Mình cần thông tin về du lịch ở Long An?

Ai bit chia sẻ nhé!

thanh
thanh
Trả lời 14 năm trước

Vị trí địa lý: phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km, phía nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Dù xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Phía bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha

Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An.

Long An hấp dẫn khách du lịch chủ yếu do giá trị nhân văn của nền văn hoá Óc-Eo, một nền văn hoá đã hình thành và phát triển trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên do tiếp nhận tinh hoa văn hoá Ấn Độ. Gần 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hoá Óc Eo đã được phát hiện với 12.000 hiện vật đã thu thập. Ngoài ra Long An có trên 40 di tích lịch sử cách mạng, công trình kiến trúc và danh lam thắng cảnh quan trọng như: cụm di tích Bình Tả (Đức Hoà), di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (thị xã Long An), di tích đồn Rạch Cát, ngôi nhà trăm cột...

Trần Hoàng
Trần Hoàng
Trả lời 12 năm trước

Núi Đất - Di tích đẹp ở Long An

Sở dĩ có tên gọi như vậy vì nó không phải là núi tự nhiên, mà do chính bàn tay của con người đắp nên. Từ thị xã Tân An (Long An) đi theo tỉnh lộ 49 khoảng 65 km đến thị trấn Mộc Hóa, gặp ngã tư Biên Phòng, rẽ trái chừng 500m là gặp Núi Đất. Chưa tới nơi mà gió núi đã phả vào mặt mát lạnh.

Vào những năm 1957 đến 1960, cùng với việc chấn chỉnh địa lý hành chính và xây dựng tỉnh lỵ Kiến Tường ở Mộc Hóa, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt tù chính trị đào đất xung quanh khu vực này đắp thành những ngọn giả sơn (núi giả).

Để đến được Núi Đất, từ thị xã Tân An (Long An) có ngã ba Bưu Điện, rẽ phải theo Tỉnh lộ 49 khoảng 65 km đến thị trấn Mộc Hóa, gặp ngã tư Biên Phòng, quẹo trái chừng 500 m là tới nơi. Nếu chưa một lần đến miền biên ải Mộc Hóa, ít ai có thể hình dung nơi vùng đất còn nghèo khó này lại có một khu du lịch khá đẹp như vậy (rất tiếc là ngành du lịch chưa đầu tư đúng mức). Càng thú vị hơn sau một chặng đường dài du khách đã thấm mệt, khi đến đây được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát dịu. Leo lên đỉnh núi gió phả vào mặt, cảm giác miên man khó tả.

Từ xa nhìn đến, Núi Đất như hòn non bộ khổng lồ nổi lên giữa một hồ nước trong xanh, êm đềm, khá đẹp và thơ mộng. Nối liền Núi Đất với bờ là chiếc cầu bằng xi măng cách điệu uốn cong, mềm mại. Khu Núi Đất chia làm ba tiểu đảo: Tiểu đảo 1 có núi lớn cao khoảng 10 m, núi nhỏ cao 5 m với nhiều tảng đá ong rêu phong theo thời gian, xen lẫn trong những cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi, có đường lên xuống bằng các bậc đá. Xung quanh núi là những lối đi bằng đất được kè đá men theo mép nước đảm bảo độ an toàn cho khách du ngoạn. Tiểu đảo 2 là một ngọn núi nhỏ cũng được đắp bằng đất nối liền với tiểu đảo 1 bằng cây cầu dài nhỏ. Tiểu đảo 3 nằm phía bên trái hồ sen, được tạo dáng như hòn non bộ bằng đá trồng hai cây bồ đề phủ lên... Trong lòng hồ còn có hai nhà thủy tạ để du khách ngồi hóng mát, trò chuyện... Trên bờ là hệ thống nhà làm việc, nhà tiếp khách, nhà hàng ăn uống, khu trồng hoa kiểng, nuôi chim thú...






Long An > Điểm Du Lịch

Núi Đất - Di tích đẹp ở Long An

(Diemcuoituan.com) Sở dĩ có tên gọi như vậy vì nó không phải là núi tự nhiên, mà do chính bàn tay của con người đắp nên. Từ thị xã Tân An (Long An) đi theo tỉnh lộ 49 khoảng 65 km đến thị trấn Mộc Hóa, gặp ngã tư Biên Phòng, rẽ trái chừng 500m là gặp Núi Đất. Chưa tới nơi mà gió núi đã phả vào mặt mát lạnh.


Vào những năm 1957 đến 1960, cùng với việc chấn chỉnh địa lý hành chính và xây dựng tỉnh lỵ Kiến Tường ở Mộc Hóa, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt tù chính trị đào đất xung quanh khu vực này đắp thành những ngọn giả sơn (núi giả).

Để đến được Núi Đất, từ thị xã Tân An (Long An) có ngã ba Bưu Điện, rẽ phải theo Tỉnh lộ 49 khoảng 65 km đến thị trấn Mộc Hóa, gặp ngã tư Biên Phòng, quẹo trái chừng 500 m là tới nơi. Nếu chưa một lần đến miền biên ải Mộc Hóa, ít ai có thể hình dung nơi vùng đất còn nghèo khó này lại có một khu du lịch khá đẹp như vậy (rất tiếc là ngành du lịch chưa đầu tư đúng mức). Càng thú vị hơn sau một chặng đường dài du khách đã thấm mệt, khi đến đây được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát dịu. Leo lên đỉnh núi gió phả vào mặt, cảm giác miên man khó tả.

Từ xa nhìn đến, Núi Đất như hòn non bộ khổng lồ nổi lên giữa một hồ nước trong xanh, êm đềm, khá đẹp và thơ mộng. Nối liền Núi Đất với bờ là chiếc cầu bằng xi măng cách điệu uốn cong, mềm mại. Khu Núi Đất chia làm ba tiểu đảo: Tiểu đảo 1 có núi lớn cao khoảng 10 m, núi nhỏ cao 5 m với nhiều tảng đá ong rêu phong theo thời gian, xen lẫn trong những cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi, có đường lên xuống bằng các bậc đá. Xung quanh núi là những lối đi bằng đất được kè đá men theo mép nước đảm bảo độ an toàn cho khách du ngoạn. Tiểu đảo 2 là một ngọn núi nhỏ cũng được đắp bằng đất nối liền với tiểu đảo 1 bằng cây cầu dài nhỏ. Tiểu đảo 3 nằm phía bên trái hồ sen, được tạo dáng như hòn non bộ bằng đá trồng hai cây bồ đề phủ lên... Trong lòng hồ còn có hai nhà thủy tạ để du khách ngồi hóng mát, trò chuyện... Trên bờ là hệ thống nhà làm việc, nhà tiếp khách, nhà hàng ăn uống, khu trồng hoa kiểng, nuôi chim thú...

Các tin đã đăng
  • Ngôi nhà 100 cột
  • Long An - Hấp dẫn tour du lịch nghỉ dưỡng
  • Đi du lịch sinh thái “hương mùi”
  • Xem tiếp