Kinh nghiệm chống thấm và ẩm mốc cho nhà cửa?

Các mẹ ơi,
nhờ các mẹ giới thiệu dùm mình đội thợ nào có kinh nghiệm xử lý thấm dột nhà bê tông. Mình đang cần gấp. Bây giờ nếu mưa to thì phải hứng chậu trong nhà ba bốn chỗ lận.

lu mo
lu mo
Trả lời 11 năm trước

Nhà của bạn đã tệ đến mức như vậy rồi thì theo mình giải pháp chống thấm hoàn chỉnh nhất vẫn là lợp thêm 1 lớp mái tôn lên trên, vừa chống thấm, vừa chống nóng rất tốt. Tuy nhiên chi phí có hơi cao một chút. Chi phí lợp mái tôn cả phần kết cấu thép hiện nay vào khoảng chừng 270K~280K/m2 (trong đó bao gồm phần tôn 100K/m2, phần kết cấu thép - nếu làm xà gồ vì kèo hoành tráng - là 180K/m2, còn nếu làm xà gồ đơn giản thì rẻ hơn - chủ yếu do làm mái cao hay thấp, đẹp hay chỉ để chống thấm dột đơn giản mà giá có khác nhau). Nhưng làm được giải pháp này thì sau đó cứ kê cao gối mà ngủ, không thể có sự cố gì sau thi công được.

Giải pháp thứ hai, rẻ hơn chút, nhưng cũng kém... an tâm hơn một chút. Đó là biện pháp dùng keo nhựa đường (hiện nay thị trường có bán sản phẩm này dạng tấm như tấm thảm ấy). Biện pháp thi công là làm sạch bề mặt, sau đó dán lớp keo này lên trên. Chống thấm khá tốt, còn chống nóng thì... tí ti. Phụ thuộc tay nghề đội thợ thi công cái này. Giá thành chừng 200K/m2.

Giải pháp thứ ba, rẻ tiền nhất và phổ biến nhất, lẽ dĩ nhiên không thể xịn bằng hai phương pháp trên, nhưng nếu đội thợ nề làm tốt và giám sát chặt chẽ thì cũng đảm bảo. Đó là dùng bê tông chống thấm. Biện pháp thi công là cũng phải làm sạch bề mặt (càng sạch càng an toàn), sau đó dùng sơn KOVA CT11-A (bán phổ biến ở thị trường) quét toàn bộ bề mặt mái(định mức chừng 0,5Kg/ m2 - quên mất không nhớ chính xác, nhưng nó có ghi rất rõ trên bao bì hộp sơn). Chỗ nào sàn mái bị nứt thành khe thì trám kín bằng vữa KOVA CT11-B (cũng rất phổ biến). Sau khi quét vữa và sơn khô rồi thì mua lưới thép fi 1~2 (dạng đan ô vuông) làm cốt và đổ một lớp bê tông đá dăm cỡ nhỏ dày chừng 5~7cm (gọi là bê tông lưới thép) - Không được phép mỏng hơn 5cm vì sẽ nứt, dày quá sẽ nặng mái và lãng phí - trên toàn bộ diện tích mái, đầm là bề mặt thật kỹ. Thế là OK. Giá thành cái này lâu lâu mình không tư vấn xử lý chống thấm mái cho nhà nào (vì toàn khuyên... lợp tôn cả, hì ) nên... quên, nhưng chắc chỉ dao động trong khoảng chừng 100~150K/m2.

Nếu bạn làm giải pháp thứ ba này thì chỉ cần một đội thợ nề chừng 2~3 người là làm OK trong khoảng 2 ngày là xong và gọn gàng. Không cần đội chống thấm chuyên nghiệp nào cả. Tự giám sát sít sìn sịt trong thời gian thi công là ổn.

