Máy ảnh DSLR nào tốt cho người mới dùng với tầm tiền hợp lý?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Các hãng tên tuổi trong làng DSLR đều có dòng entry-level với nhiều lựa chọn và tầm tiền hợp lý. [b] Dưới đây là một số gợi ý cho người mới "lên đời" DSLR từ máy ảnh compact.[/b] [b]1. Sony Alpha A230[/b] [gallery]/18/gcn1260526542.jpg[/gallery] Sony Alpha A230 là máy ảnh cảm biến APS-C nhẹ nhất thị trường. Ảnh: Letsgodigital. Với mức giá chỉ tầm 540 USD cho bộ kit gồm ống kính 18-55 mm và thân máy, Sony Alpha A230 là sự lựa chọn không tồi cho đa số người mới chơi. Với sứ mệnh ra đời nhằm thay thế "tiền nhiệm" A200, sản phẩm hấp dẫn ở hệ thống phím điều khiển đơn giản như dòng máy compact. Ngoài ra, A230 còn thừa hưởng công nghệ chống rung thân máy và khả năng khử bụi cảm biến, vốn có ở dòng tầm trung và bán chuyên. Giao diện của máy tuy khá trực quan nhưng vẫn hơi rắc rối khi bắt người dùng phải tự thiết lập các thông số về màu sắc, tương phản và độ nét ảnh trong mỗi style. Cảm biến CCD 10,2 Megapixel của A230 cho chất lượng ảnh ổn định với độ bão hòa màu tương đối tốt. Tuy nhiên, cân bằng trắng thỉnh thoảng vẫn hoạt động kém chính xác. Các thước chụp với ISO trên 800 thường xảy ra hiện tượng mờ và mất chi tiết do thuật toán khử nhiễu làm việc quá mạnh. Nói chung, Alpha A230 vẫn sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn khi cần một máy ảnh nhỏ, nhẹ, dễ sử dụng mà chất lượng ảnh đạt đẳng cấp DSLR. [b]2. Canon EOS 1000D[/b] [gallery]/18/cat1260526551.jpg[/gallery] Canon EOS 1000D với mức giá bình dân. Ảnh: Trustedreviews. 1000D đang là máy ảnh DSLR với mức giá bình dân nhất hiện nay của Canon (khoảng 560 USD cho bộ kit gồm thân máy và ống 18-55 mm IS tại Việt Nam). Dù ra mắt cách đây hơn một năm, song EOS 1000D không hề làm hổ danh "đại gia" máy ảnh số Canon với chất lượng ảnh tuyệt hảo cùng tốc độ thực thi nhanh đến kinh ngạc. Khả năng khử nhiễu được đánh giá rất cao khi so với đối thủ ngang tài là Nikon D3000. Ống kit 18-55 mm đi kèm 1000D được tích hợp công nghệ chống rung quang học cao cấp, đem lại những thước chụp ổn định trong môi trường thiếu sáng. Máy còn cung cấp thêm chức năng ngắm ảnh sống (Live View), rất phù hợp với những người mới nâng cấp từ dòng ngắm-chụp lên. Nhược điểm đáng kể nhất ở Canon 1000D là hệ thống lấy nét 7 điểm hơi lỗi thời. Các điểm lấy nét nhỏ và thao tác lấy nét phức tạp gây nhiều khó khăn cho người mới tập chụp. Màn hình tuy hiển thị tốt hình ảnh và các thông số nhưng lại có kích thước hơi nhỏ (2,5 inch). Ngoài ra, ống kit đi kèm máy có chất lượng chỉ ở mức trung bình với các lỗi viền tím cố hữu và hiện tượng mờ tại mép ảnh. [b]3. Nikon D3000[/b] [gallery]/18/qfq1260526560.jpg[/gallery] Nikon D3000 sở hữu thiết kế đơn giản và giao diện người dùng trực quan. Ảnh: Dpreview. D3000 là dòng máy thể hiện sự đổi mới đáng kể về mặt thiết kế trong các sản phẩm DSLR của Nikon. Ra đời nhằm thay thế model D40 đã quá lỗi thời, D3000 được