Bé nhà mình 2 tuổi, hôm nay bắt đầu mọc những mụn nước nhỏ mình nghĩ là bị thủy đậu, mình phải làm gì cho bé bây giờ? Bôi thuốc nào, uống thuốc nào, có kiêng gì không và làm cách nào để bé nhanh lành bệnh nhất?
Nguồn: webtretho
Chào bạn,
Sau đây là vài điều bạn cần lưu ý khi ch8am sóc bé bị thủy đậu:
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Khi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da khiến vi trùng bên ngoài dễ dàng xâm nhập làm lên mủ và sẽ để lại sẹo lõm. Nặng hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu, gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị tử vong.
Nhiều người cho rằng khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ là một sai lầm. Có rất nhiều trường hợp do không giữ vệ sinh sạch sẽ khiến trẻ bị biến chứng nhiễm trùng.
Tốt nhất, phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách lấy nước sạch đun sôi để hơi âm ấm, rồi dùng khăn xô mỏng mềm nhúng nước lau người nhẹ nhàng cho trẻ. Cần lưu ý, khi lau, tắm cho trẻ cần phải rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước, vì nếu nước trong nốt đậu chảy đến đâu là mụn đến đấy, chỉ trong vòng 1 – 2 ngày là lên khắp cả người.
Sau khi lau rửa cho trẻ, lại dùng khăn xô khô thấm khô người cho trẻ, rồi mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, mềm, thoáng mát. Nếu được điều trị đúng cách và giữ vệ sinh sạch sẽ, chỉ sau 7 - 10 ngày, nốt đậu sẽ xẹp xuống, khô và bong vảy rồi vết thâm sẽ hết sau một thời gian, không để lại sẹo.
Cần cách ly người bệnh
Thuỷ đậu rất dễ lây qua đường hô hấp và lây do tiếp xúc với mụn nước hoặc các dụng cụ sinh hoạt có chứa siêu vi trùng này. Muốn điều trị nhanh chóng, đầu tiên phải cách ly người bệnh. Dù chỉ xuất hiện vài ba nốt đậu cũng phải cách ly với tất cả các trẻ khác, kể cả người lớn chưa bị bệnh này, nếu không nguy cơ lây lan rất nhanh.
Hơn nữa, thường mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch dài, nhưng nếu sức đề kháng yếu có thể bị tái phát khi có dịch, vì vậy, dù con bạn đã từng bị thuỷ đậu, cũng nên lưu ý không cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị để tránh nguy cơ tái phát.
Cần vệ sinh phòng ốc, giường chiếu, ga đệm sạch sẽ. Cho trẻ nằm trong phòng kín gió nhưng không được ẩm thấp và cần nhớ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhắc trẻ không được gãi vỡ nốt đậu.
Điều trị cho trẻ
Trong trường hợp trẻ chỉ bị loét vài nốt mụn, có thể dùng nước ôxy già rửa vết loét rồi dùng bông chấm khô nhưng cần lưu ý, cho bệnh phẩm vào túi nilon bọc kín để tránh lây bệnh cho người khác. Sau đó, bôi thuốc đúng vào giữa nốt đậu (tuy nhiên, có nhiều loại thuốc phù hợp với từng thể bệnh nặng hay nhẹ, do đó, muốn cho bé uống hay bôi loại thuốc gì bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa). Trong quá trình điều trị cha mẹ cần theo dõi kỹ, kịp thời đưa trẻ nhập viện ngay khi có biến chứng.
Khi bị vỡ, trợt nhiều nốt đậu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị. Vì tình trạng vỡ mụn nhiều có thể làm cho trẻ bị mất nước, nhiễm trùng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì trên thực tế, đã có nhiều trẻ bị trầy xước da nhiều đã bị mất nước, phải có chế độ điều trị đặc biệt, rửa hàng ngày, truyền, tiêm thuốc chống nhiễm khuẩn.
Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng
Trong suốt thời kỳ bị bệnh, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những đồ dễ tiêu, không nhất thiết phải kiêng khem trừ khi trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó.
Đặc biệt, nên cho trẻ ăn đồ loãng, uống nước canh gà, uống nhiều nước để bù nước do trẻ bị mất nước khi mụn vỡ, trợt.
Chúc bé mau khỏi bệnh.
Thân mến.
Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ em trong những tháng đông - xuân. Không khí lạnh và ẩm mùa này rất thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có thủy đậu. Bệnh do virus gây ra và lây theo đường hô hấp. Virus thủy đậu có nhiều trong đờm rãi, nước bọt, nước mũi của trẻ bị bệnh, bắn ra ngoài khi trẻ ho, hắt hơi, nói chuyện làm những trẻ khác sống chung quanh hít phải và bị lây bệnh. Virus này cũng có trong các nốt thủy đậu và làm lây bệnh cho những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp (qua đồ chơi, quần áo, giường chiếu...). Bệnh rất dễ lây, nhất là ở những nơi đông trẻ em và trong thời tiết lạnh. Trẻ mắc bệnh nhiều nhất từ 2 đến 7 tuổi, ít gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng. Người lớn cũng có thể mắc nhưng rất hiếm. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 7 đến 18 ngày, sau khi trẻ bị sốt nhẹ 37,5 - 38oC trong vài ngày, có thể kèm theo sổ mũi, kém ăn, quấy khóc... trước khi các nốt thủy đậu xuất hiện. Nốt thủy đậu lúc đầu chỉ là những nốt đỏ như ban sởi, nhưng chỉ mấy giờ sau sẽ nổi lên thành những mụn nước trong, rất nông, trông như những hạt sương đặt trên da, sau từ 24 - 48 giờ thì ngả màu hơi vàng. Những mụn nước thủy đậu thường có hình một khối bán cầu, đường kính trên dưới 5mm, nổi trên mặt da khoảng 2mm, chung quanh có quầng da tấy đỏ độ 1mm. Các nốt này khô lại vào ngày thứ 5, thứ 6, đóng vảy màu nâu sẫm, và bong vảy vào ngày thứ 8, thứ 9, không để lại sẹo, trừ khi bị gãi loét ra và bị bội nhiễm vi khuẩn. Nốt thủy đậu có thể mọc khắp nơi, lưng, ngực, bụng, cổ, mặt, cánh tay, đùi, da đầu... trừ gan bàn chân, bàn tay, và mọc nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó trên cùng một vùng da ta có thể thấy những nốt mới mọc còn là những mẩn đỏ, những mụn phỏng nước, và cả những mụn đã đóng vảy. Thường phải sau hai hoặc ba tuần lễ (có khi lâu hơn) bệnh mới hết hẳn. Sau khi khỏi bệnh, đứa trẻ có miễn dịch vững bền với bệnh, không bao giờ bị mắc lại bệnh này nữa. Điều trị và chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà Nói chung, bệnh thủy đậu thường biến diễn nhẹ, trẻ chỉ hơi sốt mỗi khi có đợt mọc mới. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng, thường gặp nhất là biến chứng bội nhiễm vi khuẩn khiến các nốt thủy đậu mưng mủ lâu khỏi, và nếu không được chăm sóc chu đáo, từ những nốt thủy đậu bị bội nhiễm này vi khuẩn có thể lọt vào máu làm trẻ sốt cao kéo dài, bệnh trở nên nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp hơn. Ngoài ra, trong những trường hợp nặng, nốt thủy đậu mọc dày, bệnh có thể gây một số biến chứng khác như viêm thận, viêm tai giữa, viêm phế quản - phổi, viêm não, viêm loét giác mạc... nhưng hiếm gặp. Về điều trị bệnh thủy đậu, trong đa số các trường hợp bệnh thường nhẹ (sốt ít, nốt thủy đậu thưa, sức khỏe toàn thân ít bị ảnh hưởng...) việc điều trị tương đối đơn giản, chỉ cần cách ly trẻ bị bệnh tại nhà cho đến khi khỏi hẳn, cho trẻ uống vitamin C, nhỏ mũi thuốc argyrol 1% ngày 2 lần, cho trẻ mặc quần áo vải mềm và rộng, tránh gãi nhiều làm loét và gây bội nhiễm các nốt thủy đậu. Không cần thiết phải dùng thuốc kháng sinh vì không có tác dụng đối với virut thủy đậu trừ khi bệnh có biến chứng hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Trong việc điều trị và chăm sóc trẻ bị thủy đậu, điều căn bản là bảo đảm vệ sinh da và niêm mạc, tránh để xảy ra các biến chứng. Chú ý giữ gìn da của trẻ luôn luôn sạch sẽ, quần áo phải thay giặt hằng ngày bằng xà phòng và nước sạch, nếu có điều kiện nên là quần áo trước khi mặc cho trẻ. Giữ bàn tay trẻ sạch, cắt ngắn móng tay, xoa bột tal vô khuẩn hoặc phấn rôm lên da cho trẻ đỡ ngứa. Khi nốt thủy đậu vỡ, nên chấm thuốc xanh mêtylen để sát khuẩn. Cần đặc biệt chú ý đến những trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, hoặc đang mắc bệnh ngoài da vì ở những trẻ này bệnh dễ xảy ra nặng và có biến chứng. Nếu thấy trẻ sốt cao, các nốt thủy đậu mọc dày, bị bội nhiễm vi khuẩn lên mủ hoặc có hiện tượng hoại tử da, phải đưa ngay đến bệnh viện để các thầy thuốc giải quyết kịp thời biến chứng.
