Làm thế nào để vết thương nhanh lành?

Vừa qua, trong lần đi thăm người thân ở xa, chẳng may tôi bị tai nạn xe máy, không có thương tích nghiêm trọng nhưng tôi bị xây xát và rách da một dải dài ở cánh tay phải. Tuy không sâu nhưng vết thương rất đau, rát khiến tôi rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Xin hỏi có cách nào làm cho vết thương nhanh lành không?
biert rui
biert rui
Trả lời 15 năm trước
Đối với vết thương ngoài da như của bạn thì vấn đề quan trọng nhất là vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương vì nếu không sẽ làm cho vết thương bị nhiễm khuẩn, không mọc được các mô hạt thay thế và không sẹo hóa được. Do vậy, bạn cần làm sạch vết thương, tốt nhất là bằng thuốc sát khuẩn. Nếu không có sẵn dung dịch sát khuẩn, bạn có thể sử dụng nước sạch, nước đun sôi để nguội hoặc nước máy vô khuẩn rửa vết thương nhiều lần để làm sạch hoàn toàn. Bạn không được sợ đau mà bỏ qua việc vệ sinh này do đây là giai đoạn quyết định quá trình lành vết thương. Sau khi rửa sạch, bạn có thể băng vết thương bằng gạc mỏng, sạch nhưng không nên băng kín vì dễ làm vết thương bị nhiễm khuẩn nặng hơn. Tuy nhiên, nếu vết thương rộng, sâu, vấy bẩn nhiều thì bạn cần phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và xử trí đúng cách, nếu cần cắt lọc tổ chức hoại tử và khâu lại da bị rách giúp vết thương mau lành và phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra.
ha
ha
Trả lời 10 năm trước
Những vết sẹo luôn là nỗi lo lắng của tất cả chị em phụ nữ, dù là vết thương nhỏ hay vết mổ trên cơ thể. Để những vết sẹo chóng lành và không bị lồi, bạn hãy làm theo những mẹo sau đây nhé:

1. Kẽm: giúp làm lành da và đạt hiệu quả cao khi dùng kết hợp với vitamin C. Kẽm có trong các thực phẩm như trai, sò, thịt nạc đỏ (heo, bò), ngũ cốc thô và các loại đậu.

2. Vitamin C: là thành phần quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho da, giúp tăng cường khả năng tự làm lành của da. Trái cây màu cam hay vàng co chứa nhiều vitamin C cần thiết cho da.

3. Vitamin nhóm B: vitamin B12 và B5 có khả năng chữa lành da và là chất hỗ trợ hữu ích cho vitamin C và kẽm.

4. Lô hội (nha đam): Uống chất dịch từ cây lô hội, khoảng 10mg/ ngày và đắp tại chỗ có thể giúp da liền sẹo.

5. Nghệ: dùng nghệ tươi đắp lên mặt vết thương, hoặc ăn 1 muỗng cà phê nghệ/ngày bằng cách cho vào cà ri hoặc cơm.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Như vậy cơ chế tự nhiên để sớm lành da xảy ra như thế nào: Chúng ta hãy tìm hiểu cơ chế ấy.

Một cách tổng quát, sự lành sẹo da trải qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn có xuất huyết và viêm: dưới tác động của chấn thương trên da sẽ làm cho các mạch máu của vết thương tạo tín hiệu báo động cho các tế bào tiểu cầu trong máu tập trung thành cục nút tiểu cầu. Rồi từ những tế bào tiểu cầu này sẽ phóng thích chất trung gian cần thiết để thành lập cục máu đông và đồng thời xuất hiện các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính, được xem như quân đội của một quốc gia nhằm ngăn chận việc xâm nhập của vi trùng gây bệnh vốn được coi là kẻ thù vốn không đội trời chung của cơ thể chúng ta.
2. Giai đoạn phát triển mô hạt gốc bao gồm các tế bào sợi và mang mạch máu tân sinh để thành lập các mao mạch do sự di chuyển và tăng sinh các tế bào nội bì.
3. Giai đoạn 3: giai đoạn tái tạo biểu bì được xem như giai đoạn cuối cùng để vết thương lành hoàn toàn.

Tại sao vết thương chậm lành ?
Sự lành sẹo của một vết thương nhanh hay chậm, xấu hay đẹp là còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố mà ở đây có thể phân lọai như sau:
1. Bản chất của vết thương:
a. Kích thước và độ sâu của vết thương: vết thương to hay nhỏ, nông hay sâu ? Vết thương nhỏ mà nông thì dễ lành hơn vết thương to mà sâu.
b. Vết thương bị bầm dập nhiều hay ít ? Vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn.
c. Vết thương sạch hay bẩn ? Vết thương sạch sẽ mau lành hơn.
2. Ngoài ra người ta còn nhận thấy có nhiều yếu tố bệnh lý có thể gây rối lọan phương thức lành sẹo như vừa kể trên. Các nguyên nhân rất nhiều có thể là do các bệnh tổng quát hoặc do các yếu tố tại chỗ gây nên.
a. Các yếu tố tổng quát gồm:
- Tuổi già
- Bị suy dinh dưỡng: thiếu chất đạm, vitamin và chất kẽm.
- Do bệnh nội tiết: bệnh tiểu đường, tăng năng vỏ thượng thận.
- Nguyên nhân nội khoa: như đang được điều trị bằng thuốc có chất corticoid, hoặc đang được hóa trị bệnh ung thư, đang điều trị bằng thuốc chống đông…
- Người bệnh mắc bệnh của mô liên kết.
- Bất thường ở hệ tim mạch hoặc bệnh hô hấp mãn tính làm giảm cung cấp oxy ở mô.
- Rối loạn đông máu: bệnh giảm tiểu cầu, thiếu yếu tố VIII.

b. Các yếu tố tại chỗ:
- Ở cẳng chân các vết thương chậm lành là do các mạch máu của chân bị hư họai.
- Nhiễm trùng vết thương.
- Do điều trị tại chỗ không đúng, dùng chất ăn da; viêm da tiếp xúc, họai tử.