trang bị cảm biến CCD 10.2 Megapixel và vi xử lý tốc độ cao Expeed. Ảnh thu được có độ bão hòa màu cao và khá giàu chi tiết ngay cả khi thiết lập ISO trên 800. Khả năng tự động lấy nét của D3000 rất đáng ngợi khen do sử dụng cảm biến Multi-CAM 1000 giống như hai model cao cấp Nikon D90 và D5000. Giao diện của máy hiển thị cực kỳ trực quan trên màn hình 3 inch sáng nét. Ngoài ra, máy còn cung cấp thêm chức năng khử bụi cảm biến hoạt động hiệu quả và một vài tùy chọn chỉnh sửa ảnh tại chỗ rất hữu ích. Ống kit 18-55 mm VR là một trong những ống kính đi kèm máy có chất lượng tốt nhất hiện nay của Nikon. Về nhược điểm, Nikon D3000 cho chất màu hơi rực khi chụp dưới ánh sáng ban ngày. Máy cũng không được tích hợp Live View và quay phim, dù các tính năng này khá phổ biến ở các dòng máy bình dân mới ra năm nay. Hiện bộ sản phẩm đang được bán với giá khoảng 580 USD cho hàng xách tay tại Việt Nam. [b]4. Olympus E-450[/b] [gallery]/18/zri1260526567.jpg[/gallery] Olympus E-450 là một DSLR siêu gọn nhẹ. Ảnh: Photography Blog. Tuy sở hữu thân hình siêu gọn nhẹ nhưng E-450 vẫn chinh phục người dùng bằng chất lượng ảnh tuyệt hảo và bộ tính năng quá "tươm" so với tầm giá. Là model thuộc phân khúc máy ảnh Micro Four Thirds, Olympus đã biết cách tạo điểm nhấn cho sản phẩm của mình bằng tính năng chụp tự động hoàn hảo và các bộ lọc nghệ thuật đặc sắc. Vi xử lý mới TruePic III+ đem lại khả năng tái tạo màu ổn định và đẩy cao tốc độ chụp lên tới 3,5 hình/giây. Màn hình 2,7 inch của máy dù chỉ có độ phân giải 230.000 điểm ảnh song rất sáng và nét, thuận tiện khi xem lại hình hoặc ngắm-chụp trực tiếp do có trường bao phủ lên tới 176 độ. Công nghệ tối ưu hóa dải tương phản (Shadow Adjustment Technology) hoạt động không hề thua kém các dòng máy đối thủ đến từ Nikon hay Canon. Hiện sản phẩm đang được rao bán với mức giá khoảng 700 USD cho thân máy và ống kit 14-42 mm. [b]5. Panasonic Lumix G1[/b] [gallery]/18/epi1260526574.jpg[/gallery] Panasonic Lumix G1 đánh dấu sự ra đời của định dạng Micro Four Thirds. Ảnh: Engadget. G1 là chiếc máy ảnh đầu tiên đánh dấu sự ra đời và phát triển của định dạng Micro Four Thirds. Tất nhiên, không thể coi đây là một DSLR thực thụ bởi G1 không sử dụng gương lật và cơ chế ngắm quang học. Cảm biến sẽ thu nhận hình ảnh và phát lại trên màn hình LCD 3 inch hoặc trên kính ngắm điện tử với phân giải trên 1 triệu điểm ảnh (cao gấp 4 lần EVF của các máy ngắm-chụp). Cảm biến Micro Four Third 12 Megapixel có khả năng bão hòa màu ngang ngửa những model DSLR thông dụng trên thị trường. Khả năng điều tiết giữa khử nhiễu và giữ lại chi tiết khi thiết lập độ nhạy sáng cao của máy cũng rất đáng ngợi khen. Do không có cấu trúc gương lật nên G1 lấy nét rất nhanh khi bật tính năng Live View. Định dạng Micro Four Thirds mới ra đời được một thời gian ngắn nên nguồn ống kính và các thiết bị hỗ trợ khác vẫn còn tương đối hạn chế. Dải tương phản động của máy cũng thấp hơn các đối thủ cùng tầm giá khoảng 