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

I. Chuẩn bị mặt bằng

a. Đối với bề mặt cũ:

Bề mặt cũ được quét vôi thì cần phải làm thật sạch lớp vôi cũ. Dùng giấy nhám hoặc đá mài làm phẳng những chỗ gợn. Dùng chổi cỏ và nước để làm sạch bụi.
Bề mặt đã có lớp sơn cũ nhưng bị bong tróc cả lớp mastic thì phải cạo bỏ hết, cho đến khi lộ ra lớp tô hồ ximăng. Dùng chổi cỏ làm sạch hết lớp bụi bám.
Nếu dùng sơn này như một lớp sơn trang trí thì xử lý bề mặt cần sơn thật phẳng, mịn bằng lớp mastic mới. Nên sử dụng các loại bột mastic do JOTON Co.,Ltd. sản xuất. Nếu chỉ chống thấm thông thường thì không cần lớp mastic này.
Nếu như lớp mastic cũ còn tốt và để tiết kiệm vật tư thì cũng phải làm sạch hết lớp sơn cũ, lộ ra lớp mastic đó. Làm nhẵn, mịn lại bằng giấy nhám, sau đó loại hết bụi bám và các chất làm giảm độ bám dính như dầu, mỡ, sáp...

b. Đối với bề mặt mới:

Dùng giấy nhám và đá mài làm phẳng những chỗ gợn. Dùng chổi cỏ và nước để làm sạch bụi bám và các chất làm giảm độ bám dính như dầu, mỡ, sáp...
Nếu dùng sơn này như một lớp sơn trang trí thì xử lý bề mặt cần sơn thật phẳng, mịn bằng lớp mastic mới. Nên sử dụng các loại bột mastic do JOTON Co.,Ltd. sản xuất. Nếu chỉ chống thấm thông thường thì không cần lớp mastic này.

II. Pha sơn:

Không cần pha trong sử dụng thông thường. Trong trường hợp cần thiết có thể pha thêm bằng Touluene hoặc Xylene nhưng không được vượt quá 5 % theo thể tích

III. Thi công sơn:

Bề mặt đã chuẩn bị xong thì được cho khô ráo cứng chắc. Bắt đầu bằng việc sơn lớp sơn thứ nhất. Chờ khô lớp sơn này trong khoảng 4 tiếng đồng hồ. Sau khi lớp sơn này đã khô, tiếp tục sơn lớp thứ hai hoàn thiện .

Mr. Hòa
Mr. Hòa
Trả lời 11 năm trước

Theo mình trường hợp nặng thế này thì chống thấm bằng màng khò nóng nhập khẩu Ai Cập dày 3mm là an toàn nhất. Tham khảo: http://chongthamnguoc.vn

Shop Nhật Việt
Shop Nhật Việt
Trả lời 9 năm trước

Xin cho hỏi nhà tôi nhà đổ trần bằng bê tông cốt thép có biện pháp kỹ thuật xây dựng gì để trống nóng hiệu quả vào mùa nóng ? Và biện pháp kỹ thuật xây dựng trang trí gì để CHỐNG THẤM NHÀ hiệu quả được ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đội Thợ Xây Dựng, Sửa Chữa Và Cải Tạo Nhà Chuyên Nghiệp ở Hà Nội
Hãy Liên Hệ Với Mình Để Được Tư Vấn Miễn Phí, Đừng Lo Tốn Tiền, Hoàn Toàn Miễn Phí.
Chống Thấm | Sửa Nhà | Sửa Chữa Nhà | Dịch Vụ Chống Thấm | Sơn Nhà | Xây Nhà

CHỐNG NÓNG TRẦN BÊ TÔNG CỐT THÉP :
– Dùng gạch ống 4 lổ và gạch tàu 30cm x 30cm (gạch bằng đất sét , màu đỏ ).
+ Cách làm :
-Vệ sinh sàn mái sạch sẻ , nếu sàn bị thấm nước thì dùng sơn CHỐNG THẤM , lăn CHỐNG THẤM 3 lần , mổi lần cách nhau 5 tiếng ( theo hướng dẩn của mổi loại sơn CHỐNG THẤM). Sau đó dùng gạch ống 4 lổ , xếp thành từng trụ , từng hàng lên mặt sàn mái. Mổi trụ 4 viên ( cao 18cm x rộng 18 cm x dài 18 cm), trụ cách trụ 30cm ( tim trụ) , hàng cách hàng 30 cm ( tim hàng. ( tạo thành ô bàn cờ).
– Dùng gạch tàu lắp đặt lên đầu trụ gạch , phủ kín sàn mái bê tông.

Phương pháp này chống nóng rất hiệu quả và rẻ tiền , dể thi công. Ánh nắng mặt trời sẻ hấp thu vào lớp gạch tàu và ko bị truyền nhiệt xuống sàn bê tông ( do lớp gạch tàu cách sàn 18 cm). Bạn hình dung được chứ ?

