Lời khuyên khi mua màn hình máy tính?

Ai có kinh nghiệm tư vấn cho em nha?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Không chỉ là hợp mắt. PC World có vài lời khuyên cho người mua màn hình

Có phải màn hình thực chất chỉ là một Tivi gắn vào CPU? Đáng tiếc là không đơn giản như vậy. Các trào lưu ồ ạt của multimedia, hệ điều hành và các ứng dụng đồ họa ngày càng đòi hỏi phải có sản phẩm lớn hơn và tốt hơn là màn hình 14 inch chuẩn. Dùng một màn hình thông thường cho bảng tính hay chế bản, bạn sẽ tốn gần hết thời gian cho việc xoay chuyển trên màn hình. Xét về kích cỡ, ngay cả một màn hình 15 inch cũng là nhỏ khi phải xoay sở với các cửa sổ hay khi chơi một trò chơi như Myst.

Lời khuyên khi mua hàng

Những người đang định mua màn hình mới phải đối mặt với nhiều quyết định. Bắt đầu ở chổ nào khi màn hình được trưng bày tràn ngập khắp nơi, với số lượng đáng sợ các tính năng, những biệt ngữ kỹ thuật thường thấy như kích thước chấm (dot-pitch), độ phân giải, SVGA, VGA, tốc độ phục hồi, quét kết hợp và không kết hợp, hội tụ, đệm ống hình, sự giảm chói, Tuy khó thật nhưng cần phải hiểu một số thuật ngữ để mua được một màn hình hợp nhu cầu.

Xem xét sự tương thích

Cơ cấu trình bày hình ảnh của một máy tính gồm hai phần cơ bản: card video (hay adapter) và màn hình. Card video phiên dịch các dữ liệu video do CPU tạo ra để hiển thị chữ và hình ảnh trên màn hình. Một số card video được cài sẵn trên mạch logic chính của máy, một số phải cài vào các khe dự phòng. Card video đơn giản chỉ là chiếc cầu nối giữa máy tính và màn hình. Khi chọn màn hình, đồng thời bạn phải chọn card video tương thích.

Thu nhỏ kích thước chấm

Màn hình và card video phải tuân thủ các chuẩn quốc tế. Hai chuẩn thông dụng nhất là VGA (Video Graphics Array) và SVGA (Super Video Graphics Array). Chất lượng hình do độ phân giải của card video quyết định. Độ phân giải là thước đo độ sắc nét của hình ảnh, về căn bản, độ phân giải càng cao thì chất lượng hình càng tốt. Độ phân giải thể hiện bằng số điểm (pixel) ngang và dọc trên màn hình.

Pixel là phần tử nhỏ nhất của hình ảnh. Card VGA chuẩn có độ phân giải 640x480 pixel, trong khi ở card SVGA là 800x600. Pixel được đo bằng milimét, kích thước pixel được gọi là dot pitch. Ngoài việc xét độ phân giải tối ưu, kích thước chấm cũng rất quan trọng. Dot pitch càng nhỏ hình ảnh càng sắc nét. Màn hình tót phải có dot pitch 0,28mm hay nhỏ hơn.

Chất lượng hình ảnh đạt được qua multimedia, cụ thể là qua CD-ROM, đã thúc đẩy nhu cầu phải có video adapter độ phân giải cao. Các card video 24-bit "màu thực" có khả năng hiển thị 16 triệu màu ở độ phân giải 640x480 đang nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn.

Độ phân giải cao giảm nhức mắt

Màn hình độ phân giải cao đòi hỏi tốc độ phục hồi (refresh rate) tương xứng cho các hình ảnh xử lý trên màn hình.

Tốc độ phục hồi là số lần trong một giây (đo bằng Hz) màn hình quét và vẽ lại từng hàng chấm của hình ảnh. Nếu tần số thấp sẽ tạo ra hình nhấp nháy và gây nhức đầu, nhức mắt, ngay cả cho những người không làm việc lâu trước màn hình. Tốc độ phục hồi tối thiểu 72Hz là vừa cho màn hình 1024x768.

Có lẽ cũng nên tránh các màn hình quét kết hợp (interlaced). Những màn hình loại này chỉ vẽ lại hay phục hồi các đường cách nhau mỗi lần quét, vì vậy hình kém linh động, tốc độ phục hồi cao nhưng hình vẫn nhấp nháy.

