Nguyên nhân gây chóng mặt và cách điều trị??

em năm nay 17 tuổi em rất hay bị chóng mặt em đã đi khám ở nhiều nơi và em đã chụp MRI và bác sĩ kết luận em không bị bệnh gì cả rồi em uống thuốc nhưng không thấy đỡ bệnh em rất lo lắng nếu như không có bệnh gì thì sao lại hay chóng mặt như vậy mong bác sĩ cho em biết em bị bệnh gì và em phải làm gì để chữa khỏi bệnh em không đau trên đầu mà cũng không bị buồn nôn hay ù tai khi nào cũng chóng mặt cả nhiều người nói do tuổi của em nên hay bị chóng mặt có phải không ạ ?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Chóng mặt là một trong những nguyên nhân gây tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay tai nạn sinh hoạt. Người bị chóng mặt cảm thấy mọi vật xung quanh đều quay cuồng hoặc chính bản thân mình quay tít như đứng giữa một cơn lốc; có thể thấy mất thăng bằng, đi đứng không vững, cảm giác bồng bềnh như đang đứng trên thuyền, cảm giác bước hụt hoặc lâng lâng như không có trọng lượng, nôn nao, khó chịu, ruột gan như đảo lộn. Chóng mặt thường diễn biến thành cơn, ngắn là vài phút, dài là một vài ngày hoặc hàng tuần. Cơn tái phát nhiều lần. Người bệnh luôn trong tình trạng lo âu, sợ sệt. Chóng mặt có thể đi kèm với ù tai như tiếng ve kêu, tiếng còi tàu một hoặc hai bên, nghe kém, thay đổi tùy theo từng thời gian, trong cơn nghe kém tăng lên, nhìn chung nghe kém có chiều hướng tăng dần, nghe kém kiểu tiếp nhận. Bệnh nhân đau toàn bộ đầu hoặc vùng đỉnh, chẩm, thường cùng lúc với sự xuất hiện của chóng mặt. Có thể xuất hiện rối loạn giao cảm: mặt nóng đỏ bừng từng cơn, có khi ngất xỉu. Chóng mặt có thể xuất hiện theo mùa và bệnh nhân có thể biết trước được vì xuất hiện chóng mặt theo chu kỳ. Những nguyên nhân gây chóng mặt? - Cường tuyến cận giáp cũng gây chóng mặt. - Các bệnh nhiễm virut như: Cảm cúm, viêm dạ dày- ruột do virut, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, sốt xuất huyết, viêm gan do virut, quai bị... - Nhiễm khuẩn: Viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang, giang mai, viêm màng nhện- màng não, viêm phổi... - Nhiễm độc các loại thuốc: phenytoin, barbiturat, cocain, quinin, aminoglycosid, nitroglycerin, an thần, thuốc ngủ, chống trầm cảm, hạ huyết áp, vitamin A, oxyd carbon, rượu... Bệnh chuyển hóa: Đái tháo đường, thiếu vitamin B1, hạ đường huyết, tăng urê máu, cường tuyến cận giáp... - Tổn thương thần kinh trung ương: Chấn động não, chấn thương sọ não, động kinh, bệnh Parkinson, bệnh xơ não tủy rải rác, thoái hóa tiểu não, tụ máu dưới màng cứng, u thần kinh thính giác, u tiểu não, các tổn thương u màng não, di căn ung thư, nang mạng nhện... - Tai biến mạch máu não: Thoái hóa đốt sống cổ, đột quỵ, phình mạch não... - Bệnh thần kinh ngoại biên: Bệnh rỗng hành não, lo lắng khiếp sợ, trầm cảm, quá nhạy cảm với những tác động tâm lý, môi trường... - Bệnh tim: Nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, hẹp do phì đại dưới động mạch chủ, các bệnh van tim như hẹp hở van 2 lá, van 3 lá... - Bệnh tai: Viêm thần kinh mê đạo, bệnh Méniere, chảy máu ống bán khuyên, rò dịch tiết tai trong, chóng mặt do tư thế, viêm tai giữa, viêm xoang... - Các bệnh về mắt: Sau đục thủy tinh thể, mất cân đối các cơ vận