Làm sao để chụp ảnh ko bị lỗi mắt đỏ?

Cho em hỏi thêm là làm sao để lấy nét đậm?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]1. Vấn đề mắt đỏ:[/b] - Mắt người mở to đồng tử khi thiếu sáng, vì vậy gặp ánh sáng phản chiếu như đèn flash, mắt sẽ có 1 đốm đỏ to như ... phù thủy. Điều này đặc biệt đúng với những máy compact có đèn flash nằm quá gần với ống kính (góc phản chiếu nhỏ) Để giải quyết vấn đề này một số máy mới nhất đã trang bị phần mềm xử lý mắt đỏ ngay trong máy. Tuy nhiên phần lớn máy ảnh áp dụng chiêu thức nháy đèn vài cái để đồng tử nheo lại rồi máy mới chụp ở lần flash cuối cùng. Điều này giải quyết được vấn đề mắt đỏ, tuy nhiên trong thực tế, nhiều người được chụp tưởng đèn nhá lên là xong, quay đi luôn, thế là nhòe nhoẹt cả. Hư bột hư đường Mẹo: khi chụp có chế độ red-eye: cần thông báo với người chụp là đèn sẽ nháy mấy cái, cứ đứng yên như Từ Hải cho đến khi đèn tắt được một lúc. Thế là ổn. Điều này cũng đúng khi chụp ở chế độ night-portrait - ống kính phải mở tương đối lâu để lấy được ánh sáng ở background - vì vậy phải thông báo rằng cần tránh động đậy lâu hơn bình thường 1 chút Đây là 1 mẹo "chống rung" rất hiệu quả. [b]2. Vấn đề lấy nét chậm[/b] Bệnh của máy compact là nó không có phần cứng riêng để lấy nét như dSLR nên lấy nét khá chậm, đặc biệt khi thiếu sáng và máy không có đèn trợ nét. Mẹo: Bấm và giữ nửa nút và chờ cho máy lấy nét xong là cách duy nhất để hình khỏi bị mờ - khi lấy nét xong thì sẽ không có đèn xanh đèn vàng nào nháy nháy hết và ta bấm suốt để chụp, đôi khi việc lấy nét mất cả 1s nhưng còn hơn là hình nhòe. [b]3. Vấn đề thiếu sáng khi zoom[/b] Các máy ảnh số phổ thông thường làm ống kính nhỏ cho rẻ. vì vậy khi zoom ống kính chạy dài ra làm cho lượng ánh sáng rơi vào cảm quang ít đi đáng kể. Giống như ánh sáng cuối đường hầm, đường hầm càng nhỏ càng dài thì ánh sáng nhìn thấy càng ít. Khi ánh sáng bị ít thì hoặc ảnh bị thiếu sáng, hoặc máy tự động tăng iso và/hoặc máy tự động mở ống kính lâu hơn và kết quả là ... hình hoặc nhiễu hoặc nhòe hoặc tối hoặc flash không cần thiết. Mẹo: chỉ nên zoom khi thấy đủ sáng hoặc dư sáng. Với ánh sáng trong phòng tốt nhất là zoom bằng chân tới gần chủ thể định chụp. [b]5. Góc rộng ở máy compact [/b] Góc rộng tương đương 28mm ở máy compact thật lợi hại, tuy nhiên nó có thể gây méo hình (barrel distortion) ở 28mm và/hoặc bị tối 4 góc khi dùng flash (ống kính mở rộng hơn tầm phủ của flash) Mẹo: nếu không thực sự cần 28mm thì nên đẩy zoom lên 1 xíu 0,5x [b]6. Cách cầm máy và chụp[/b] Máy ảnh đa phần gồm có 2 phần chính: thân máy và ống kính. Với các máy ảnh có kích thước lớn hoặc máy dSLR khi cầm máy thì tay phải sẽ nắm vào thân máy, ngón