Những màn hình thế hệ mới nhất có khả năng thể hiện độ phân giải cao hơn, thậm chí tới 1600x1280 tùy thuộc kích cỡ màn hình. Tuy nhiên người mua cần lưu ý: nhiều màn hình được công bố độ phân giải tối đa (độ phân giải cao nhất có thể đạt tới) và độ phân giải tối ưu (thể hiện hình ảnh tốt nhất). Đừng lẫn lộn hai khái niệm và cũng đừng ngạc nhiên khi thấy độ phân giải tối ưu thường thấp hơn đáng kể so với mức tối đa.

Màn hình VGA quét và phục hồi chậm hơn SVGA. Nhưng hiện tại hầu hết các màn hình mới đều có khả năng thể hiện cả hai chuẩn trên.

Giải pháp tốt nhất: quét đồng bộ

Hiện trên thị trường có nhiều loại card video nên nảy sinh vấn đề tương thích. Cách giải quyết vấn đề này là mua một màn hình đa đồng bộ hay nhiều tốc độ quét (còn gọi là đa tần số). Đó là màn hình màu có thể điều chỉnh theo nhiều độ phân giải khác nhau. Màn hình sẽ tự phát hiện máy tính bạn thiết lập theo độ phân giải nào và tự chỉnh theo tốc độ quét thích hợp.

Lợi thế chính của màn hình đa tần số là bạn tránh được việc đặt lại chế độ khi chuyển đổi giữa các độ phân giải khác nhau. Cũng như khả năng của nó, giá tiền loại màn hình này thường cao. Tuy nhiên giá sẽ giảm do nhu cầu ngày càng tăng và càng có nhiều nhà sản xuất tham gia cạnh tranh trên thị trường mở rộng này.

Xem xét kích cỡ

Cũng như những người dùng khác nhau đòi hỏi các phần mềm khác nhau, những công việc khác nhau cũng đòi hỏi kích cỡ màn hình khác nhau. Chẳng nên trông chờ một kế toán tính từng chữ số lại cần màn hình 21 inch cho bảng tính, chỉ màn hình 16-17 inch là quá đủ. Đối với chế bản hay đồ họa, màn hình 21 inch hay lớn hơn là thực sự cần thiết.

Cỡ màn hình bạn cần tùy thuộc một số yếu tố, không chỉ ở chổ bạn có bao nhiêu tiền. Đương nhiên cỡ và loại màn hình trước tiên tùy thuộc loại công việc bạn làm. Nhu cầu của một nhà thiết kế dùng chương trình CAD cần độ phân giải cao hoàn toàn khác với nhu cầu của một thư ký soạn thảo các báo cáo. Một người dùng chuyên nghiệp cỡ trung muốn mở rộng màn hình từ 14 inch lên 15 hay 17 inch là chấp nhận được. Đối với đồ họa, trình bày hay chế bản, màn hình 21 inch hay lớn hơn là giải pháp tốt nhất.

Cần nhớ khi mua hàng, kích cỡ công bố của màn hình không phải là kích cỡ thực của khung hình. Thông thường một màn hình công bố kích cỡ 17 inch thường cho khung hình thực (xem được) chỉ 15,5 đến 16 inch (17 inch là đường chéo của toàn bộ ống hình).

Tìm kiếm dải màu cao

Ngoài kích cỡ ra, một chương trình trợ giúp thiết kế (CAD - Computer Aided Design) cần độ tương phản tốt, vì các chuyên gia CAD thường xuyên phải làm việc với các hình ảnh đóng khung trên nền thẫm.

Các ứng dụng multimedia, các chương trình chế bản và đồ họa luôn đòi hỏi độ phân giải cao, số màu tối đa và dải màu tốt (độ chính xác mà màn hình thể hiện các màu liên tiếp trong phổ màu). Để xác định chất lượng màu, hãy xem xét dải màu, độ sáng tối đa và sự đồng nhất của độ sáng trên toàn bộ màn hình.

Bảo đảm khả năng điều chỉnh cao nhất

Ngoài độ tương thích và chất lượng hình, bất cứ màn hình tốt nào cũng phải kèm một tập hợp điều chỉnh đầu đủ. Điều này bảo đảm không chỉ hình ảnh tốt nhất mà còn bảo vệ được sức khỏe của bạn.

