Với người mới sử dụng máy ảnh đam mê chụp ảnh nên mua máy ảnh KTS trước hay mua D-SLR luôn?

em chua tung cam may anh bao gio nhung lai rat thich nhung buc anh dep va viec sang tao anh. Hien tai em du dinh mua mot may anh chup troi theo cac pro thi co nen mua ngay mot may D-SLR hay nen mua loai nao truoc de tap tanh cho on roi moi tinh chuyen mua may D-SLR . Xin cho loi khuyen chi dan.. Chan thanh cam on
GAUKUN
GAUKUN
Trả lời 15 năm trước
Quan trọng là bác lại quên bác định đầu tư bao nhiêu cho chiếc máy của mình rồi [:(] Nếu chưa có nhiều tiền thì nên đầu tư vào các máy KTS trước sau đó thì đầu tư tiếp lên DSLR sau... Bài viết ngắn xin được chia sẻ cùng các bạn những kinh nghiệm của cá nhân tôi về sự lựa chọn máy ảnh DSLR thích hợp. Xin miễn được giải thích cụ thể DSLR là gì vì đã có Google làm hộ nếu cần thiết [:)] Tôi đến với máy ảnh số vào năm 2001 với chiếc máy đầu tiên là FUJI 6900z 3Mpx cùng với phụ kiện là thấu kính Wide Converter. Với chiếc máy gần như hoàn toàn tự động này tôi không tiếp nhận được một chút nào về kỹ thuật sử dụng máy ảnh như điều chỉnh khẩu độ, tốc độ...cho đến khi tôi mua chiếc CANON EOS 300D và ống kính kit EF-S 18-55 f/3.5-5.6. Vào thời điểm 2003, 300D là quả bom tấn của thế giới máy ảnh DSLR, giá quá rẻ so với các thế hệ trước đó như EOS 10D, D30, D60, 1D, 1Ds. Và sau khi thắng lợi trên thị trường với dòng máy 300D, CANON liên tục đưa ra đủ các thế hệ máy tiếp theo, hệ lụy tiếp theo các hãng cạnh tranh cũng vậy. Khổ nhất người sử dụng amateur choáng ngợp trước một rừng lựa chọn khi muốn mua máy DSLR. Gói gọn trong bài viết này tôi xin được nói đến sản phẩm của Canon do tôi chỉ sử dụng dòng máy của hãng này và cũng nhiều người sử dụng Canon, xin đừng hiểu lầm tôi làm công tác quảng cáo nhé. Thực chất khi ai đó sử dụng dòng máy ảnh thay được ống kính thường gắn liền với dòng máy đó rất lâu (thay dòng khác đồng nghĩa với việc phải mua mới đèn flash, lenses...các dòng khác nhau dùng chung được đúng cái dây đeo cổ). Dễ dàng có thể thấy nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng dòng Nikon film tới giờ vẫn sử dụng dòng Nikon digital mặc dù thế giới đã và đang chuyển mình sang ... [:D]. Như một chiến lược kinh doanh của các hãng, về bản chất các thế hệ máy tiếp nối nhau ra đời cái sau nhỉnh hơn cái trước một số thứ không mấy liên quan đến chất lượng ảnh như firmware, màn hình lớn, tốc độ chụp nhanh,phân giải cao... Và điều tất yếu là người mới sử dụng luôn dành dụm để mua cho bằng được chiếc máy thế hệ sau – hiện đại hơn – sành điệu hơn – đắt đỏ hơn - mà quên đi một điều rằng máy ảnh số DSLR đời thấp, giá rẻ lại sẽ cho ảnh đẹp hơn nếu được sử dụng với một ống kính (lens) tốt. Ở những máy DSLR bán chuyên nghiệp từ 6 mega pixel rửa tới 12 Mpx đi chăng nữa rửa ảnh cỡ 50x75 cm gần