Chất lượng tăng trưởng kinh tế là gì? Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng kinh tế?

Tôi yêu VN
Tôi yêu VN
Trả lời 15 năm trước
Không có khái niệm rõ ràng về chât lượng tăng trưởng. Ta có thể hiểu như sau: Nói đến tăng trưởng người ta không chỉ hiểu đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, mà phải gắn với phát triển bền vững, chú trọng tới cả ba thành tố : kinh tế, xã hội và môi trường. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, tăng thu nhập phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và xóa đói nghèo. Tăng trưởng không nhất thiết phải đạt tốc độ quá cao, mà chỉ cần cao ở mức hợp lý nhưng bền vững... Ngoài ra bạn có thẻ tham khảo thêm tài liệu sau [quote] Tăng trưởng kinh tế [b]a) Khái niệm[/b] Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là"cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội. - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm). So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta thấy: GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài. Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công dân nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm việc tại nước đó. Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước. GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát người ta phân định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP danh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá hiện hành của năm tính; còn GNP và GDP thực tế là GNP và GDP được tính theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc. Với tư cách này, GNP, GDP thực tế loại trừ được ảnh hưởng của sự biến động của giá cả (lạm phát). Do đó, có mức tăng trưởng danh nghĩa và mức tăng trưởng thực tế. [b]Vai trò của tăng trưởng kinh tế[/b] Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. - Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. - Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển. - Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Mối quan hệ giữa tăng trưởng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ở nước phát triển đã được lượng hoá dưới tên gọi quy luật Okum1 (hay quy luật 2,5% - 1). Quy luật này xác định, nếu GNP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so với GNP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%. - Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. - Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển. Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. [/quote] Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế: Bạn vào đây để down tài liệu nhé! http://vst.vista.gov.vn/home/database/Folder.2004-04-19.4917/MagazineName.2004-09-27.4430/2007/2007_00126/MArticle.2008-01-29.4911/marticle_view
Phố mùa đông
Phố mùa đông
Trả lời 15 năm trước
Đúng rồi không có khái niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế đâu bạn ạ. Đây là những cái chung nhất về tăng trưởng kinh tế từ đó bạn suy ra chất lượng tăng trưởng kinh tế nhé! [b]Tăng trưởng kinh tế[/b] a) Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế, dưới dạng khái quát, là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm). - Những chỉ tiêu chính để tính mức tăng trưởng kinh tế: Là tỷ lệ tăng GNP hoặc GDP của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. [b]b) Vai trò của tăng trưởng kinh tế[/b] - Là điều kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu - Là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp… Chú ý: Cần xác định mức tăng trưởng hợp lý, tránh trạng thái quá “nóng” [b]c) Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế[/b] Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố, song các nhân tố cơ bản là: - Vốn - Con người - Kỹ thuật và công nghệ - Cơ cấu kinh tế - Thể chế chính trị và quản lý nhà nước
Cà Phê Sữa Chua
Cà Phê Sữa Chua
Trả lời 13 năm trước
Name: nguyễn bá ba
Email: nguyenbakt89@yahoo.com

trước hết tôi đồng ý với ý kiến trên là các nhà kinh tế hiện nay vẫn chưa có các quan niệm đồng nhất về chất lượng tăng trưởn vì nhiều lý do: - cách tiếp cận hay mục tiêu nghiên cứu - trình độ phát triển của các nền kinh tế không đồng nhất cho nên vấn đề quan tâm không giống nhau... nhưng nói chung chất lượng tăng trưởng phản ánh sự tăng trưởng kinh tế trong một thời kỳ có tác động thế nào đến các mục tiêu như mức sống người dân, các vẫn đề an sinh xã hội, môi trường, tương lai con em chúng ta. đó là góp ý thêm. còn tôi không đồng ý với ý kiến trên là: VAI TRÒ CỦA TĂNG TRƯỞNG vì tăng trưởng là chỉ nói đến về sự gia tăng về số, về lượng hàng hóa trong một nền kinh tế với một khoảng thời gian xác định( thường là một năm) cho nên tăng trưởng chưa chắc làm cho mức thu nhập của dân cư tăng.( ví dụ sự gia tăng đó là do tác động của tỷ lệ tăng dân số hay thì sao?) ... đối với kinh tế thì không có 1 câu trả lời nào chính sác cả. DEC_NEU

trần anh đức
trần anh đức
Trả lời 12 năm trước

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là"cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội. - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định.

Phan Thi Phương
Phan Thi Phương
Trả lời 4 năm trước
@trần anh đức cậu ơi. nếu như cậu trả như thế thì chất lượng tang trưởng kinh tế đồng nghĩa luôn với tăng trưởng kinh tế à. ? theo mình biết thì tăng trưởng kinh tế chỉ là một yếu tố để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế mà thôi. vì nếu tăng trưởng kinh tế trong thời gian ngắn, không có sự ổn định lâu dài thì nó sẽ chẳng tạo nên một chất lượng tăng trưởng của một nền kinh tế thực thụ được.