- Điều chỉnh độ hội tụ (convergence)

Đáng lẽ đây phải là tiêu chuẩn cho mọi màn hình, tiếc là đến nay vẫn chưa đạt được. Kém hội tụ là do sự không thẳng hàng giữa các ống phóng điện tử dùng để chiếu các chấm lên màn hình, thể hiện ở các viền đỏ hoặc xanh xung quanh hình ảnh. Trường hợp tệ hơn là hình bị mờ, lem nhem.

- Điều chỉnh nhiệt độ màu

Là một tính năng cần đặc biệt xem xét khi bạn làm việc với ảnh quét hay đồ họa đòi hỏi độ chính xác màu cao. Bộ chỉnh nhiệt độ màu cho phép bạn thay đổi màn hình theo môi trường: sự thể hiện của màn hình dưới ánh sáng đèn ống và ánh sáng tự nhiên có thể khác nhau một cách kỳ lạ. Một số bộ điều chỉnh đủ tinh xảo để chỉnh chính xác gam màu và độ đậm nhạt của màu giống như trên TV.

- Điều chỉnh hình dạng khung hình

Có nhiều cách chỉnh hình dạng: theo chiều cao, chiều ngang, xê dịch cạnh. Bộ đệm (pin-cushioning) đặt trên hay bên cạnh của màn hình cho phép chỉnh độ cong của hai cạnh khung hình theo ý muốn. Bộ chỉnh dạng thùng (barrelling), theo đúng tên của nó, để chỉnh khung hình và hình ảnh không phình ra như một cái thùng. Bộ chỉnh hình thang để hiệu chỉnh khi cạnh trên và cạnh dưới của khung hình không bằng nhau.

Có thể những hiệu chỉnh này chỉ có giá trị khi màn hình có hiện tượng méo. Ví dụ, màn hình nhạy cảm với từ trường gây ra bởi các nguồn như loa stereo hay từ trường của bản thân máy, khi đó khung hình có thể bị méo. Nút khử từ có thể làm cho hình trở lại bình thường nhờ giảm từ trường. Nhiều màn hình có nút khử từ, một số khác tự động khử từ khi mở máy. Nên kiểm tra tính năng này khi mua.

Cũng nên chú ý đến các cải tiến làm màn hình dùng thuận tiện hơn. Bảng điều khiển phải đặt phía trước màn hình để không mỏi cổ và dễ quan sát khi chỉnh các chức năng thường dùng nhất như độ tương phản, độ sáng, vị trí thẳng đứng và nằm ngang của khung hình, khử từ, chọn chế độ, và cả công tắc tắt mở.

Chăm sóc sức khỏe

Thuận tiện và an toàn là những yếu tố quan trọng nhất khi bạn làm việc nhiều giờ trước màn hình. Tất cả các màn hình phải được xử lý chống chói mắt, điều quan trọng để chống nhức mắt và nhức đầu.

Chất OCLI đắt tiền phủ màn hình làm tăng giá màn hình, nhưng dường như đáng giá. Phủ bằng silic hay xử lý cơ khí bằng axit cũng có hiệu quả nhưng có thể giảm độ sáng và độ sắc nét của màn hình. Nên thử màn hình bằng cách nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau và nhiều loại ánh sáng môi trường khác nhau. Nếu màn hình chưa được xử lý chống chói, cần mua một màn lọc gắn thêm, đó chính là tiền đầu tư cho sự an toàn của mắt bạn. Màn hình cũng nên kèm theo đế xoay thuận tiện để chỉnh góc nhìn và chống căng thẳng do tư thế nhìn.

Sự phát xạ cũng là một đề tài quan trọng khi xét độ an toàn. Tất cả các màn hình đều phóng bức xạ điện từ. Mặc dù chưa có bằng chứng là bức xạ màn hình có hại, hầu hết các hãng đều đang sản xuất các màn hình có độ bức xạ thấp.

Nếu bạn còn lo ngại, tốt hơn hết nên mua các màn hình tuân theo các tiêu chuẩn an toàn đã được công nhận. Phần đặc tính màn hình phải ghi rõ sản phẩm tuân theo chuẩn MPRII hay TCO.

