Em hỏi về cấu tạo của ổ ghi đĩa?

Các anh cho em hỏi cấu tạo của ô ghi đĩa nếu có tranh ảnh cho em xin luôn. Cảm ơn các anh [:D]
Trả lời 15 năm trước
Các ổ đĩa CD-RW và DVD-RW được phát triển từ ổ đĩa CD-ROM ban đầu nên cấu tạo căn bản của chúng cũng tương tự nhau. Bao gồm: Khối đầu quang (mắt đọc): Chịu trách nhiệm đọc và ghi dữ liệu lên bề mặt đĩa. Để vừa có thể đọc và ghi dữ liệu, mắt đọc có khả năng phát ra ba loại tia laser có công suất khác nhau. Tia có năng lượng lớn nhất làm nhiệm vụ ghi dữ liệu. Tia có năng lượng thấp hơn hơn có tác dụng xóa dữ liệu và tia có năng lượng thấp nhất được dùng để đọc dữ liệu như các ổ đĩa CD-ROM thông thường. Khối điều khiển: là một cụm thiết bị cơ học bao gồm thao tác quay đĩa, dịch chuyển khối đầu quang và nạp/trả đĩa được bộ vi xử lý điều khiển thông qua các IC servo kiểm soát tốc độ quay của đĩa từ 200 đến 500 vòng/phút đối với CD-ROM và 350 đến 500 vòng/phút đối với DVD tùy thuộc vào vị trí mắt đọc/ghi trên đĩa. Khi mắt đọc/ghi các track gần tâm đĩa thì vận tốc quay của đĩa cao, vận tốc quay sẽ giảm dần khi mắt đọc làm việc với các track cách xa tâm đĩa. Bộ vi xử lý còn nhận tín hiệu dò sai từ khối xử lý dữ liệu để hiệu chỉnh mắt đọc sao cho đạt được độ hội tụ chùm tia tối ưu nhất. Khối xử lý dữ liệu: nhận dữ liệu thô (RF) từ khối đầu quang, giải điều chế tín hiệu để trả lại dữ liệu nhị phân ở dạng nguyên thuỷ, tách lấy các tín hiệu đồng bộ phối hợp với khối vi xử lý nhằm hiệu chỉnh khối đầu quang hội tụ chính xác trên mặt đĩa Các loại đĩa quang lưu dữ liệu như thế nào? Bề mặt của các loại đĩa quang được cấu trúc thành các vòng tròn đồng tâm gọi là track với khoảng cách mỗi track là 1.6 mi-crô-mét. Thực tế dữ liệu được lưu trữ là các hốc (pit) rất nhỏ, trên bề mặt lớp bạc bao phủ đĩa. Hốc này gồm các vùng phản chiếu và các vùng không phản chiếu. Các vùng phản chiếu biểu thị cho giá trị 1 và các vùng không phản chiếu biểu thị cho giá trị 0 của hệ nhị phân. Khi đọc trên bề mặt đĩa, tia laser của mắt đọc trên các ổ đĩa CD-ROM chỉ nhận biết được các vùng phản chiếu và không phản chiếu trên đĩa rồi cho ra các tín hiệu 1–0 tương ứng Cấu trúc các đĩa CD-Rewite (CD-RW) như thế nào để có thể đọc và ghi lại nhiều lần? Cũng như các loại đĩa CD-R (chính là định dạng CD-ROM sau khi đã được ghi dữ liệu), đĩa CD-RW cũng được cấu tạo bởi chất dẻo tổng hợp làm nền, một lớp mỏng kim loại có tính phản chiếu, lớp bảo vệ bên ngoài. Phân lớp chính lưu trữ dữ liệu được làm từ chất hữu cơ trùng hợp (polymer). Đối với đĩa CD-R, lớp chất này chỉ thay đổi một lần rồi trở nên bền vững. Ngược lại, đối với đĩa CD-RW, phân lớp lưu trữ được thay thế bằng một loại hợp kim có khả năng trong suốt khi bị đốt nóng với một nhiệt độ thích hợp và mờ đi khi bị đốt nóng ở nhiệt độ cao hơn. Các vùng trong suốt sẽ cho phép lớp kim loại trên đĩa phản chiếu tốt hơn trong khi các vùng mờ sẽ không phản chiếu tia laser do mắt đọc phát ra. Nhờ cấu trúc linh hoạt có thể thay đổi của lớp lưu trữ dữ liệu mà đĩa CD-RW có thể được tái cấu trúc lại (xóa dữ liệu cũ và thay thế bằng dữ liệu mới). CD-Rewrite đọc/ghi dữ liệu lên đĩa như thế nào? Ghi dữ liệu lên đĩa thực chất là tái cấu trúc lại bề mặt của phân lớp lưu trữ dữ liệu trên đĩa.Trong suốt quá trình ghi, mắt đọc sẽ phát ra tia laser có bước sóng thấp nhất (mức năng lượng cao nhất) để ghi đĩa. Tia laser này phát ra chùm tia có công suất cao, làm cho tại điểm hội tụ tia có nhiệt độ đủ làm nóng chảy phân lớp lưu trữ dữ liệu (khoảng 500 đến 700 độ C). Sau khi nguội trong khoảng thời gian rất ngắn, chúng tạo thành các vùng phản chiếu (biểu diễn trạng thái 1) và vùng không phản chiếu (biểu diễn trạng thái 0). Các vùng này (mang thông tin dữ liệu mới) khác với các vùng trước khi ghi dữ liệu (mang thông tin dữ liệu cũ). Khi ở chế độ đọc, mắt đọc sử dụng tia laser có mức năng lượng thấp nhất để đọc đĩa. Nó có thể dễ dàng nhận ra cấu trúc mới đã được thay đổi trên bề mặt đĩa. Dấu "+" và "-" (Ví dụ DVD-R và DVD+R) có nghĩa là gì? Nó là hai chuẩn định dạng đĩa DVD có thể ghi được do nhóm các nhà sản xuất ổ ghi đĩa DVD đưa ra. DVD-R (gọi là DVD-gạch-R hay DVD-trừ-R) ra đời đầu tiên và có hai loại: DVD-R for General (G) và DVD-R for Authoring (A). DVD-R (G) phục vụ các nhu cầu rộng rãi và DVD-R (A) dành cho mục đích chuyên nghiệp. Ổ đĩa đọc DVD thông dụng có thể đọc hai định dạng này nhưng để ghi được chúng, bạn cần sử dụng ổ đĩa ghi hỗ trợ định dạng tương ứng. DVD-RW là định dạng đĩa DVD-R có thể ghi lại nhiều lần. DVD+R là phiên bản chỉ ghi được một lần của DVD+RW. Trước đây, hai định dạng DVD– và DVD+ xung khắc tới mức không thể chung sống hòa bình với nhau. Trên thị trường xuất hiện những ổ ghi hoặc theo định dạng DVD- hoặc theo DVD+, nhưng hiện nay ổ ghi DVD có thể ghi được cả hai định dạng DVD- và DVD+ gọi là Dual DVD DVD±RW Theo ITG