nhãn cầu, các tật khúc xạ, kích thích vận mắt bất thường... - Các bệnh khác: Tăng huyết áp, ngất do ho, bệnh sarcoid, hội chứng cogan, bệnh Paget- liệt Bell... Như vậy chóng mặt có một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra.. Tuy đa số các trường hợp chóng mặt là lành tính, nhưng cũng có những trường hợp chóng mặt là triệu chứng đe dọa đến tính mạng như: chảy máu cấp tính, nhồi máu cơ tim, viêm phổi và các nhiễm khuẩn toàn thân khác, hẹp động mạch chủ, loạn nhịp tim, u não, tác dụng phụ của thuốc, trầm cảm, viêm thần kinh do giang mai và đột quỵ. Điều trị: Việc điều trị chóng mặt phải bao gồm điều trị triệu chứng chóng mặt và điều trị bệnh gây nên chóng mặt. Các bệnh gây chóng mặt có thể chữa khỏi bao gồm: thiếu máu, loạn nhịp tim, ráy tai lèn chặt màng nhĩ, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh van tim và thiếu máu cơ tim, viêm thần kinh giang mai, lỗ rò ngoại dịch tai trong, giảm thể tích tuần hoàn, suy thượng thận, đái tháo đường và các bệnh chuyển hóa khác, nhiễm độc (thí dụ nhiễm độc vitamin A), tác dụng phụ của thuốc, lo lắng và trầm cảm... Việc điều trị một cơn chóng mặt cấp tính phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ. Thí dụ các rối loạn của cơ quan thính giác như viêm thần kinh mê đạo có thể được điều trị hỗ trợ bằng thuốc. Những nguyên nhân khác của chóng mặt cấp, bệnh tiềm ẩn có cách điều trị đặc hiệu; kháng sinh dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn. Cơn kịch phát lành tính chóng mặt theo tư thế là đáng chú ý vì các bệnh nhân này biểu lộ đáp ứng với các bài tập luyện đặc hiệu nhằm làm tái xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Các bài tập luyện cho cơn kịch phát lành tính chóng mặt tư thế bao gồm việc thực hiện nhắc đi nhắc lại các vận động chính xác dẫn tới chóng mặt, bằng cách đó tập cho não không đáp ứng với kích thích nữa. Bệnh nhân có chóng mặt mạn tính còn chưa được chẩn đoán chắc chắn thì được quản lý theo dõi và điều trị triệu chứng, trợ giúp về tâm lý và ngăn ngừa sự mất khả năng thứ phát do suy giảm thể lực. Nhiều bệnh nhân có chóng mặt mạn tính cần được quản lý theo cách này, đặc biệt là những người có tuổi với các bệnh như suy giảm đa cảm giác, mất thăng bằng thứ phát sau đột quỵ, hoặc chóng mặt tư thế tự phát. Việc cho thuốc cần được thử nghiệm thận trọng với những bệnh nhân này. Chú ý rằng, thông thường các triệu chứng và chức năng của những bệnh nhân này tiến triển xấu đi, ít trường hợp có chuyển biến tốt. Hiện nay, nhờ những tiến bộ mới về thăm khám chức năng thăng bằng, sinh lý bệnh của chóng mặt nên những hiểu biết về nguyên nhân gây chóng mặt ngày càng rõ rệt, kết quả điều trị cũng tốt hơn. Tuy nhiên, người bị chóng mặt cần tìm đến thầy thuốc để khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh những rủi ro có thể xảy ra. Tùy nguyên nhân, bác sĩ có từng phác đồ điều trị cụ thể!
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chóng mặt. Việc xác định được nguyên nhân không phải là dễ. Hiện tượng chóng mặt có thể do có sự rối loạn ở tai trong, nhưng có khi lại có nguyên nhân hoàn toàn tâm lý như trường hợp có nhiều người cứ đứng ở trên cao là thấy chóng mặt, dù chỗ đứng đảm bảo không bị ngã.

