Bạn có nhận xét như thế nào về xã hội thượng lưu thành thị đưong thời qua TP "Hạnh phúc một tang gia"??

tu
tu
Trả lời 16 năm trước
Qua những "bối rối" sau cái chết của cụ cố tổ và cảnh "đám ma gương mẫu", ta có thể thấy một vài nét về cái "xã hội thượng lưu đương thời" như sau: - Ở trong cái xã hội "thượng lưu" đó ko hề tồn tại tình người, chỉ tồn tại sức hút của tiền bạc và danh lợi. (bằng chứng là những "bối rối" của đại gia đình bất hiếu, những cách "ứng xử" của những người đưa đám) - Con người sống trong xã hội đó nhất nhất đều chạy theo đồng tiền và danh lợi, vô tình, mất nhân tính (cái chết của cụ cố tổ đã đc mong chờ từ lâu và phải chờ đến khi "ba hôm sau, ông cụ già chết thật", thì mong ước đó của cả đại gia đình mới thành hiện thực, cũng nhờ đó ,mà Xuân tóc đỏ mới trở thành...người hùng???) -" Đám ma gương mẫu" thực chất là nơi để đại gia đình bất hiếu khoe mẽ, "trổ tài" cho thiên hạ biết. Đám ma mà tổ chức nhốn nháo, ô hợp đủ kiểu tây, ta ,tàu, rồi thì nhạc, câu đối, hoa rầm rộ, nhìn chẳng khác gì...đám cưới. Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của chiếc xe chở Xuân tóc đỏ. Phản ứng của những người trong gia đình này và sự xuất hiện của sư Tăng Phú càng làm đậm nét nhố nhăng, hợm hĩnh của ko chỉ đám tang mà còn là của cả xã hội "thượng lưu đương thời" Đối với một xã hội thiếu tình người như vậy, tác giả bộc lộ sự mỉa mai, châm biếm, đả kích sâu sắc. Qua cách kể chuyện, bình luận, nghệ thuật xây dựng tình huống và cả cách đặt tên nhân vật(ông Văn Minh, typn, bà phó Đoan,...), tác giả đã đả kích sâu sắc xã hội ô hợp, chạy theo tiền tài, danh vọng một cách nhố nhăng, hợm hĩnh, và nhất là qua đoạn trích "hạnh phúc của một tang gia"