bác sĩ chuyên khoa phụ sản thường khởi đầu điều trị bằng phương pháp này. Bác sĩ có thể kiểm tra những nguyên nhân gây chảy máu khác nếu bệnh nhân không đáp ứng với cách điều trị bằng hormon. Nếu những nguyên nhân khác (như nhiễm trùng hoặc bệnh lý về máu) được tìm thấy, việc điều trị sẽ nhắm trực tiếp đến các nguyên nhân đó.

Phẫu thuật

Nếu tìm ra những nguyên nhân gây xuất huyết khác, có thể cần phải điều trị bằng những cách khác, có thể bao gồm cả phẫu thuật để loại bỏ những tổn thương gây chảy máu.

NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO

Theo dõi

Nếu bệnh nhân bắt đầu phương pháp điều trị bằng hormon, nên theo sát những hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh nhân cần chắc chắn rằng những nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn và có thể đe dọa mạng sống không phải là thủ phạm gây xuất huyết âm đạo.

Tiên lượng

Nếu nguyên nhân chảy máu là do những bất thường của các loại hormon gây hành kinh, chu kỳ kinh sẽ trở nên đều đặn trở lại trong vòng vài tháng sau khi bắt đầu điều trị bằng hormon với những thuốc ngừa thai

Theo emedicinehealth