Thuỷ đậu vốn là một bệnh không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không được phát hiện sớm, không được chăm sóc chu đáo, không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng, và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối với trẻ em, cái khó chính là vì các bé còn nhỏ, đôi khi khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ còn kém nên nhiều lúc cha mẹ không thể hiểu hết được trẻ cần gì để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nhiễm bệnh.
Bệnh thủy đậu sẽ bị nổi những mụn nước, gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ và phản ứng tất nhiên là trẻ sẽ gãi vào những đốm mụn, có thể khiến mụn vỡ ra. Điều này đôi khi gâ nên nhiễm trùng, nếu không chăm sóc kỹ càng thì có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Chính vì thế khi trẻ bị nhiễm bệnh, cha mẹ cần hết sức chú ý chăm sóc trẻ, cũng cần giải thích cho bé hiểu trẻ đang bị bệnh gì, trẻ cần hỗ trợ cha mẹ trong quá trình điều trị bệnh như không được ra ngoài chơi, tránh tiếp xúc với nhiều người khác để tránh lây bệnh. Trẻ không được gãi và đụng vào những nốt đậu, tránh không làm vỡ.
- Trước tiên, trẻ ốm phải được cách ly, theo dõi tại một cơ sở điều trị trạm y tế xã, phường trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi những nốt đậu bong hết vẩy. Với trẻ bị ốm phải tránh tiếp xúc với nhiều người trong suốt thời gian những vết đậu mọc, trẻ phải nghỉ học 7-10 ngày. Trước khi cho trở lại quay lại lớp phụ huynh cần tắm gội sạch vẩy.
Những người chăm sóc trẻ ốm phải mang khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng. Sau khi vệ sinh thân thể cho trẻ, người chăm bệnh phải rửa sạch tay bằng xà phòng. Áo quần, khăn mặt… người ốm cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, là (ủi). Phụ nữ mang thai không được thăm nom hay chăm sóc… người bệnh.
- Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ: giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột talc hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, bội nhiễm vi khuẩn.
Bệnh thủy đậu sẽ bị nổi những mụn nước, gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ và phản ứng tất nhiên là trẻ sẽ gãi vào những đốm mụn, có thể khiến mụn vỡ ra. Điều này đôi khi gâ nên nhiễm trùng, nếu không chăm sóc kỹ càng thì có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Chính vì thế khi trẻ bị nhiễm bệnh, cha mẹ cần hết sức chú ý chăm sóc trẻ, cũng cần giải thích cho bé hiểu trẻ đang bị bệnh gì, trẻ cần hỗ trợ cha mẹ trong quá trình điều trị bệnh như không được ra ngoài chơi, tránh tiếp xúc với nhiều người khác để tránh lây bệnh. Trẻ không được gãi và đụng vào những nốt đậu, tránh không làm vỡ.
- Trước tiên, trẻ ốm phải được cách ly, theo dõi tại một cơ sở điều trị trạm y tế xã, phường trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi những nốt đậu bong hết vẩy. Với trẻ bị ốm phải tránh tiếp xúc với nhiều người trong suốt thời gian những vết đậu mọc, trẻ phải nghỉ học 7-10 ngày. Trước khi cho trở lại quay lại lớp phụ huynh cần tắm gội sạch vẩy.
Những người chăm sóc trẻ ốm phải mang khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng. Sau khi vệ sinh thân thể cho trẻ, người chăm bệnh phải rửa sạch tay bằng xà phòng. Áo quần, khăn mặt… người ốm cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, là (ủi). Phụ nữ mang thai không được thăm nom hay chăm sóc… người bệnh.
- Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ: giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột talc hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, bội nhiễm vi khuẩn.
![]() |
Trẻ từ 1 đến 12 tuổi chỉ phải tiêm 1 mũi để phòng ngừa thủy đậu. Ảnh: Images. |
- Nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 4 phần nghìn hoặc argyrol 1 phần trăm (3-4 lần/ngày), kem acyclovir 3%.
- Hạ sốt bằng paracetamol (không được dùng aspirin).
- Bôi kem acyclovir 5% để giảm ngứa, hạn chế thương tổn và bội nhiễm.
- Những trường hợp nặng, cho uống acyclovir.
- Khi nốt phỏng vỡ, bôi thuốc xanh methylen để bớt nhức, làm se nốt, và ngừa bội nhiễm vi khuẩn; không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.
