Xin tài liệu về core i5 ??

Em đang làm bài thuyết trình về dòng core i5, nhưng tài liệu trên mạng m thấy ít quá, bạn nào có tài liệu về dòng này share m với nha, thank rất nhiều, càng đầy đủ càng tốt....ah bạn nào biết về công nghệ của core i5 thì càng tốt nha, m tìm trên gg thì chỉ thấy có giới thiệu ko ah, ít nói về công nghệ lắm...

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn!
"Công nghệ Intel Turbo Boost trong thế hệ bộ vi xử lý Intel Core i5 và i7 tăng cường sức mạnh tính toán so với sức mạnh gốc của chúng khi cần thiết, cho phép người sử dụng có thể hoàn thành khối lượng công việc lớn một cách dễ dàng và nhanh chóng, như bạn phải mã hoá/giải mã các nội dung đa phương tiện có độ phân giải cao" Tương tự, công nghệ siêu phân luồng Hyper Threading cho phép các CPU xử lý nhiều khối lượng công việc nhanh hơn bằng cách tăng gấp đôi số luồng dữ liệu được xử lý đồng thời.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Ngày 8-9-2009, Intel đã chính thức đưa ra thị trường thế hệ vi xử lý mới Intel Core i5 cho phân khúc mainstream-level dành cho người tiêu dùng rộng rãi.
Thật sự Core i5 là một phiên bản phổ cập của Core i7. Vào thời điểm ra đời (tháng 11-2008), Core i7 tên mã Bloomfield được mệnh danh là “CPU nhanh nhất hành tinh”, với nhiều cải tiến và công nghệ vượt trội so với các thế hệ CPU từ Core 2 trở về trước. Nhưng dòng vi xử lý này có giá rất đắt (con Core i7-975 Extreme Edition 3,33GHz có giá xuất xưởng tới 999 USD cho đơn hàng 1.000 sản phẩm) và chỉ thích hợp cho các hệ thống mạnh và chuyên nghiệp. Giờ đây, với dòng Core i7 và Core i5 tên mã Lynnfield, Intel sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng rộng rãi được hưởng thụ các công nghệ tiên tiến mới của Core i7.

Core i5-750 là sản phẩm đầu tiên của thế hệ CPU Core i5. Nó cũng được chế tạo trên công nghệ 45nm, có 4 nhân và 8MB L3 cache (dạng SmartCache dùng chung cho tất cả các nhân). Cũng giống như Core i7, Core i5 là vi xử lý đa nhân có thiết kế nguyên khối (monolithic processor), nghĩa là tất cả 4 nhân cùng nằm chung một cách “bình đẳng” trên một die duy nhất. Ở thiết kế đa nhân của Core 2, một bộ vi xử lý 4 nhân được hình thành bằng cách gom 2 die vi xử lý 2 nhân vào chung một đóng gói. Thiết kế mới này rất lợi hại à nghen. Nhờ cùng nằm chung một die, việc liên lạc giữa các nhân với nhau sẽ có băng thông lớn và độ trễ thấp. Còn trong thiết kế cũ, khi nhân này cần làm việc với nhân nằm trên die khác, lộ trình liên lạc sẽ phải đi vòng qua chip Northbridge trên mainboard.
Nhưng các CPU dòng Lynnfield dùng socket hoàn toàn mới LGA1156 (thay vì LGA1366 của Core i7-900 Series). Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước tốc độ đưa ra socket CPU mới quá nhanh của Intel. Socket LGA775 được xài từ năm 2004. Mãi tới tháng 11-2008, với Core i7, Intel mới tung ra Socket LGA1366, và 10 tháng sau đã có thêm LGA1156.
Tuy có đóng gói nhỏ hơn Core i7-900 Series và bằng Core 2, nhưng các CPU Lynnfield có kích thước die tới 296mm2 và có 774 triệu transistor (trong khi Core i7-900 Series có die 263 mm2 với 731 triệu transistor). Cũng phải thôi, vì từ dòng vi xử lý này, Intel đã cho tích hợp các cổng giao tiếp đồ họa PCI Express vào thẳng nhân xử lý rồi.