Đối với người cao tuổi, cần phải đề phòng hiện tượng chóng mặt vì thường dẫn tới tai nạn té ngã có thể gây ra hậu quả trầm trọng.

Triệu chứng

Người bị chóng mặt thấy choáng váng, cảnh vật xung quanh nhảy múa, đảo lộn hoặc quay cuồng, đồng thời có cảm giác sợ bị ngã.

Đôi khi, cảm giác chóng mặt nhẹ chỉ làm cho người ta cảm thấy mình đi, đứng không vững. Cảm giác này thường xuất hiện khi chúng ta đang ngồi mà vội đứng lên hoặc nằm nhanh xuống.

Cần phải làm gì?

Khi bị chóng mặt nhiều, nên ngồi xuống hoặc nằm xuống, nhắm mắt lại, bình tĩnh thở thật sâu. Nên nằm ở nơi có bóng mát, không bị ánh sáng làm chói mắt và tránh cử động đầu mạnh.

Lần đầu bị một cơn chóng mặt, nên tới bác sĩ để được hướng dẫn việc chữa trị. Nếu là cơn chóng mặt tái phát, cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ đã điều trị cho mình.

Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ sẽ tìm hiểu xem bệnh nhân bị chóng mặt lúc nào và như thế nào, kiểm tra huyết áp, nghe nhịp tim, thử phản ứng thần kinh trước khi cho thuốc chống chóng mặt. Nếu chóng mặt nhiều, cần dùng loại thuốc tiêm (chích).

Yêu cầu bệnh nhân kiểm tra về tai-mũi-họng, về tim, về não và có thể làm cả xét nghiệm máu nữa.

Hiện tượng chóng mặt nhiều gây choáng váng, ù tai, nôn ói có thể do một nguyên nhân nào đó ở tai. Nếu một bên tai bị điếc, cần phải tới bệnh viện để chữa trị ngay. Nguyên nhân có thể do có mạch máu bị co cứng, do chất dịch trong hệ thống ống bán khuyên ở tai bị tắc (gọi là chứng rối loạn tiền đình), do viêm tai, do chấn thương hoặc có khối u ở não. Chứng viêm dây thần kinh thính giác có thể phát hiện được bằng phương pháp chụp scanner và cần phải mổ.

Có thể bị chấn thương sọ não ở vùng tai. Hiện tượng chóng mặt kèm theo sốt có thể là triệu chứng của bệnh đau màng óc, viêm tiền đình tai trong, chứng phù não hoặc viêm cột sống.

Hiện tượng bị chóng mặt mỗi khi cử động đầu do chất dịch ở các ống bán khuyên tai trong có các hạt sạn nhỏ. Người ta có thể làm cho các hạt sạn này dính vào thành ống bằng các bài tập về cử động liệu pháp.

Người già khi đứng lên thấy chóng mặt là do huyết áp hạ, có thể điều trị bằng thuốc tăng huyết áp. Khi đang nằm muốn đứng dậy nên thực hiện qua 2 giai đoạn: ngồi dậy từ từ và giữ tư thế ngồi một vài giây trước khi đứng lên. Đôi khi, nguyên nhân còn có thể do hẹp động mạch ở cổ, di chứng vết thương ở cột sống, chứng loạn nhịp tim, hoặc hiện tượng hẹp động mạch chủ.

Người trẻ bị chóng mặt có thể do bị tổn thương ở tai, do ảnh hưởng của một cuộc lặn sâu, bị rối loạn thần kinh, bị xơ cứng mạch máu, v.v…

Chứng chóng mặt do ảnh hưởng từ bên ngoài có thể xảy ra với mọi lứa tuổi trong các trường hợp như: không quen nhìn thấy máu, bị xúc động mạnh, sau khi tiêm chích thuốc, sau một bữa rượu, v.v…

Ngoài ra, hiện tượng chóng mặt còn có thể do thiếu đường trong máu, bị nhiễm độc bởi thuốc sốt rét quinine hoặc một số thuốc kháng sinh khác.

Chúc bạn sức khỏe!