Dịch Vụ Sửa Nhà|Chống Thấm Nhà

CÁCH CHỐNG THẤM TƯỜNG NHÀ : ( Tường ngoài nhà cũ và nhà mới liền kề )

Chuẩn bị vào mùa mưa, việc chống thấm, dột đang là vấn đề nan giải cho nhiều người. Vậy khắc phục chống thấm như thế nào cho hiệu quả, những vật liệu nào phù hợp?

Nguyên nhân gây thấm, dột

Tình trạng thấm dột trong nhà thường do các nguyên nhân: thấm do tường, thấm dột do mái và sàn. Tình trạng thấm ở tường là do lớp sơn bảo vệ bên ngoài của tường bị bong tróc, rêu m ốc hoặc tường bị rạn nứt. Lâu ngày nước mưa và hơi ẩm theo các vết nứt nhỏ thẩm thấu vào trong tường làm ảnh hưởng đến cấu trúc ngôi nhà.
Thấm dột mái và sàn nhà chủ yếu là do mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước lâu ngày. Ở những nhà chung cư, nếu bị thấm dột từ trên trần hoặc từ nhà vệ sinh của tầng trên thì việc chống thấm khá khó khăn và chỉ có thể khắc phục tạm thời. Đối với ngôi nhà riêng biệt, việc chống thấm có thể khắc phục được hoàn toàn với các loại sơn và chất phụ gia chống thấm.

Cách chống thấm

Chống thấm do tường được chia thành hai loại là chống thấm cho tường cũ và mới. Nếu tường nhà cũ bị thấm có thể dùng các loại sơn chống thấm để xử lý. Trước tiên phải cạo sạch sơn bị bong tróc hay bột bụi bằng bàn chải cứng, sau đó dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc của các hãng sơn để rửa sạch khu vực bị thấm.
Dùng hồ vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng dành cho tường ngoài trời. Để đạt hiệu quả tốt nhất phải đảm bảo cho bề mặt cần sơn được sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường dưới 16%. Sau khi chuẩn bị tốt bề mặt thì phủ một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn tự khô rồi phủ 1- 2 lớp sơn chống thấm lên trên.

Với tường nhà mới, dùng bột trét tường loại dành cho ngoài trời phủ kín bề mặt. Sau đó làm phẳng và láng bề mặt tường, dùng dụng cụ chuyên dùng phủ lớp sơn lót rồi mới đến lớp sơn chống thấm.
Việc thấm dột từ trần nhà chung cư chủ yếu từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà ở tầng trên. Nếu trần chỉ mới bị ố vàng có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.
Trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm. Sau đó phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.

Đối với những mái ngói chưa bị thấm dột có thể dùng các loại sơn chống thấm dành cho mái ngói. Trước khi sơn phải đảm bảo mái ngói được sạch sẽ, không bị bụi bẩn và mảng bám. Nếu mái ngói bị nấm tảo, địa y thì phải xử lý bằng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc. Sau đó dùng cọ, hoặc máy phun phủ lớp sơn lót chống kiềm loại dùng cho ngoài trời. Cuối cùng sơn lớp sơn chống thấm lên bề mặt mái ngói.

Riêng những mái nhà bị thấm dột, khi chưa có điều kiện thay mới hoặc sửa chữa hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp tạm thời như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm; kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.
Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái, khi không trám bít hiệu quả thì dùng tắc-kê cố định những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Nếu mái bị dột do lỗ đinh xé toạc thì phải kiểm tra độ võng của xà gồ để cố định lại, sau đó trám bít bằng vữa xi măng.

Trong trường hợp lỗ hở quá lớn thì phải thay mới các tấm tôn, ngói bị hỏng. Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn, khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.

MẸO PHÒNG CHỐNG NẤM MỐC CHO TƯỜNG NHÀ

Nấm mốc tường nhà là một căn bệnh rất khó chịu với ngôi nhà của bạn. Nó gây ra tác hại lâu dài. Sau đây là vài mẹo nhỏ cho bạn phòng chống nấm mốc ngay tại nhà.
Hiện nay có nhiều gia đình thường dùng sơn và bả ma tít để trang trí tường nhà.Cách trang trí này giúp cho tường nhà nhẵn bóng đẹp, sáng sủa và có thể chọn được nhiều màu sắc theo ý muốn.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng tường nhà thường hay bị loang mốc, hoen ố rất xấu. Nguyên nhân là do tường nhà bị thấm gây ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Để hạn chế hiện tượng này, có thể làm như sau:

