Quốc hội đã thông qua phương án mở rộng HN... Nghe xong tin này em cứ thấy buồn thế nào ấy chẹp

Khiếp thật, sau khi trì hoãn mấy ngày thì đã có 458/478 đại biểu tán thành, chiếm 92,9% số ĐBQH, 4 người không tán thành và 13 người không biểu quyết Chuẩn bị thành lập hội đồng hương Ba Đình để đấu với hội đồng hương Ba Vì thôi http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/05/785623/ [quote]Quốc hội đã thông qua Nghị quyết mở rộng Hà Nội 17:11'' 29/05/2008 (GMT+7) - Với 458/478 đại biểu tán thành, chiếm 92,9% số ĐBQH, 4 người không tán thành và 13 người không biểu quyết, cách đây ít phút, Quốc hội khóa XII đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà nội. Mô tả ảnh. Ảnh: Lê Anh Dũng Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày Báo cáo giải trình về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan để làm rõ một số băn khoăn của ĐBQH tại các phiên thảo luận tổ và hội trường trước đó. Lùi thời điểm bộ máy đi vào hoạt động 1 tháng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại: "Xây dựng và phát triển Thủ đô luôn là mối quan tâm hàng đầu. Bác Hồ, các lãnh đạo qua nhiều thời kỳ đều dành quan tâm đặc biệt cho việc này". Về quá trình chuẩn bị phương án mở rộng, người đứng đầu Chính phủ cho biết, ngay từ tháng 12/2000, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị khóa 8 đã khẳng định vai trò hàng đầu của Thủ đô HN, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế quốc gia. Nghị quyết nêu: "Trong 10 năm tới, thành phố phải phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội bền vững... phấn đấu trở thành Thủ đô trung tâm của khu vực". Pháp lệnh Thủ đô năm 2000 cũng nói rõ, Thủ đô HN là Thủ đô đa chức năng, mô hình tiếp nối của Thăng Long, Hà Nội, xứng đáng là Thủ đô của 120 triệu dân. Thủ tướng cho biết, nhiều năm nay, HN đã nhiều lần xin điều chỉnh các khu chức năng, do tình trạng quá tải, mất cân đối. Điều này đặt ra yêu cầu nghiên cứu quy hoạch vùng Thủ đô rộng hơn. "Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải lúc đó đã phân công tôi làm trưởng ban chỉ đạo, lên quy hoạch vừa xây dựng Thủ đô Hà Nội vừa quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội, bao gồm Thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh lân cận. Hai vấn đề này không thể tách rời nhau, Vùng Thủ đô gắn với Thủ đô, Thủ đô gắn với Vùng Thủ đô, có mối quan hệ rất mật thiết. Đầu năm 2005, Bộ Chính trị sau khi nghe đã thấy sự cần thiết phải mở rộng không gian Hà Nội, giao Chính phủ nghiên cứu phương án cụ thể", ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định. Thủ tướng nói thêm: "Từ năm 1961 đến nay, Hà Nội đã có 3 lần điều chỉnh. Năm 1978, đến năm 1981 lại điều chỉnh thu hẹp. Nhưng đây là lần đầu tiên được quy hoạch trên đề án quy hoạch vùng thủ đô và đề án mở rộng". Người đứng đầu Chính phủ cũng nhận thiếu sót về việc tờ trình còn sơ sài, đồng thời giải trình những băn khoăn của ĐB. Về lý do chọn phương án 1, Thủ tướng nói, tuy đa số ĐB đồng ý với phương án này nhưng cũng có băn khoăn là diện tích và dân số quá lớn, nên có ĐB đề xuất phương án 2 hoặc 4. Thủ tướng khẳng định, sau khi đã chấm điểm trên nhiều tiêu chí, phương án 1 vẫn được chọn vì những ưu điểm như sau: Thứ nhất, có quỹ đất lớn để xây 1 đô thị hiện đại bên cạnh 1 đô thị cổ kính trong tương lai. Quỹ đất có nền địa chất thuận lợi, không ảnh hưởng đến quỹ đất nông nghiệp vì chủ yếu là diện tích đất gò đồi chưa có nhiều dự án. Hà Tây và các địa phương tiếp giáp của Vĩnh Phúc, Hòa Bình có mối quan hệ lâu