trỏ để lên nút "chụp" để bấm chụp, tay trái sẽ ngửa lên đỡ vào phần dưới ống kính. Với những máy compact thì nhẹ nhàng hơn tay phải vẫn nắm vào thân máy còn tay trái sẽ giữ phần bên trái, nên chú ý tới đèn flash vì đèn flash trên loại máy này thường nằm bên trái, nếu không sẽ vô tình che mất hay che 1 phần đèn và hình chụp bị tối do thiếu sáng. Khi bấm chụp nên ấn ngón tay nhẹ nhàng, đừng cố sức nhấn mạnh tay vào nút chụp tránh trường hợp khi bấm xong máy ảnh bị chúi xuống đất gây mất khung ngắm ban đầu và ảnh nhòe, mất nét do rung máy [b] 7.Ánh sáng ngược[/b] Chụp khi bị ánh sáng ngược (ánh sáng chiếu từ phía sau chủ thể) thì mặt trước chủ thể sẽ tối thui Hạn chế tối đa chụp khi bị ánh sáng ngược và không chụp ngược khi không có đèn flash hỗ trợ [b]8.Chủ thể và phông nền[/b] Khi chủ thể và phông nền phía sau gần quá sẽ thấy bị dính vào nhau, nếu sử dụng đèn flash khi chụp sẽ có bóng đổ phía sau. "Kéo" chủ thể ra xa 1 tý ảnh sẽ có độ sâu hơn và hết bóng ngay [b]9. Méo hình của máy ảnh góc rộng (bổ sung)[/b] Hạ thấp máy ảnh xuống khoảng 1/2 đối tượng chụp sẽ thấy hình không bị méo ở 2 biên ảnh. [b]10. Làm nổi bật chủ đề trong điều kiện ống kính có độ mở hẹp[/b] Về nguyên lý đối với các máy SRL và dSRL, ai cũng biết mở ống kính càng lớn thì hình ảnh mang lại sẽ cho chủ đề nổi bật trên nền hậu cảnh mờ nhòe. Tuy nhiên hầu hết các ống kính có độ mở lớn đa phần đều rất đắt (mắc). Đa phần người mới sử dụng máy thường dùng các ống zoom có độ mở 2.8-4.5, đặc biệt là các ống kit bán kèm theo máy có độ mở 3.5-5.6 (số này hiện rất phổ biến). Những ống kính này thật khó làm nổi bật chủ đề
pq
pq
Trả lời 14 năm trước
Chút kinh nghiệm vặt của em: 1. tiếp cận càng gần chủ đề càng tốt 2. Cố gắng chọn hậu cảnh có mầu sắc tách hẳn chủ đề sao cho chủ đề không thể lẫn vào hậu cảnh. Không nên tham lam chụp với độ mở lớn nhất Một nhược điểm nhiều bác mới cầm máy thường mắc phải là thích mở ống hết cỡ để chụp hình cho nổi bật chủ đề. Đối với các ống zoom dòng L của Canon, chất lượng ảnh cơ bản đều tốt trong bất cứ điều kiện chụp nào. Tuy nhiên đối với một số dòng ống for hoặc những ống kính rẻ tiền thì chất lượng ảnh sắc nét nhất khi đặt khẩu độ trong khoảng từ 8-16. Chẳng hạn với ống kit 18-55mm của Canon, nếu mở ống kính lớn thì hình ảnh thường không mấy khi sắc nét, nhưng nếu khép độ mở 8 trong điều kiện ánh sáng ban ngày thì hình ảnh rất tốt.
Huỳnh Cang
Huỳnh Cang
Trả lời 14 năm trước
Chụp ảnh xong rồi nên dùng Photoshop để xử lý,bố cục lại file ảnh theo ý muốn,bạn có thể tự học Photoshop tại địa chỉ www.hocpsd.com hoặc cách khử mắt đỏ bằng phần mềm Photoshop tại đây http://www.hocpsd.com/2009/05/lam-nao-loai-bo-hien-tuong-mat-o.html