Kĩ thuật HDR là gì?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
Nhiều khi chúng ta chụp xong một bức ảnh, đem cho bạn bè xem và chúng ta thường nói thêm “nhưng mà thực tế ở đó thì đẹp hơn nhiều”. Ý muốn nói rằng thực tế đã không được ghi nhận giống như mắt mình nhìn thấy. Do cấu tạo của mắt người, chúng ta đã nhanh chóng điều chỉnh sự cảm nhận ánh sáng để có thể nhìn thấy chi tiết trong tối và chi tiết cả ở vùng sáng bằng cách co dãn đồng tử, còn máy ảnh thì chỉ có thể thực hiện được điều này sau mỗi lần chụp khác nhau. Ví dụ trong một ngày nắng, mắt bạn có thể vừa nhìn thấy trời xanh, mây trắng, nắng vàng, vừa nhìn thấy chi tiết của những tán cây bên đường. Còn nếu dùng máy ảnh chụp được chi tiết vùng mây thì ta thấy cây bên đường chỉ là những đám đen. Với kỹ thuật HDR, chúng ta sẽ giúp máy ảnh ghi nhận được các chi tiết cho vùng tối và vùng sáng mà với cách chụp thông thường sẽ không thể thực hiện được. HDR là viết tắt của cụm chữ Hight Dynamic Range. Dynamic Range là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại. Dynamic range của máy ảnh số, màn hình, của máy in… là khác nhau. Máy ảnh số thông thường chỉ ghi nhận được 8 bước khác biệt, một số máy cao cấp nhất hiện tại ghi nhận được tới 12 bước khác biệt. Trên thực tế, sự chênh lệch sáng tối là rất khác nhau. Bởi vậy kỹ thuật HDR sẽ giúp máy ảnh số mở rộng hơn khả năng ghi nhận sự chênh lệch sáng tối này. Cũng cần phải nói thêm rằng, sẽ có nhiều người cổ hủ tiếp tục phản đối HDR nói riêng và các kỹ thuật xử lý ảnh số nói chung nhưng cứ kệ họ đi. Nếu muốn có các bức ảnh đẹp, họ sẽ phải vào buồng tối để mà che che đậy đậy với cái phòng toàn mùi thuốc tráng ảnh.
thu
thu
Trả lời 10 năm trước

HDR là viết tắt của High Dynamic Range (tạm dịch là dải tương phản động mở rộng). Với những ai dùng máy ảnh DSLR và thích chơi ảnh thì có lẽ không còn lạ gì với khái niệm này. Dynamic Range là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại. Dynamic Range của máy ảnh số, màn hình, của máy in… là khác nhau.

HDR trên máy ảnh chuyên nghiệp là một khái niệm cao hơn, kết quả là cho ra những tấm hình nghệ thuật và rất khác thường. Thông thường, để có được một tấm hình HDR, người chụp cần tới nhiều hơn 2, 3 tấm hình với các giá trị phơi sáng (EV) khác nhau. Đó có thể là 3 tấm, 5 tấm thậm chí là 9 tấm với độ sáng khác nhau (quá thừa sáng, thừa sáng, bình thường, thiếu sáng và quá thiếu sáng) và ghép lại để được một hình HDR.

600x400

Còn trên smartphone, về cơ bản HDR vẫn là chụp các hình ảnh ở những độ sáng khác nhau và gộp lại nhưng với mục đích chỉ là cân bằng ánh sáng để hình không bị quá tối khi chụp ngược sáng và tăng cường chi tiết trên đối tượng. Quá trình này được thực hiện hoàn toàn tự động, điện thoại sẽ chụp hình, ghép và xử lý chúng để cho ra một hình HDR.

Để hiểu rõ hơn HDR hoạt động như thế nào, chúng ta hãy nhìn hai hình ảnh mẫu sau được thực hiện bởi Androidauthority trên Galaxy Camera.

600x337

Khi chụp bình thường không sử dụng HDR

600x337

Khi chụp với chế độ HDR

Cái cây trong hình ảnh đầu tiên bị tối hẳn đi vì nền sáng (bầu trời). Tính năng HDR đã giúp sửa chữa sự mất cân bằng này bằng cách cân bằng phơi sáng vùng sáng của bầu trời và vùng tối của cái cây, do đó tăng cường chi tiết ở cả hai khu vực. Hình ảnh sau đó trở nên rõ ràng, chi tiết và hài hòa hơn.