Chú ý giữ gìn da của trẻ luôn luôn sạch sẽ, quần áo phải thay giặt hằng ngày bằng xà phòng và nước sạch, nếu có điều kiện nên là quần áo trước khi mặc cho trẻ. Giữ bàn tay trẻ sạch, cắt ngắn móng tay, xoa bột tal vô khuẩn hoặc phấn rôm lên da cho trẻ đỡ ngứa. Khi nốt thủy đậu vỡ, nên chấm thuốc xanh mêtylen để sát khuẩn. Cần đặc biệt chú ý đến những trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, hoặc đang mắc bệnh ngoài da vì ở những trẻ này bệnh dễ xảy ra nặng và có biến chứng. Nếu thấy trẻ sốt cao, các nốt thủy đậu mọc dày, bị bội nhiễm vi khuẩn lên mủ hoặc có hiện tượng hoại tử da, phải đưa ngay đến bệnh viện để các thầy thuốc giải quyết kịp thời biến chứng.
Thuỷ đậu ( còn gọi là bỏng rạ , trái rạ ) do virus Varicella zoster gây ra. Virut thuỷ đậu lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua hô hấp là chính (virut trong nước bọt, dịch tiết khi ho, hắt hơi…). Sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh từ 14-15 ngày sẽ phát bệnh. Trẻ sốt nhẹ trong 2-3 ngày, sau đó trên da xuất hiện các chấm đỏ, bắt đầu từ đầu, mặt, cổ rồi đến bụng, ngực, chân, gây cảm giác ngứa rát. Trên các nốt này hình thành các nốt phổng lớn dần ( đường kính 3-4 mm ). Sau khi nốt đậu mọc trẻ giảm sốt và tổn thương bóng nước khô dần rồi tự bong vảy vài ngày sau đó nhưng để lại sẹo mờ trên da sau vài tuần mới hết hẳn. Thông thường bệnh diễn biến kéo dài 2 tuần.Bệnh lây lan một cách dễ dàng qua không khí, hít phải nước bọt khi bệnh nhân hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc với mụn nước của người bị bệnh. Đáng chú ý là khi bị nhiễm virut thuỷ đậu, trẻ thường không có triệu chứng gì trong 2 tuần đầu, nhưng 2-4 ngày trước khi phát bóng nước( nốt rạ ) bệnh đã có khả năng lây nhiễm, ngay cả khi thuỷ đậu đã phát bóng nước được 6 ngày, virut gây bệnh vẫn có thể lây lan cho người lành. Thuỷ đậu là bệnh có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm, từ bội nhiễm vi khuẩn đến viêm não, nếu bị bội nhiễm ở da có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Biến chứng của thuỷ đậu có tác hại đến hệ thần kinh trung ương và có thể gây viêm phổi, dẫn đến tử vong.
Những biến chứng nguy hiểm của thuỷ đậu :
Khi trẻ bị thuỷ đậu, cần phải quan tâm chăm sóc trẻ tốt, tránh quan niệm sai lầm ở một số các bà mẹ, cho là trái rạ càng ra nhiều càng tốt nên thường ủ kín, kiêng nước bằng cách không tắm rửa cho trẻ để trái rạ mọc nhiều hơn; trong thực tế trẻ càng khoẻ có sức đề kháng tốt thì sẽ mọc ít trái rạ hơn. Cách chăm sóc đúng là phải giữ vệ sinh bằng cách lau rửa cho trẻ hàng ngày ( có thể tắm nhanh bằng nước ấm, nơi kín gió ) ,tránh ủ kín. Để không bị nhiễm trùng các nốt đậu, nên cắt móng tay, giữ tay sạch để tránh gãi xước da và vỡ nốt đậu. Tăng cường sức đề kháng và thể lực, cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng dễ tiêu hoá như : sữa , thịt, trứng , hoa quả ,uống đủ nước, ăn nhiều bữa , chế biến hợp khẩu vị của trẻ . Theo dõi trẻ thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu nghi ngờ có biến chứng như sốt cao, mụn nước ửng đỏ xung quanh hay có mủ...Các vết thâm do thuỷ đậu thường phải sau hàng tháng mới hết hẳn. Không cần thiết phải bôi nghệ vì nhựa nghệ thậm chí còn làm vết thâm lâu nhạt mầu hơn.
Khi có biểu hiện nghi ngờ thuỷ đậu, cần đưa trẻ đi khám để được chỉ định điều trị đúng. . Khi những nốt đậu dập vỡ, bị gãi xước bôi xanh Methylen, dung dịch có tác dụng diệt khuẩn, làm se các nốt, tránh bội nhiễm.
Ở nhà trẻ, mẫu giáo, lớp học khi có trẻ bị thuỷ đậu cần cách ly sớm để tránh lây lan.
Phòng bệnh : vì bệnh có thể lây lan thành dịch nên biện pháp phòng tốt nhất là tiêm phòng vaccin.