Giúp mình có ý tưởng làm bài văn nghị luận xã hội này với ( văn 12)

Dân tộc ta cùng nhân loại bước sang thế kỉ 21. Là thanh niên của thời kì được chứng kiến và tham gia vào bước chuyển biến lịch sử vĩ đại này, em có những suy nghĩ gì?...
Trả lời 14 năm trước
Mình mới sưu tập được 1 số tài liệu, bạn thử dựa vào đó xem sao Bất cứ một quốc gia dân tộc và chế độ xã hội nào muốn tồn tại phát triển đều phải quan tâm đến việc bồi dưỡng và phát huy thanh niên. Sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến vận mệnh và tồn tại của đất nước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc. Vì vậy, thanh niên luôn là lực lượng chiến lược của mỗi quốc gia dân tộc. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đưa ra vấn đề thức tỉnh thanh niên từ đó thức tỉnh cả dân tộc với niềm tin chắc rằng: "Luồng gió từ nước Nga thợ thuyền đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương". Bằng nhiều hình thức Người đã từng bước thức tỉnh các tầng lớp thanh niên nước ta. Sau khi Luận cương về thanh niên thuộc địa được nhất trí thông qua tại Đại hội Quốc tế thanh niên Cộng sản lần thứ IV, đồng chí Nguyễn Ái Quốc tác giả của văn kiện nổi tiếng này đã triển khai thắng lợi chủ trương xây dựng tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (trước đây gọi là Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội), một tổ chức bao gồm phần lớn là thanh niên trẻ tuổi theo xu hướng cộng sản, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và cũng là tiền thân của Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương. Cách mạng Tháng 8 thành công mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho đất nước, Bác Hồ dạy: "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên". Nói về nhiệm vụ xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, Bác nói: "Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các cháu rất nhiều" và tương lai đất nước sẽ phát triển ra sao, "Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu". Bác vừa khẳng định vai trò lịch sử của thanh niên, vừa đặt niềm tin mạnh mẽ vào khả năng cách mạng của thanh niên và vị trí chiến lược của công tác vận động thanh niên. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng CNXH, Người nhìn nhận thanh niên là lớp người "xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng CNXH; thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc" và "trong mọi việc thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm". Trong thời điểm miền Nam bị giặc Mỹ chiếm đóng, Bác vẫn luôn khẳng định vai trò của thanh niên: "Các cháu thanh niên miền Nam sinh ra và lớn lên trong hai cuộc đấu tranh yêu nước đã được rèn luyện thành một thế hệ thanh niên vô cùng gan dạ, thông minh, không sợ gian khổ, hy sinh, quyết chiến quyết thắng...". Bác đánh giá đúng đắn khả năng cách mạng và vai trò xung kích sáng tạo của thanh niên, Người tin tưởng: "... Bác rất tự hào, sung sướng và thấy hình như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang...". Đó là kết luận vô cùng quan trọng, rất khoa học của Bác đối với sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà các thế hệ thanh niên nước ta đã và đang đảm nhiệm, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng bảo vệ Tổ quốc". Quán triệt tư tưởng của Người, Nghị quyết hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 4 (khóa VII), đã nêu: "thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng...". Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, sau khi nói về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định: "... Công việc đó là của toàn xã hội nhưng trước hết là của thanh niên, vì thanh niên có vị trí đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc...". Thanh niên là lớp người kế tục tất yếu sự nghiệp cách mạng của cha anh đưa nước nhà đến một tương lai tươi sáng, bởi "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do thanh niên". Mặc dù đánh giá cao vai trò của thanh niên "Vì thanh niên là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên trong tương lai". Song Bác vẫn xem xét thanh niên là lớp người cần bồi dưỡng giáo dục để phát triển toàn diện. Vì vậy khi đánh giá thanh niên với tất cả những ưu điểm vốn có của thanh niên, coi thanh niên là "bộ phận quan trọng của dân tộc", "người chủ tương lai của nước nhà". Nhưng Người luôn chỉ ra những nhược điểm hạn chế của một bộ phận thanh niên. Đó là thiếu từng trải, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, chưa chịu khó học tập, mắc bệnh hình thức, cá nhân, tự cao, tự đại... Bác yêu cầu thanh niên phải chống tâm lý tự tư, tự lợi, tâm lý ham sung sướng tránh khó nhọc, thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay; lười biếng, xa xỉ, kiêu căng, giả dối, khoe khoang... Xuất phát từ việc coi thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, là người sáng tạo ra xã hội mới. Bác nhiều lần căn dặn cán bộ làm công tác thanh niên phải nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát triển. Người nói: "Từ ngày cách mạng Tháng 8 đến nay, thanh niên ta có cơ hội phát triển một cách mau chóng và rộng rãi"; đó là sự phát triển về học vấn, trí tuệ, nghề nghiệp và thể chất.