đời, đã từng có thời gian về HN. Lúc đó đạt mật độ 3.000 - 4.000 người/km2, tương đương với mật độ dân số các thành phố như Tokyo 4.400 người/km2, Paris 3.500 người/m2... Như vậy, cũng không phải là quá lớn vì trên thế giới có 17 thành phố có diện tích trên 3.000m2. Nếu chọn phương án 2, tuy cũng mở về phía Tây nhưng không gian chưa đủ đáp ứng. Phần còn lại của Hà Tây toàn thuần nông, sẽ khó cho Hà Tây phát triển. Ba phương án còn lại có diện tích nhỏ hơn nên càng không thể đáp ứng nhu cầu, chưa kể, nhiều diện tích đất trồng lúa và nhiều dân thuần nông, sẽ bị xáo động. Tất nhiên, CP cũng nhận thấy nhiều khó khăn, hạn chế khi chọn phương án 1. Nhưng Thủ tướng nói Chính phủ sẽ tập trung để xử lý. Về lộ trình thực hiện, nhiều ĐB cân nhắc thời điểm có hiệu lực. Thủ tướng cho hay: "Nếu Nghị quyết được thông qua, chúng tôi đề nghị từ 1/8/2008 sẽ thực thi để chỉ đạo chuẩn bị tốt nhất việc chuẩn bị bộ máy và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phương án ngân sách của Hà Nội mới để trình vào kỳ họp QH cuối năm". Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết hiện có hàng trăm dự án đang chờ đợi triển khai, nếu chờ, sẽ tiếp tục treo. "Việc QH thông qua Nghị quyết có ý nghĩa lịch sử" Về căn cứ quyết định, nhiều ĐB nói chưa có căn cứ khoa học. Theo Luật xây dựng, khi có địa giới cụ thể, mới lập quy hoạch xây dựng. Chính phủ đã gửi ĐB đề án định hướng. Sau khi QH thông qua, sẽ lập quy hoạch chi tiết. Mô tả ảnh. TP. Hà Đông - Hà Tây từ nay thuộc Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Phạm Hải "Nhiều ĐB nói, chưa lấy ý kiến nhân dân. Nhưng theo quy định pháp luật, chúng tôi chỉ tổ chức lấy ý kiến HĐND các cấp. Sau khi được QH thông qua Nghị quyết, Chính phủ sẽ mời chuyên gia quốc tế lập đồ án và sẽ chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân để đồ án quy hoạch có chất lượng cao", ông Dũng giải thích. Thủ tướng cũng tìm cách giải tỏa băn khoăn của ĐBQH về kinh phí, nguồn vốn: "Kinh phí sẽ không phát sinh nhiều như các trường hợp chia tách vì không mua sắm xây dựng thêm gì mới. Bộ máy cơ sở sẽ giữ nguyên. Chi thường xuyên cũng không bổ sung vì đã phê duyệt từ 2008. Sau khi có Nghị quyết, sẽ có điều chỉnh cho phù hợp. Ngân sách 2009 sẽ phê duyệt cuối năm". Về đầu tư hạ tầng xã hội, Thủ tướng cho biết sẽ huy động nhiều nguồn vốn. Trên cơ sở đồ án quy hoạch, sẽ có dự kiến theo từng dự án, trình lên hàng năm và theo 5 năm. Một băn khoăn nữa của ĐBQH cũng đã được ông Nguyễn Tấn Dũng đề cập, đó là việc Sơn Tây và Hà Đông là thành phố thuộc Hà Nội. Theo quy định Hiến pháp, tên gọi thành phố hay thị xã là tên để phân biệt mức độ đô thị hóa. Hai thành phố này sẽ tương đương là đơn vị hành chính cấp huyện. Chính phủ sẽ nghiên cứu để tổ chức lại thích hợp. Về công tác tổ chức cán bộ, Thủ tướng khẳng định: "Sau khi có nghị quyết, Chính phủ sẽ chỉ đạo sắp xếp bộ máy đảm bảo sự hợp lý, nhanh chóng ổn định. Về giữ gìn nét văn hóa truyền thống, Chính phủP sẽ lưu ý giữ gìn các nét văn hóa". Về kế hoạch sử dụng đất, ông Dũng nói kế hoạch sử dụng theo đúng quy hoạch luật đất đai. Ông Dũng cũng sẽ quan tâm và chăm lo đời sống bà con nông dân, người vùng sâu, vùng xa. "864 ngày nữa là kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Việc ĐBQH thông qua Nghị quyết sẽ có ý nghĩa lịch sử. Hàng năm sẽ báo cáo kết quả cho QH được biết". Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật QH Nguyễn Văn Thuận đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, giữa tỉnh Hà Tây và Phú Thọ. [/quote]
Nếu một ngày..