như không có sự khác biệt (cùng chế độ chụp). Nghĩa là, khi mua máy DSLR, hãy dành một phút cân nhắc với sự lựa chọn Máy đời thấp + ống kính tốt hơn là một chiếc máy hiện đại đắt đỏ nhưng lại dùng ống kính tồi. Các loại máy CANON DSLR đều tốt nhưng chênh lệch về mức giá lại là điều cần suy nghĩ. Vì vậy nhân tiện tôi xin được liệt kê một vài loại ống kính tốt đến cực tốt, giá rẻ đến hợp lý mà tôi đã từng sử dụng, review ở các site nhiếp ảnh cũng rất cao. http://www.the-digital-picture.com/Images/Pic/Canon-EF-S-18-55mm-f-3.5-5.6-Lens.jpg Ống kính KIT Canon EFS 18-55 f/3.5-5.6 : Giá : ~30-60 USD hoặc miễn phí vì được bán kèm theo 300D, 20D, 30D, 40D, 400D... Thích hợp cho mọi hoàn cảnh chụp phong cảnh, chân dung, gia đình – Cho ảnh chất lượng khá tốt với khẩu độ từ f/5.6 đến f/22 trong hoàn cảnh “trời xanh mây trắng nắng vàng”. Và ảnh chấp nhận được ở các hoàn cảnh điều ánh sáng khác. Lens tiêu cự đủ rộng với dòng máy bị crop factor 1.6x ở tiêu cự 18mm. Nhược điểm : Bằng nhựa, ọp ẹp (đồ miễn phí mà), lấy nét chậm và kêu to khi môi trường thiếu sáng, xấu giai. --------------------------- http://www.fredmiranda.com/reviews/data/2/1ef50mmf_18_1_.jpg Ống kính Canon EF 50 mm f/1.8 : Giá 60-90 USD. Thích hợp gần như hoàn toàn cho ảnh chân dung. Cho chất lượng ảnh RẤT TỐT, trong vắt, màu sắc trung thực và sắc nét kể cả ở f/1.8. Vì khẩu độ lớn nhất là f/1.8 nên trong điều kiện ánh sáng yếu nó là một ông hoàng. Và ưu điểm khác nữa là ở tiêu cự 50mm là nó bằng đúng tiêu cự tầm nhìn mắt của loài người chúng ta, ảnh tròn trịa, WHAT YOU SEE iS WHAT YOU GET. Nhược điểm: Lại cũng bằng nhựa, ọp ẹp, lấy nét kêu khá to nhưng đây xứng đáng là một món quà hảo tâm, chất lượng từ hãng CANON. --------------------------- http://www.fredmiranda.com/reviews/data/43/823228-75mm.jpg Ống kính Tamron 28-75mm f/2.8 : Giá 250-300 USD. Có đầy đủ chủng loại mount thích hợp cho Nikon, Canon... Thích hợp tuyệt vời cho chụp gia đình, chân dung. Màu sắc, sống động, tươi thắm và rất sắc nét.... ngang bằng với dòng ống kính đắt tiền EF 24-70mm f/2.8 mà giá lên tới 1200 USD. Nhược điểm : Vẫn là vỏ nhựa nhưng khá chắc chắn, hình thức xấu giai và lấy nét chậm. --------------------------- http://www.fredmiranda.com/reviews/data/2/1ef24mmf_28_1_.jpg Ống kính Canon EF 24mm f/2.8 : Giá 150-290 USD. Thích hợp cho gần như mọi hoàn cảnh với những người đã lận lưng tương đối kinh nghiệm ZOOM bằng chân, đây là ống kính ưa thích nhất của tôi. Sắc nét, trong trẻo, màu sắc trung thực và khẩu độ lớn với f/2.8 thì trời nhập nhoạng không mấy ý nghĩa. Ngoài ra nó rất nhỏ gọn, vỏ làm bằng kim loại chắc chắn. Nhược điểm : lấy nét kêu rõ to (mặc dù rất nhanh). --------------------------- http://www.fredmiranda.com/reviews/data/2/1ef35mmf2_1_.jpg Ống kính Canon EF 35mm f/2.0 : Giá 150-250 USD. Thích hợp cho gần ảnh chân dung và một số tình huống ảnh HẸP và vẫn với những người đã lận lưng tương đối kinh nghiệm ZOOM bằng chân, ống kính này tôi đặc ưa thích nhất với ảnh chân dung lấy rộng. CỰC sắc nét, trong trẻo, màu sắc trung thực và khẩu độ lớn với f/2.0 thì ánh sáng với 1 ngọn nến cũng là quá nhiều. Ngoài ra nó rất nhỏ gọn, vỏ làm bằng kim loại chắc chắn. Nhược điểm : lấy nét kêu cực to. --------------------------- Trên đây có thể nói là những ống kính tốt vì nhiều tố gộp lại như giá rẻ, chất lượng ảnh. Ngoài ra cũng còn rất nhiều lựa chọn khác nhưng giá cả lại là điều cần suy nghĩ. Tôi từng đã sử dụng nhiều loại máy ảnh số từ giá rẻ đến đắt đỏ như 300D, 10D, 20D, 30D, 400D, 1D, 1Ds, 1D mark II, 1Ds mark II -> tất cả đều tốt đến tuyệt vời nhưng với những dòng máy bán chuyên nghiệp đừng bắt nó làm những việc quá khó, đó là nhiệm vụ của những chiếc máy xa xỉ phục vụ một bộ phận chuyên đi kiếm tiền. Nếu bạn mới bước chân vào nhiếp ảnh, hãy trang bị cho mình một chiếc máy thích hợp với túi tiền nhưng chắc chắn đừng tiết kiệm với ống kính. Đừng bao giờ tự ti với máy móc nếu như với bạn nhiếp ảnh là niềm yêu thích, hãy luôn sẵn sàng với khoảnh khắc chứ không phải là với một chiếc máy Oách xà loách nhưng để làm xiếc. Cuối cùng nếu vấn đề “vàng và dollar” của bạn lại không là vấn đề thì tại sao không chọn cho mình những chiếc máy, ống kính mới nhất, đắt nhất -> đó là sự lựa chọn không cần bàn cãi. (mọi ý kiến không đồng tình xin được đưa ra thẳng thắn vì bài viết ngắn chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân tôi – chân thành cảm ơn sự quan tâm của các member trên TINHTE) Minh Trí http://xs220.xs.to/xs220/07426/4Bekhanh3.jpg Ảnh chụp bằng ống kính KIT EFS 18-55 f/3.5-5.6 trên thân máy 300D, ánh sáng gốc là đèn pha xe máy, ISO 1600 @f/3.5 ---------------------------------------- http://xs220.xs.to/xs220/07426/18-55.jpg Ảnh chụp bằng ống kính KIT EFS 18-55 f/3.5-5.6 trên thân máy 300D, ánh sáng tự nhiên , ISO 100 @f/11 ---------------------------------------- http://xs220.xs.to/xs220/07426/24.jpg Ảnh chụp bằng ống kính EF 24mm f/2.8 trên thân máy 1D, ánh sáng đèn Flash, ISO 640 @f/4 ---------------------------------------- http://xs220.xs.to/xs220/07426/35.jpg Ảnh chụp bằng ống kính EF 35mm f/2.0 trên thân máy 10D, ánh sáng tự nhiên, ISO 100 @f/9 ---------------------------------------- http://xs220.xs.to/xs220/07426/50-2mm.jpg Ảnh chụp bằng ống kính EF 50mm f/1.8 trên thân máy 1D, ánh sáng đèn tuýp trong phòng, ISO 1000 @f/2.8 ---------------------------------------- http://xs220.xs.to/xs220/07426/75.jpg Ảnh chụp bằng ống kính Tamron 28-75mm f/2.8 trên thân máy 1D, ánh sáng tự nhiên, ISO 250 @f/22 ---------------------------------------- Đây là bài viết của Bác Nghĩa bên tinhte