Mặc dù cũng thuộc gia đình Nehalem như Core i7-900 Series, nhưng dòng CPU Lynnfield có những thay đổi về kiến trúc, theo hướng giảm bớt cho phù hợp với đối tượng người dùng mà nó nhắm tới cũng như với mức giá thành của dòng entry-level.
Tuy vẫn ứng dụng công nghệ kết nối nội bộ mới chip-to-chip như Core i7-900 Series để thay thế cơ chế bus hệ thống bề mặt front side system bus (FSB) giờ đã chậm chạp của các thế hệ CPU trước đây, nhưng các CPU Lynnfield không dùng đường truyền dữ liệu Intel QuickPath Interconnect (QPI) tốc độ cao mà được trang bị giao diện Direct Media Interface (DMI) chậm hơn gần một nửa. Thật ra, điều này cũng là tất nhiên. Ở nền tảng chipset X58, việc liên lạc giữa vi xử lý và chip Northbridge được thực hiện thông qua kênh QPI cực nhanh, trong khi kênh DMI được sử dụng để làm việc giữa 2 chip Northbridge và Southbridge của chipset. Bây giờ, ở Lynnfield, khi mà các làn PCI Express đã được tích hợp thẳng vào vi xử lý, nhu cầu băng thông giữa vi xử lý với chipset giảm xuống, chỉ cần giao diện DMI đã là đủ rồi.
Hơn nữa kể từ nền tảng Lynnfield, Intel bắt đầu sử dụng giải pháp chip đôi (dual-chip), nghĩa là máy tính chỉ còn 2 con chip là vi xử lý và chipset. Từ nền tảng X58 trở vê trước, bộ chipset gồm 2 chip Northbridge và Southbridge (ICH). Còn bây giờ, chipset chỉ còn lại 1 chip Southbridge với tên mới gọi là platform controller hub (PCH), đầu mối của tất cả các kết nối còn lại của hệ thống. Con chip có tên mã là Ibek Peak này giờ đây chịu trách nhiệm điều khiển 14 cổng USB 2.0, 8 làn PCI-Express x1, Gigabit LAN, HD audio và 6 cổng SATA-II.
Riêng Core i5-750 cũng bị cắt đi tính năng hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng Hyper-Threading (HT) mới được phục hồi ở Core i7. Tuy cũng được tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ vào ngay trong chip vi xử lý như Core i7, nhưng thay vì hỗ trợ 3 kênh bộ nhớ (triple-channel), các CPU Lynnfield chỉ hỗ trợ 2 kênh bộ nhớ (dual-channel).
Có một sự cải tiến đặc biệt, bên cạnh kênh nối trực tiếp với bộ nhớ đã được tích hợp vào ngay nhân vi xử lý ở Core i7-900 Series (thay vì nằm ở bộ chipset như trước), dòng vi xử lý Lynnfield còn được tích hợp kênh riêng để làm việc thẳng với các card đồ họa giao tiếp PCI Express 2.0. Kênh này có thể hoạt động một mình với 16 làn và băng thông 16GB/s (với cấu hình 1 card đồ họa x16), hay tách làm 2 đường 8 làn và băng thông 8GB/s (khi gắn 2 card đồ họa theo công nghệ SLI và CrossFire).
Điều nổi bật là Core i5 sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao tính trên chi phí. Nó cũng hỗ trợ tính năng tự động overclock Turbo Boost như Core i7, nhưng thay vì chỉ cho phép tăng hệ số (multiplier) thêm tối đa 2 cấp như ở Core i7-900 Series, Core i5-750 hỗ trợ tăng tới 4 cấp. Cụ thể là với tốc độ danh định 2,66GHz, Core i5-750 có hệ số 20x, nhưng có thể thiết đặt lên mức 24x để chạy với tốc độ 3,2GHz (tùy theo công suất nguồn và hệ thống tản nhiệt). Core i5 có công suất tiêu thụ điện năng TDP chỉ 95W so với 130W của Core i7-900 Series.
Intel công bố rằng Core i5-750 (2,66GHz) chạy nhanh hơn Core 2 Quad Q9400 (2,66GHz) tới 20%.

biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Bạn thường mua CPU mới vì lý do gì? “Sở thích” mua sắm? “Sính” hàng mới? Tâm lý “thời thượng”? Hay là vì bạn thực sự cần đến những sản phẩm có hiệu năng cao hơn, nhưng đồng thời cũng tiết kiệm điện hơn và tạo ra nhiều lợi ích hơn cho chính mình? Nếu cảm thấy mệt mỏi và đau não vì phải đọc những bài phân tích công nghệ dài hàng chục trang chữ thì hãy xem 1 bài tổng kết “nho nhỏ” của Intel, về các ưu điểm của Core i5 lẫn Core i7 (dòng Lynnfield) so với các đàn anh đi trước như Core 2 Duo, Pentium Dual Core.
Cả hai bộ xử lý Core i7 và Core i5 với công nghệ tăng tốc độc quyền Turbo Boost đều có thể nâng hiệu suất máy tính lên thêm 20%, giúp hệ thống hoạt động nhanh hơn và kéo dài thời lượng pin, bằng cách tự động điều chỉnh xung nhịp của từng nhân độc lập cho phù hợp với nhu cầu xử lý.
Bên cạnh đó, mạch điều khiển bộ nhớ tích hợp (integrated memory controller) cũng được Intel đưa vào chip, giúp việc trao đổi dữ liệu giữa nhân điện toán và bộ nhớ nhanh hơn so với khi các thành tố nằm tách biệt trên bảng mạch.
Ngoài ra, công nghệ Hyper-Threading cung cấp 2 luồng (thread) trên mỗi nhân, tức là nhân đôi số tác vụ mà một bộ vi xử lý có thể thực thi. Core i7 với công nghệ siêu phân luồng này cho phép máy tính thực hiện nhiều ứng dụng hơn trong khoảng thời gian nhanh hơn. Hệ thống càng có nhiều luồng xử lý dữ liệu thì người dùng càng dễ dàng chuyển đổi giữa các ứng dụng hơn. Các thao tác chuyển đổi giữa ảnh, phim, âm nhạc và những công việc khác trở nên nhanh hơn bao giờ hết.
Trong một hệ thống máy tính với bộ vi xử lý Core i5, người sử dụng có thể chuyển đổi định dạng ba đoạn phim có độ dài 10 phút để đăng tải lên trang YouTube trong vòng 79 giây – nhanh gấp 3 lần so với chip Pentium Dual Core với thời gian tới gần 4 phút. Core i5 cũng có thể chỉnh sửa ảnh nhanh gấp gần 2 lần so với Pentium Dual Core. Core i5 cũng có thể chuyển đổi hơn 10 bài hát chỉ trong 5 phút nhưng lại tiêu thụ ít điện năng hơn đáng kể so với những dòng vi xử lý trước đó.
Riêng Core i7 nhanh hơn gấp 4 lần Pentium Dual Core khi chạy thử nghiệm một số trò chơi điện tử.
Core i7 và i5 thế hệ mới là những vi xử lý đầu tiên của Intel tích hợp 16 làn PCIe 2.0 cho mục đích đồ hoạ lẫn hệ thống điều khiển bộ nhớ 2 kênh, cho phép tất cả các dữ liệu vào/ra và các chức năng điều khiển được xử lý bằng một chipset Intel P55 Express duy nhất. Những chipset của Intel trước đây đều cần 2 chip riêng biệt. Một giao diện đa phương tiện trực tiếp Direct Media Interface (DMI) mới sẽ kết nối giữa bộ vi xử lý và chipset. Chipset này hỗ trợ 8 cổng PCI Express 2.0 x1 (2,5 GT/giây) nhằm mang lại khả năng hỗ trợ linh hoạt cho các thiết bị.
Card đồ họa đôi cũng được hỗ trợ trong một cấu hình “2×8”. Ngoài ra, chipset này cũng hỗ trợ 6 cổng SATA 3 Gb/giây với công nghệ lưu trữ ma trận Intel Matrix Storage, hỗ trợ các cấp độ RAID 0/1/5/10. Có thể được hỗ trợ tới 14 cổng USB 2.0 khi sử dụng USB 2.0 Rate Matching Hub tích hợp trong chipset, cùng với công nghệ âm thanh Intel High Definition Audio. Các chip nói trên cũng là những sản phẩm đầu tiên được hỗ trợ bởi công nghệ đóng gói với chân cắm mới Land Grid Array (LGA) 1156.
Tham khảo thêm tại:http://www.pcgu....html