Nếu một ngày..
Trả lời 15 năm trước
[:)] Thế là xóa sổ Hà Tây rồi... Nghe chả ổn gì cả [:(]
Linh
Linh
Trả lời 15 năm trước
nghe mà buồn hết người [:-S][:-S], sự thật thì ko hề muốn nhập gì cả, như thế loãng lắm, chán quá trời ạ!
Trả lời 15 năm trước
Vừa mới gõ ở topic của bạn nào đấy bê nguyên sang đây vậy [:(] 4h kém 10 phút Hà Nội đang nắng nóng có một tiếng sấm rền vang, mây đen kéo đến và trời chuyển mưa trong vòng 15 phút. Việc bấm nút diễn ra vào khoảng gần 5h sau một loạt các bài phát biểu... các anh Bộ Xây dựng gần như nhảy lên reo hò. Vậy là số phận của thủ đô đã được định đoạn. Chúng ta chuẩn bị có một megacity theo đúng nghĩa sau khoảng 50-100 năm và không có cách nào thay đổi được. Các khoản đầu tư lớn, các hoạt động kinh tế và đầu tư thay vì được dàn ra các đô thị vệ tinh và tam giác, tứ giác kinh tế sẽ tập trung lại vùng Hà Nội. Các tỉnh miền bắc trong 10-20 năm nữa sẽ bị gạt ra ngoài lề. Cực kinh tế miền bắc hay cái gọi là đầu tàu sẽ là một điểm duy nhất trên bản đồ thay vì lan tỏa ra các đô thị vệ tinh hay tam giác, tứ giác phát triển... Dòng người nhập cư Hà Nội đương nhiên sẽ không giảm đi mà tăng lên mạnh mẽ, người ta sẽ cố gắng bám trụ lại vùng thủ đô bằng mọi giá... vì Quốc Hội đã quyết! Vài chục năm nữa, chúng ta sẽ gặp những cảnh tắc đường triền miên; sẽ có ô nhiễm không khí gây tối đen thành phố; hàng chục cây số nhà ổ chuột thực thụ thiếu nước, điện, vệ sinh, hạ tầng đường xá; khoảng cách giàu nghèo sẽ tăng lên cùng với bạo lực, trộm cướp, lừa đảo... với vô số người bị bần cùng hóa... Với tỷ lệ bỏ phiếu cao như vậy, Quốc Hội đã chứng tỏ họ thực sự là nghị gật - điều mà nhiều người thầm mong là không phải. Sự việc này làm mất lòng tin của các nhà đầu tư vào thể chế điều hành của Việt Nam. Trước mắt, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn ra, những ai còn ở lại làm ăn sẽ phải theo hướng chộp giật, ăn sổi và phải tính nước rút nhanh nếu xảy ra trường hợp có những quyết định lớn được áp đặt mà không gặp sự phản biện thích đáng đi ngược lại lợi ích của họ.
Trả lời 15 năm trước
đúng, bùn. người ta thay vì đầu tư cho thành phố sạch đẹp văn minh hơn thì lại đi mở rộng thêm...
Nguyen Xuan Binh
Nguyen Xuan Binh
Trả lời 15 năm trước
Thật chẳng ra làm sao.Người ta tách ra chảng được đây lại đi nhập vào, tại sao không đầu tư cho các tỉnh lân cận phát triển mạnh mẽ hơn thành những vệ tinh bay quyanh HN mà phải xác nhập vào. Nói nhanh cho vuông thật là vớ vẩn