Tiết kiệm năng lượng

Đây có lẽ là điểm sau cùng khi chọn mua hàng. Màn hình có bộ quản lý năng lượng sẽ tự động tối đen sau một lúc không hoạt động, nhằm tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ. Khi tác động lên một phím bất kỳ, ở chế độ ngắt màn hình sẽ hồi phục từ từ theo tốc độ đốt nóng ống hình, trong khi ở chế độ sẵn sàng sẽ hiện hình ngay tức khắc.

Có hai chuẩn để đánh giá tính năng này: EPA (Environment Protection Agency - Cơ quan bảo vệ môi trường của chính phủ Mỹ) và Nutek. Hai chuẩn đều qui định mức tiêu thụ dưới 30W cho chế độ sẵn sàng và dưới 5W cho chế độ ngắt gần như toàn bộ. Hai chuẩn này chỉ đơn thuần nói đến mức tiêu thụ của màn hình, hoàn toàn không quan tâm đến phương pháp thực hiện.

Đáp ứng nhu cầu

Mặc dù số liệu từ các nhà sản xuất cho thấy màn hình 14 inch vẫn đang dẫn đầu về số lượng, các nhà phân tích dự kiến số lượng này sẽ giảm nhanh trong vài năm tới và màn hình 15 - 16 inch sẽ trở thành phổ biến.áá

Thành công phi thường của Microsoft Windows có lẽ là một trong các lý do để chuyển sang màn hình lớn. Một người dùng Windows khẳng định nhu cầu đối với màn hình lớn hơn vì thật bất tiện khi phải liên tục thay đổi cỡ và di chuyển các cửa sổ. Anh ta đơn giản chỉ muốn chuyển từ cửa sổ bảng tính sang cửa sổ soạn thảo văn bản mà không phải căng mắt ra nhìn.áá

Nhu cầu màn hình lớn tăng cũng phần nào do sự phát triển nhanh chóng của thị trường multimedia, với các hình ảnh chuyển động thực của video trên màn hình, và sự kiện CD-ROM đang ngày càng trở nên không thể thiếu cho mọi máy để bàn. Nếu bạn đã bỏ một số tiền đáng kể vào CD-ROM, card video, card âm thanh và phần mềm, cuối cùng đương nhiên bạn cũng muốn có một hình ảnh tốt nhất có thể có: hình lớn hơn và độ phân giải cao hơn.áá

Sự lớn mạnh của PC trong gia đình cũng được xem là một nguyên nhân để chuyển sang màn hình lớn hơn. Yếu tố này kết hợp với multimedia đang làm cho những ngày còn lại của màn hình 14 inch trở nên thực sự ngắn ngủi. Ngoài tầm nhìn rộng hơn, màn hình lớn còn có độ phân giải cao hơn, nghĩa là hình ảnh rõ hơn, sinh động hơn và giảm nhức mắt cho người xem.

Vấn đề bức xạ

Các màn hình thường theo một trong hai chuẩn bức xạ: MPRII hoặc TCO. Cả hai chuẩn đều do Thụy Điển đặt ra và nhanh chóng được công nhận là chuẩn công nghiệp cho các nhà sản xuất toàn thế giới.áá

Cả hai chuẩn qui định mức phóng xạ cho phép và mức thấp nhất. TCO nghiêm ngặt hơn đòi hỏi đo từ khoảng cách 11,8 inch hay 30cm, MPRII đo từ khoảng cách 19,7 inch hay 50cm. Tuân theo tiêu chuẩn nào là do nhà sản xuất tự chọn.áá

Dù tuân theo chuẩn nào, màn hình cũng phải có lưới lọc bên trong để giảm bức xạ điện từ gây nên bởi điện tử bên trong màn hình. Do chưa có bằng chứng xác đáng là bức xạ màn hình gây hại cho sức khỏe nên chuẩn an toàn sức khỏe chưa bị luật pháp bắt buộc. Tuy nhiên trước sức ép của thị trường và mối lo của người dùng, các nhà sản xuất vẫn đáp ứng bằng cách gắn lên sản phẩm các chứng chỉ tuân theo chuẩn TCO hay MPRII. Cũng vì thế không khó khăn gì để kiểm tra xem màn hình tuân theo chuẩn an toàn nào.áá

Ngoài ra, các đặc tính sản phẩm cũng cho biết màn hình tuân theo chuẩn nào, có tính năng tiết kiệm năng lượng hay không và loại hệ thống chống chói nào được áp dụng, nếu có.