Sử dụng Dịch vụ Chống thấm ngay từ khi xây dựng

Để xây nhà, thường dùng vữa xây bằng vôi, cát, xi măng. Vôi có tác dụng kết dính làm cho vữa được nhuyễn, dẻo, dễ xây.
Tuy nhiên, nếu dùng nhiều vôi sẽ làm mạch tường lâu khô, ẩm. Khi gặp mưa nước sẽ ngấm vào tường xây bằng cát vàng trộn với xi măng và nước vôi (chú ý không dùng vôi đặc). Hoặc có thể chỉ dùng cát làm cho lớp sơn phía trong bị loang mốc.
Cách chống thấm tốt nhất là dùng vữa vàng trộn xi măng cũng được.

Tỷ lệ tốt nhất là 3 phần cát 1 phần xi măng, hoặc 4 phần cát 1 phần xi măng.
Khi xây phải dùng bay miết mạnh để không còn khe hở. Vữa xi măng cát rất chóng khô và rắn chắc đảm đảm chống nước thấm từ bên ngoài vào trong. Khi trát tường cũng chỉ nên dùng loại vữa xi măng cát trộn nước vôi chứ không trộn vôi đặc.

Sau khi trát tường được 20 ngày, có thể thực hiện bả matít hoặc sơn lót. Bả matít xong phải lau ướt hoặc làm sạch bụi bẩn rồi mới lăn sơn nước. Làm như vậy sơn sẽ bám chắc và có độ bền lâu.

Chống thấm cho tường cũ

Muốn sơn lại tường cũ thì phải làm sạch bề mặt tường, cạo lớp vôi cũ và rửa sạch, nếu tường bị thấm thì phải xử lý chống thấm rồi mới bả matít và lăn sơn.

Nếu không làm sạch tường cũ thì lớp sơn rất dễ bị bong rộp, không đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số nguyên nhân sau:
– Nếu bức tường của nhà bạn bị ẩm, mốc áp sát tường nhà bên cạnh nhưng ngôi nhà đó chỉ mới xây tường thô nhưng chưa trát vữa thì cũng có thể nước sẽ ngấm từ vị trí này tới tường nhà của bạn và gây ẩm, mốc. Trong trường hợp này cách giải quyết triệt để nhất đó là xử lý
– Nếu mảng tường bị ẩm mốc ở vị trí cần trang trí, bạn có thể dùng các vật liệu vừa có tính năng trang trí vừa dùng để che phủ tạo mỹ quan cho mảng tường đã xử lý chống thấm. Bạn cũng có thể dùng gạch inax để ốp lên bề mặt tường, hoặc dùng gỗ để ốp lên bề mặt tường vừa đẹp lại vừa tránh được ẩm mốc.
Lưu ý: Trên thị trường hiện nay có sản phẩm sơn Dulux là dòng sản phẩm có tính năng chống ẩm mốc và côn trùng, bạn cũng có thể sử dụng loại sơn này để sơn phủ lên bề mặt tường nhà bạn.

Tóm lại có 3 cách phòng chống thông dụng như sau:

- Sơn chống nẩm mốc là một giải pháp được dùng nhiều nhất.
- Sử dụng giấy dán tường.
- Sử dụng gỗ để ốp tường trang trí.
.

Chúc bạn thành công.

dam nam
dam nam
Trả lời 8 năm trước

Dịch vụ chống thấm bác lợi xin nêu quá trình chống thấm bê tông cho bạn tham khảo, nếu được hãy gọi ngay cho chúng tôi nhé

[Dịch vụ chống thấm Hà Nội]Chống thấm mái bê tông một loại chống thấm đang được thịnh hành nhất hiện nay, chúng tôi chuyên chung cấp các dịch vụ chống thấmđảm bảo tới quý khách hàng những gì tốt nhất.

I. CHUẨN BỊ

Máy trộn cho vữa xi măng-cát

Dụng cụ hoặc thiết bị khác cho công tác chống thấm ở những nơi cần thiết.

Vật liệu: Xi măng : PC 40 hoặc PCB 40

Cát: Phải sàng để loại bỏ các vật liệu lớn hơn 5mm và tạp chất.

Sản phẩm Sika: Sika proof Membrane: màng phủ chống thấm bitum đàn hồi cao

Sika Latex: Nhũ tương cao su tổng hợp được dùng như phụ gia cho vữa xi măng cho những nơi cần chống thấm và bám dính tốt.

