Hỏi về điều 93 luật doanh nghiệp 2005??

Xin nhờ các luật sư cụ thể hoá khoản 3 điều 91 luật dn 2005 bằng các mốc thời gian cụ thể: Ngày quyết định mua lại cổ phần được thông qua; ngày thông báo; ngày gởi chào bán; ngày hết thời hạn nhận chào bán.
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Điều 91. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây: 1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong mỗi mười hai tháng. Trong trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định; 2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thoả thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường; 3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trong trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty. Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên. Về vấn đề bạn nêu, trên cơ sở quy định của Điều 91, thì cách hiểu của tôi như sau: “Ngày quyết định mua lại cổ phần được thông qua”: Theo khoản 1 Điều 91 thì một trong hai cơ quan của Công ty có thẩm quyền quyết định việc mua lại cổ phần là Hội đồng Quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông (tùy từng trường hợp cụ thể). Hai cơ quan này đều hoạt động theo nguyên tắc tập thể, các quyết định của hai cơ quan này được thông qua dưới hình thức biểu quyết (đảm bảo một tỷ lệ nhất định theo Điều lệ Công ty hoặc theo quy định của Luật DN). Như vậy, ngày mà các thành viên Hội đồng Quản trị hoặc các cổ đông của Đại hội đồng cổ đông biểu quyết với tỷ lệ bảo đảm cho một quyết định (mua lại cổ phần) của các cơ quan này được thông qua (cần có văn bản tổng hợp về tỷ lệ biểu quyết- biên bản cuộc họp để chứng minh) là “ngày quyết định mua lại cổ phần được thông qua” “Ngày thông báo”: việc Công ty thông báo đến các cổ đông quyết định mua lại cổ phần (sau khi được thông qua) phải đảm bảo các cổ đông nhận được thông báo trong thời hạn 30 ngày, sau ngày quyết định mua lại cổ phần được thông qua. “Ngày thông báo” làm mốc tính thời hạn để cổ đông gửi chào bán cổ phần của mình cho Công ty là ngày cổ đông nhận được thông báo. “Ngày gửi chào bán”: việc cổ đông gửi chào bán cổ phần của mình phải bảo đảm thời điểm công ty nhận được trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cổ đông này nhận được thông báo trên. Còn để xác định “ngày hết thời hạn nhận chào bán” thì bạn phải chú ý đến thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần mà đã được Công ty nêu trong nội dung thông báo về việc mua lại cổ phần. Thời hạn này phải hợp lý, bảo đảm cho cổ đồng quyền được nhận thông báo và gửi chào bán cổ phần của mình đến Công ty còn trong thời hạn đó (xét ở điều kiện bình thường).