Chữa nhiễm trùng tiểu khi mang thai?

Thời gian vừa rồi mình đi tiểu liên tục, rất đau và buốt, ngày đầu tiên ra rất nhiều máu, mình đã đi khám bác sỹ và được biết là bị viêm đường tiết niệu, nhưng do mình mới cưới nên bác sỹ không cho dùng thuốc vì sợ mình đang có thai (do chưa đến kỳ kinh nguyệt ), như vậy sẽ bị ảnh hưởng đến thai nhi. BS có dặn mình nếu thấy kinh thì quay trở lại khám sau 3 ngày sạch kinh. Sau hôm đi khám về thì mình không còn đi tiểu ra máu nữa, nhưng vẫn còn buốt dù đã đỡ hơn nhiều. Nhưng mình rất lo, vì nếu không dùng thuốc kịp thời, mà phải đợi 2 tuần nữa mới đến kỳ kinh thì sẽ bị viêm nhiễm nặng hơn, và nếu mình có thai, không thể dùng thuốc thì sẽ chữa bằng cách nào? Từ hôm đó đến giờ mình và chồng không sinh hoạt nữa, dù bác sỹ bảo không cần phải kiêng.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Nhiễm trùng tiểu là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm viêm bàng quang cấp, viêm đài bể thận và nhiễm khuẩn đường niệu không triệu chứng. Trong thai kỳ, nhiễm trùng đường tiểu là một trong các nguyên nhân nhiễm trùng thường gặp nhất và cần phải điều trị để tránh các biến chứng nặng nề, ví dụ như sanh non. 1. Nhiễm khuẩn không triệu chứng: - Là tình trạng hiện diện vi khuẩn trong nước tiểu mà không có triệu chứng - Tỉ lệ khoảng 2-7% trên người không có thai cũng như có thai - Chẩn đoán xác định bằng cấy nước tiểu với kết quả hiện diện trên 100.000 một loại vi khuẩn (thường là E.coli) trong 1 mililit nước tiểu. - Trong khi có thai, thường các thai phụ được kiểm tra nước tiểu định kỳ bằng xét nghiệm định tính (que thử nhanh) hay tổng phân tích nước tiểu. Nếu phát hiện có nhiều bạch cầu, hồng cầu hay nitrite dương tính sẽ có chỉ định cấy nước tiểu. Cấy nước tiểu vừa xác định chẩn đoán, vừa xác định loại vi khuẩn để tìm kháng sinh phù hợp (kháng sinh đồ). - Điều trị cần được thực hiện để tránh nguy cơ viêm đài bể thận. Trong trường hợp có thai, điều trị bằng nhóm kháng sinh không ảnh hưởng cho thai (như Ampicilline). 2. Viêm bàng quang cấp: - Bệnh nhân có triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, đau vùng hạ vị - Một số lượng vi khuẩn trên 100 cũng đủ chẩn đoán - Khi có thai, tình trạng viêm bàng quang xảy ra 1-2% và có thể tái phát 25% - Các nhóm kháng sinh có thể sử dụng không ảnh hưởng cho thai đó là Trimethoprim/sulfamethotrexazole, cephalosporine, peniciline. 3. Viêm đài bể thận cấp: - Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, đau vùng thắt lưng - vùng thận, buồn ói, ói - Xét nghiệm nước tiểu có tình trạng tiểu máu, tiểu mủ, cấy nước tiểu dương tính - Viêm đài bể thận có nguy cơ cao dẫn tới sanh non trong thai kỳ - Kháng sinh chích được sử dụng Tóm lại, trong trường hợp của chị có biểu hiện tiểu buốt và tiểu máu. Có nhiều khả năng là nhiễm trùng tiểu. Để chẩn đoán chính xác cần thêm xét nghiệm cấy nước tiểu, kháng sinh đồ để chọn lựa kháng sinh phù hợp. Vì tình trạng của chị chưa điều trị đã tự bớt nên chị nên quay lại khám và làm xét nghiệm nước tiểu. Nếu đúng là nhiễm trùng cần điều trị kháng sinh (có nhiều loại không ảnh hưởng cho thai) để tránh các biến chứng.
Nguyễn Ngọc Ngân
Nguyễn Ngọc Ngân
Trả lời 6 năm trước

Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh Viêm đường tiết niệu khá cao. Khi sản phụ mắc phải bệnh này, thường bị ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi.
Phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu đều do vi khuẩn E.coli (Escherichia Coli) từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo. Niệu đạo của phụ nữ rất ngắn, chỉ khoảng từ 3-4cm, khi nhiễm khuẩn xâm nhập vào và khu trú ở đây gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Từ đấy, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang. Khi người bệnh không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận – bể thận.
Yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển bệnh
Nguyên nhân dễ dàng nhất giúp cho vi khuẩn phát triển đó là sự ứ đọng nước tiểu. Bà bầu khi mang thai thường hay bị tình trạng này. Nguyên nhân là do khối lượng của tử cung lớn lên chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản..
Chính vì vậy, khi đi khám thai tại bệnh viện, các bà bầu nên kết hợp làm xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ sẽ theo dõi, sớm phát hiện những viêm nhiễm bắt đầu xuất hiện trong đường tiết niệu, và điều trị sớm, tránh để lâu sẽ gây biến chứng.
Ảnh hưởng của một số thể nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ mang thai
Thể nhiễm khuẩn: Thể này thường không có triệu chứng lâm sàng nên rất khó đoán bệnh.
Các bác sĩ sẽ làm ít nhất hai lần xét nghiệm nước tiểu riêng biệt, kết quả thấy có tối thiểu 100.000 vi khuẩn/1ml nước tiểu. Khi mắc thể nhiễm khuẩn, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng viêm thận – bể thận cấp với tỷ lệ rất cao.
Thể viêm bàng quang: Triệu chứng gây ra ở thể này là người bệnh bị tiểu buốt, tiểu rắt, có khi tiểu ra máu ở cuối bãi. Khi tiểu có cảm giác nóng bỏng, rát khi tiểu, cơ thể không sốt, cảm giác mệt mỏi khó chịu. Nó cũng có thể bị biến chứng thành viêm thận – bể thận cấp nếu không được chữa trị sớm.

Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh Viêm đường tiết niệu khá cao. Khi sản phụ mắc phải bệnh này, hay bị gây ra không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi.
Phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu đều do vi khuẩn E.Coli (Escherichia Coli) từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo. Niệu đạo của phụ nữ rất ngắn, chỉ khoảng từ 3-4cm, khi nhiễm khuẩn xâm nhập vào và khu trú ở đây gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Từ đấy, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang. Khi bệnh nhân không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận – bể thận, xem thêm:

http://phongkhamdaidong.vn/nhiem-trung-duong-tieu-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-65.html

Nguyễn Ngọc Ngân
Nguyễn Ngọc Ngân
Trả lời 6 năm trước

Nhiễm trùng tiết niệu là sự xâm nhập của vi sinh vật vào bất cứ nơi nào của hệ tiết niệu từ lỗ niệu đạo đến võ thận.
Nhiễm trùng tiết niệu tái phát: Do cùng vi trùng gây bệnh lần trước, xuất hiện 1-3 tuần sau đợt nhiễm trùng trước.
Vi trùng gây bệnh chủ yếu là Ecoli
Nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng: là một đợt viêm bàng quang, niệu đạo do vi trùng xâm nhập vào niêm mạc bàng quang niệu đạo nhưng không gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Nhiễm trùng tiết niệu biến chứng: Thường gặp trong nhiễm trùng nhu mô như viêm bể thận hoặc tiền liệt tuyến và có yếu tố nguy cơ như tắc nghẽn đường tiểu, dễ tái phát.

Nhiễm trùng tiết niệu là sự xâm nhập của vi sinh vật vào bất cứ nơi nào của hệ tiết niệu từ lỗ niệu đạo đến võ thận.
Nhiễm trùng tiết niệu tái phát: Do cùng vi trùng gây bệnh lần trước, xuất hiện 1-3 tuần sau đợt nhiễm trùng trước.
Vi trùng gây bệnh chủ yếu là Ecoli
Nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng: là một đợt viêm bàng quang, niệu đạo do vi trùng xâm nhập vào niêm mạc bàng quang niệu đạo thế nhưng không ảnh hưởng những hậu quả nghiêm trọng.


http://phongkhamdaidong.vn/phac-do-dieu-tri-nhiem-trung-duong-tieu-hieu-qua-nhat-80.html