Antisol E hoặc Antisol S: hợp chất bảo dưỡng thi công lên bề mặt vữa Sika Latex.

Sika Primer 3: sử dụng như chất kết nối giữa bề mặt bê tông và chất trám khe polyurethane.

Sika flex Construction (J): Chất trám khe một thành phần đàn hồi vĩnh viễn gốc polyurethane được dùng để trám khe co giãn khi kích thước của sàn mái lớn hơn 3m.

C. Chuẩn bị bề mặt
Tất cả bê tông yếu và không đặc chắc phải bị loại bỏ bằng các phương tiện cơ học và sửa chữa để tạo bề mặt bằng phẳng.

Bê tông phải được làm sạch và không bám bụi, dầu nhớt hoặc các thành phần bong tróc khác và phải khô trước khi thi công lớp chống thấm Sikaproof Membrane.

Sàn mái bê tông hiện hữu sẽ được thi công lớp vữa chống thấm phải có cường độ không dưới 25 Mpa.

Sàn mái và đường mương nên dốc đều với độ dốc tối thiểu là 1:100. Nếu lớp tạo dốc được thực hiện sau khi đổ bê tông, nên sử dụng vữa xi măng được trộn theo tỉ lệ 1 phần xi măng và 3 phần cát thô (bằng khối lượng) và 1 phần nước và 3 phần Sika Latex để đạt được bề mặt đều với bề dày tối thiểu là 15 mm và bề dày tối đa cho mỗi lớp thi công là 40 mm, thi công từng lớp.

Vạt góc: Vạt góc được thực hiện bên trong của góc và nên dùng vữa Sika Latex như hướng dẫn làm lớp vữa tạo dốc

Vết nứt: Các vết nứt không dịch chuyển / định vị với chiều rộng của vết nứt lớn hơn 1.0 mm phải được sửa chữa bằng phương pháp sau:

- Đục hình chữ “V” với chiều rộng khoảng 25 mm và sâu tối thiểu 12 mm

- 1 phần nước và 3 phần xi măng.Thi công Trộn 1 phần Sika Latex công một lớp đều chất kết nối này lên bề mặt bê tông. Khi để tạo lớp kết nối này đang còn ướt thi công vữa Sika Latex bề mặt hoàn thiện phẳng.

II. QUI TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM MÁI BÊTÔNG SIKAPROOF MEMBRANE:

1. Thi công lớp lót Sikaproof Membrane (pha với 20-50% nước) lên bề mặt bê tông khô bằng cọ hoặc bằng cách phun. Mật độ thi công khoảng 0.2-0.3 kg/m2 cho lớp lót. Trong trường hợp bề mặt hút nước phải làm ẩm bề mặttrước bằng nước sạch.

2. Vữa chống thấm sika Latex sẽ được thi công lên lớp Sikaproof Membrane trên cùng sau khi chờ 2 giờ hoặc cho đến khi Sikaproof Membrane khô hoàn toàn.

3. Hoàn thiện vữachống thấm Sika Latexbằng phương pháp xoa nền. Nếu không thể xoa phẳng bề mặt thì xoa đều bằng bay thép.

4. Sau khi hoàn thiện bề mặt vữa Sika Latexthì bề mặt cần được phun ngay một lớp Antisol S hoặc Antisol E (cho những bề mặt không cần xử lý thêm)

5. Để cho lớp lót khô hoàn toàn (khoảng 2 giờ ở 30oC) sau đó thi công lớp thứ nhất Sikaproof Membrane dày không pha loãng với mật độ tiêu thụ khoảng 0.6 kg/m2.

- Thi công lớp Sikaproof Membrane thứ hai và ba (không pha loãng) với mật độ tiêu thụ khoảng 0.6 kg/m2. Thời gian cho giữa các lớp là 2 giờ.

Lưu ý: Tại các góc, cạnh và những nơi nền bê tông xuất hiện các vết nứt đã cố định, nên đặt thêm một lớp lưới thủy tinh có mắt lưới rỗng và khi ráp nối cần nối chồng ít nhất 50mm. Lớp lưới này phải được thi công lên lớp
Sikaproof Membrane thứ nhất đã khô nhưng vẫn còn dính.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi nếu quý khách có nhu cầu dịch vụ chống thấm.

TEL 0966.192.366