Khi nào cắt amidan cho trẻ là tốt nhất?
Trẻ rất dễ bị viêm amiđan, thế nhưng không phải trẻ nào cũng nên cắt bỏ bộ phận hay “ốm yếu” này.
Tiến sĩNguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc Bệnh việnTaiMũi Họng Trung ương,cho biếttrẻ em bị viêm amiđan chiếm tỷ lệ hơn 50%.Ởnhóm trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ này còn cao hơn, chiếm 60-70%.
Viêm tai giữa vìamiđan
Dù thấy con thường xuyên ho, khạc nhổ nhiều đờm nhưng bố mẹ bé Hoa (7 tuổi, ở Vĩnh Phúc) vẫn chủ quan, không đưa con đi khám. Chỉ đến khi thấy tai con chảy mủ, gia đình mới đưa tới bệnh viện. Bác sĩphát hiện trên bề mặt amiđan của Hoa có rất nhiều chấm mủ trắng như bã đậu.
Đến lúc này, gia đình mới biết bé Hoa bị biến chứng viêm tai giữa do không được điều trịviêm amiđan. Nguy hiểm hơn, bệnh viêm amiđan mạn tính đã ảnh hưởngđếnsự phát triển của trẻ, khiến bé Hoa dù đã 7 tuổi nhưng vẫn gầy còm như một đứa trẻ 5 tuổi.
Chỉ cắt amidan khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. (Ảnh: M.Khang)
Thạc sĩ Hà Minh Lợi, Bệnh việnTai Mũi Họng Trung ương,cho biết amiđan là tổ chức lympho gồm hai khối nằm ở bên trong thành họng, có chức năng miễn dịch, sinh ra các kháng thể và các lympho bào, giúp mũi họng tăng khả năng chống đỡ với các virus,vi khuẩn gây bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm amiđan như nhiễm vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, nhiễm virusđường hô hấp hoặc do các yếu tố thuận lợi gây bệnh như bụi, khói xe, khói thuốc lá, hóa chất hay do cơ thể bị suy nhược.
Không nên cắt amiđan cho trẻ dưới 5 tuổi
Theo tiến sĩDinh, nếu không được điều trị kịp thời, viêm amiđan có thể gây ra các biến chứng tại chỗ như áp-xe amiđan, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản và khí phế quản, viêm phổi. Ngoài ra, bệnh còn gây biến chứng xa rất nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng tim, cơ tim, nhiễm khuẩn huyết.
Các bác sĩkhuyến cáo, chỉ cắt amiđan khi trẻ bị viêm nhiều đợt cấp (5-6 lần) trong một năm hoặc đã gây biến chứng. Trường hợpkhông bị viêm nhưng amiđan có kích thước quá to, cản trở ăn uống, thở của trẻ thì cũng có chỉ địnhcắt.
Tuyệt đối không được cắt amiđan khi trẻ đang có viêm cấp haybiến chứng tại chỗ, đang có nhiễm khuẩn toàn thân, có bệnh mạn tính chưa ổn định, có bệnh dịch. Không nên cắt amiđan ở trẻ dưới 5 tuổi vì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ.
Những trẻ phải cắt amiđan cần tuân thủ chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Trong 5 - 7 ngày sau mổ, bệnh nhân cần ăn đồ lỏng (sữa, súp, cháo) và nguội. Đồng thời luôn phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối pha loãng, các dung dịch chống nhiễm khuẩn. Sau khi cắt amiđan 7 - 10 ngày, nếu bị chảy máu, nên đến bệnh viện đểkhám và có biện pháp cầm máu kịp thời.
Để phòng tránh viêm amiđan, cần hạn chế trẻ ăn đồ lạnh, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi. Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều hoa quả, vitamin C để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, ngoài ra cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Amiđan của trẻ có vẻ như ngày càng to ra, vậy khi nào thì nên cắt amiđan cho cháu? Đây là nỗi băn khoăn của không ít các ông bố bà mẹ.
Nhiều quan niệm trước đây cho rằng, amiđan có dấu hiệu to ra thì nên cắt bỏ đi. Tuy nhiên, trong vòng vài năm trở lại việc cắt amiđan cho trẻ đã có nhiều thay đổi.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu amiđan của trẻ to ra mà không kèm theo viêm họng thường xuyên hoặc các biến chứng khác thì không cần thiết phải cắt.
Việc cắt amiđan hoàn toàn không phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ mà tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh do amiđan gây ra. Chỉ nên tiến hành cắt amiđan khi trẻ có các triệu chứng ngủ ngáy, trong giấc ngủ có cơn ngưng thở tím tái, giật mình, quấy khóc, đái dầm, trẻ kém ăn, khó nói, hay bị nôn… Một số trường hợp viêm amiđan gây ra các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi… cũng nên tiến hành cắt bỏ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Sau khi cắt amiđan, cha mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, không ăn đồ chua cay để tránh chảy máu.
Cắt amiđan khi amidan phì đại gây tắc nghẽn, có hội chứng ngưng thở trong khi ngủ, trẻ thường có các triệu chứng như ngủ ngáy, trong giấc ngủ có cơn ngưng thở tím tái, giật mình, quấy khóc, đái dầm... Hoặc khi bé chậm lớn, kém ăn, hay bị nôn, khó nuốt, khó nói do amidan quá to.
- Cắt amidan khi trẻ bị viêm amiđan mạn tính, tái phát nhiều lần trong năm làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe.
- Khi viêm amidan gây ra các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim do vi trùng ở amidan, viêm cầu thận, viêm khớp do vi trùng ở amidan, áp-xe quanh amidan, viêm hạch cổ. Ngoài ra còn có những chỉ định cắt amidan khác như trong trường hợp nghi ngờ bị ung thư, hoặc hôi miệng do amidan có nhiều ngách hay đọng lại thức ăn, sỏi amidan, nấm amidan.
Cắt amidan có gây tai biến nguy hiểm không?
- Tuy là một phẫu thuật đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, thường tối đa không quá 30 phút, nhưng cũng như các phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt amidan cũng tiềm ẩn những tai biến như tai biến do gây mê, tai biến do chảy máu sau mổ. Để phòng ngừa những tai biến này, các bậc cha mẹ phải thông báo cho bác sĩ biết rõ những tiền căn dị ứng hoặc những bệnh lý nội ngoại khoa mà trẻ đã hoặc đang có. Đồng thời sau mổ kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay. Ăn các thức ăn lỏng, nguội, mềm trong vòng 15 ngày đầu để tránh chảy máu sau mổ.
Sau khi cắt amiđan trẻ có cần kiêng nói?
Khác với quan niệm trước kia là sau khi cắt amidan phải kiêng nói, ngày nay với các phương pháp mổ hiện đại như cắt amidan bằng dao điện, bằng laser hoặc bằng coblation, sau khi cắt trẻ có thể nói chuyện được ngay. Tuy nhiên vẫn tránh những hoạt động thể lực như chạy chơi, bơi lội, đá bóng...