0,5 EV. Kính ngắm điện tử tuy có độ phân giải ấn tượng nhưng vẫn gây phiền toái khi tạo ra khá nhiều nhiễu trong môi trường chụp thiếu sáng. Ngoài ra, Lumix G1 còn thiếu khả năng quay video vốn đã khá thông dụng trên thị trường máy ảnh compact cao cấp và DSLR bình dân. Hiện bộ sản phẩm gồm thân máy và ống kính 14-45 mm đang được bán với giá 800 USD tại thị trường Mỹ. [b]6. Sony Alpha A380[/b] [gallery]/18/nne1260526583.jpg[/gallery] Sony Alpha A380 có tốc độ hơi chạm so với đối thủ cùng tầm. Ảnh: Cameralabs. Nằm trong phân khúc máy ảnh entry-level dành cho người mới chơi, A380 được đánh giá ngang tầm với đối thủ EOS 500D/Rebel T1i đến từ Canon và D5000 đến từ Nikon. Đặc biệt, giống như những dòng DSLR trước đó của Sony, Alpha A380 có thể tương thích tốt với các ống kính mà Minolta sản xuất. A380 sở hữu hệ thống Live View qua cảm biến phụ, giúp đẩy nhanh tốc độ lấy nét và hạn chế tiếng ồn gương lật. Giao diện của máy được thiết kế đơn giản mà tiện lợi, phù hợp với đại đa số người dùng. Về nhược điểm, máy có tốc độ khá chậm so với những đối thủ đến từ Canon và Nikon. Độ phân giải cao của cảm biến chẳng những không giúp cho ảnh thêm sắc nét mà nhiều khi còn khiến nhiễu xuất hiện tại một số vùng chụp tối tại ISO 400. Màn hình của A380 cũng chỉ cho phép xem được khoảng 90% khung hình trong chế độ ngắm sống do hạn chế của sensor phụ. Hiện sản phẩm đang được bán với giá khoảng 850 USD cho bộ máy gồm body và kit 18-55 mm. [b]7. Nikon D5000[/b] [gallery]/18/wig1260526589.jpg[/gallery] D5000 là model giành giải vàng DIWA 2009. Ảnh: Dvshop. Là sản phẩm giành giải vàng DIWA 2009, D5000 hấp dẫn người dùng ở bộ tính năng phong phú và hệ thống giao diện trực quan mà hiếm dòng máy cùng tầm giá nào đạt được. Chất lượng ảnh cho bởi D5000 ngang ngửa model tầm trung D90 với độ bão hòa màu và khả năng tái hiện tương phản xuất sắc. Các bài test của Dpreview cũng đánh giá rất cao khả năng khử nhiễu tại ISO cao của dòng sản phẩm này. Tốc độ khởi động, lấy nét và chụp liên tiếp nhanh cũng là một ưu thế khó vượt qua của D5000. Máy cho phép quay video HD 720p với độ dài 5 phút cho mỗi clip. D5000 có một vài nhược điểm nhỏ, trong đó, đáng kể nhất là tốc độ lấy nét khá chậm khi chế độ Live View được kích hoạt. Máy không hỗ trợ báng pin do bị màn hình lật xoay chiếm chỗ. Các thao tác vẫn phải thực hiện qua nhiều bước nhấn phím, gây mất thời gian và thỉnh thoảng khiến người dùng nhầm lẫn. Hiện Nikon D5000 đang được bán ở Việt Nam với mức giá khoảng 760 USD cho thân máy. [b]8. Canon EOS 500D[/b] [gallery]/18/nyp1260526597.jpg[/gallery] Canon EOS 500D và ống kit 18-55 mm IS. Ảnh: Dpreview. Canon EOS 500D là dòng máy DSLR bình dân của Canon với những trang bị tiên tiến như cảm biến APS-C 15,1 Megapixel, đi kèm bộ xử lý DIGIC 4 14-bit màu cho chất lượng ảnh cực kỳ thuyết phục. Không chỉ có thế, khả năng lấy nét 9 điểm với độ chính xác cao cùng dải ISO rộng (100-12.800) khiến 500D trở thành sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường bình dân. Kế tục thành công từ EOS 5D Mark II, Canon EOS 500D hỗ trợ quay video với chuẩn Full HD (1.920 x 1.080 pixel; tốc độ 20 hình/giây), độ dài clip khá ấn tượng: 12 phút và mở rộng tới 18 phút ở độ phân giải HD (1.280 x 720 pixel; 30 hình/giây). Camera này đang được bán ở Việt Nam với mức giá rất hấp dẫn khoảng 750 USD cho thân máy, tương đương 13,5 triệu đồng. [b]9. Sony Alpha A550[/b] [gallery]/18/isx1260526612.jpg[/gallery] Sony Alpha A550 sở hữu thiết kế nhỏ gọn, đơn giản: Ảnh: Itechnews. Sony A550 sở hữu thiết kế nhỏ gọn, đơn giản lấy cảm hứng từ hai "đàn em" là A330 và A380. Màn hình gập Xtra Fine của máy có độ lớn 3 inch và độ phân giải lên tới 921.000 điểm ảnh, mang lại chất lượng hiển thị tốt ngay cả dưới ánh nắng ban ngày. Máy còn có thêm tính năng nhận diện khuôn mặt và nhận diện nụ cười, vốn rất được ưa chuộng trên các dòng ngắm-chụp cao cấp của Sony. A550 có tốc độ chụp liên tiếp lên tới 7 hình/giây trong chế độ "Speed priority" (Ưu tiên tốc độ) và hạ xuống còn khoảng 5 hình/giây nếu sử dụng ống ngắm quang học. Công nghệ chống rung SteadyShot cho phép tăng phơi sáng lên 2,5-4 stop so với bình thường. Tuy nhiên, A550 vẫn chưa được tích hợp chức năng quay video. Giá của Sony Alpha A550 tại thị trường nước ngoài là khoảng 900 USD cho thân máy. [b]10. Pentax K-x[/b] [gallery]/18/ssv1260526625.jpg[/gallery] Pentax K-x sặc sỡ màu sắc. Ảnh: My Digital Life. Pentax K-x tạo điểm nhấn cho dòng máy ảnh DSLR vốn nổi tiếng cục mịch bằng một thiết kế gọn gàng với trọng lượng vừa phải và thân máy sặc sỡ sắc màu. Tương tự các sản phẩm DSLR của hãng, K-x được trang bị công nghệ chống rung đa chiều ngay trên cảm biến độ phân giải 12,4 Megapixel. Vi xử lý thế hệ mới Pentax Prime II cho tốc độ chụp liên tiếp tới 4,7 hình/giây và khả năng quay phim chuẩn HD 720p khá mượt mà. Máy còn cung cấp cho người dùng 16 "filter số" khá đặc sắc và khả năng tạo ảnh HDR trực tiếp. Màn trập trên K-x có tốc độ tối thiểu 1/6.000 giây, cho phép các nhiếp ảnh gia bắt đứng các chuyển động nhanh hoặc sử dụng khi cần thời gian phơi sáng cực thấp. Không giống như đa phần các máy DSLR sử dụng pin Lithium riêng, K-x lại dùng pin sạc AA Lithium hoặc Ni-MH với khả năng chụp tới 1.900 kiểu. Sản phẩm đang được bán với mức giá khoảng 630 USD cho thân máy.
Nguyễn Trần Mạnh Trí checkgia
Nguyễn Trần Mạnh Trí checkgia
Trả lời 14 năm trước
Nếu bạn ưa Nikon theo mình nên chọn D90, còn nếu là Canon thì là kiss x3 (500D) . Với kinh phí hạn hẹp hơn thì chọn D3000 của Nikon hoặc Kiss X2 của Canon. - Nikon D90 KIT (18-105 VR) = 22.290.000 vnd - Nikon D3000 KIT (18-55 VR) = 11.130.000 vnd - Canon Kiss X3 (18-55 IS) = 14.020.000 vnd - Canon Kiss X2 ( 18-55 IS) = 11.910.000 vnd Link tham khảo: http://www.photoking.vn/product/dslr/ Vài lời chia sẻ, mong sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình. PhotoKing thân gửi !
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Chào bạn

Bạn xem mấy e này nha

1. Canon EOS 550D:

Canon EOS 550D
Canon EOS 550D


Ưu điểm:Chiếc máy ảnh EOS 550D của Canon này cho phép hỗ trợ thẻ nhớ định dạng SDXC, sở hữu một màn hình LCD 3inch, bộ cảm biến ảnh 18Mpx, cải tiến hệ thống lấy nét tự động, tăng cường hơn về độ nhạy sáng cũng như khả năng khử nhiễu ở ISO cao.

Tính năngđáng lưu ý ở EOS 550D là khả năng quay phim full-HD. Canon EOS 550 được đánh giá là có chất lượng ảnh ngang với EOS 7D.

Nhược điểm:Tuy nhiên với mức giá của EOS 550D hiện nay có thể sẽ làm nhiều người dùng e ngại. Vì với mức giá như vậy họ có thể mua được một thân máy tầm trung như Canon EOS 50D.

Giá bán tại Việt Nam:~17.000.000 VNĐ (gồm cả ống kính kit 18-55mm f3.5-5.6 IS)

2. Nikon D5000

Nikon D5000
Nikon D5000


Ưu điểm:Nikon D5000 cho chất lượng ảnh tốt, có thể quay phim, cùng với hệ thống điều khiển đèn flash không dây được tích hợp sẵn trong máy. Có tính năng tốt, hiệu suất hoạt động cao và chất lượng hình ảnh hợp lý so với giá thành.

Nhược điểm:Thiết kế của D5000 hơi nhỏ so với tay người dùng, khung ngắm hơi mở; chất lượng quay video chưa cao; và chỉ cần sơ ý thì người dùng có thể bị outnet do điểm lấy nét dễ bị trượt.

Giá bán tại Việt Nam:~12.500.000 VNĐ

3. Sony Alpha A380

Nikon D5000
Nikon D5000


Ưu điểm:Sony Alpha A380 là mẫu máy ảnh cao cấp nhất trong bộ ba máy ảnh A230, A330 và A380. Sony Alpha A380 sở hữu một màn hình LCD 2,7-inch có thể gập nghiêng có tính năng Live View đem lại sự thuận tiện cho người dùng và một bộ cảm biến ảnh 14,2 megapixel, dải ISO từ 100 đến 3200,

Nhược điểm:Sony A380 vẫn sử dụng cảm biến CCD, cho tốc độ xử lý thấp và tiêu tốn nhiều điện hơn so với các đối thủ cùng tầm dùng chip CMOS

Giá bán tại Việt Nam:~ 11.350.000 VNĐ (bao gồm ống kính kit)

4. Pentax K-x

Pentax K-x
Pentax K-x


Ưu điểm:Pentax K-x có khả năng khử nhiễu tốt, kích cỡ kính ngắm phù hợp, tốc độ hoạt động khá nhanh cho phép người dùng có thể chụp ngay sau khi bật máy. Tính năng chống rung tích hợp ngay trong thân máy cũng là điểm gây ấn tượng của Pentax K-x với người dùng.

Nhược điểm:Pentax K-x không hiển thị điểm lấy nét trong kính ngắm. Với khả năng quay video HD nhưng K-x lại không tích hợp cổng xuất dữ liệu HDMI. Điều này là một thiếu sót cần phải xem xét với Pentax.

Ngoài ra, Pentax K-x lấy nét tự động khá chậm ở chế độ Live View, màn hình LCD cho chất lượng bình thường. Tính năng chống rung không thực sự hiệu quả.

Giá bán tại Việt Nam: ~11.150.000 VNĐ

5. Olympus E-620

Olympus E-620
Olympus E-620


Ưu điểm:E-620 được tích hợp hệ thống chống rung ngay trên thân máy, chụp liên tiếp 4 khung hình/giây, ISO 100-3200, lọc chống bụi cho cảm biến, sử dụng hai loại card là xD truyền thống và Compact Flash, chụp ảnh RAW và JPEG….

Ngoài ra, E-620 còn được tích hợp thêm tính năng tạo các hiệu ứng như Pop Art làm tăng cường màu cho thêm rực rỡ như các tác phẩm nghệ thuật những năm 1960, hay Soft Focus làm hơi mờ nét đối tượng tạo sự mờ ảo, Grainy Film tạo hạt như thể ảnh được lấy ra từ những bộ phim cũ hay Pin Hole như thể ảnh được chụp qua một cái lỗ nhằm nhấn mạnh đối tượng chụp vào giữa...

Nhược điểm: Màn hình xoay gập đa chiều của E-620 có thể nhanh chóng bị hư do hỏng các cáp truyền dữ liệu tới màn hình

Giá bán tại Việt Nam:~10.550.000 VNĐ

Người dùng có thể tìm mua các sản phẩm máy ảnh trên tại một số cửa hàng chuyên cung cấp về máy ảnh tại Hà Nội như Digiworld - 16 Hàng Bài, Techland - 35 Hàng Khay, Giang Duy Đạt - 463,465 Giải Phóng,...

nguyễn việt cường
nguyễn việt cường
Trả lời 11 năm trước

nikon d90 đi bạn. mình đang dùng bộ này. nói chung là ổn với người mới bắt đầu