Đề văn: Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã gặp trong cuộc sống để lại nhiều ấn tượng nhé!

[size_4]de la:hay ke lai mot cau chuyen ma em da gap trong cuoc song de lai nhiu an tuong nhat[/size_4]
Trả lời 15 năm trước
Đây là dạng đề văn mở hoàn toàn chứ không phải phân tích cho nên rất khó để giúp. Em cố nhớ xem sự kiện nào để lại ấn tượng cho em, tả lại để mọi người giúp
hoàng văn cừ
hoàng văn cừ
Trả lời 15 năm trước
để làm được bài văn này bạn phải lập được dàn ý sau đó chọn lọc các chi tiết tiêu biểu và sắp xếp cúng theo một chình tự .chúng bạn làm bài văn tốt
Tôi yêu VN
Tôi yêu VN
Trả lời 15 năm trước
Bạn thử cái này xem thế nào nhé Trong cuộc đời chúng ta sẽ có không ít những chuyến đi tới những nơi mà chưa một lần chúng ta đặt chân đến. Mỗi chuyến đi này mang lại cho chúng ta rất nhiều điều thú vị ,bổ ích. Ấn tượng nhất trong số đó là chuyến đi khám phá Langbiang (Đà Lạt) vào một ngày hè năm ngoái - một ấn tượng khó phai của tôi. Ai cũng biết rằng Huyền thoại về núi Langbiang từ lâu trở thành "nơi không thể không đến" của bao lữ khách khi đặt chân đến vùng đất cao nguyên này. Langbiang mang lại cho du khách vẻ đẹp, sức hấp dẫn và sự bí ẩn. Và tôi cũng vậy, cũng muốn khám phá, "tìm đường" chinh phục ngọn núi huyền thoại này...: "Câu chuyện tình về chàng K'lang (người dân tộc Lát) và người con gái tên Hơbiang (người dân tộc Chil) đã làm xúc động bao du khách khi đến đây. Nhà K'lang và Hơbiang đều ở dưới chân núi, họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng đi hái quả. Hơbiang cùng dân làng của mình gặp nạn và chàng K'lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Một lần gặp gỡ nhưng cả hai người đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 dòng tộc mà Hơbiang không thể lấy K’lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo phong kiến của 2 bộ tộc, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau. Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một nơi trên đỉnh núi cao ngất để sinh sống. Khi Hơbiang bị bệnh, K'lang tìm mọi cách để chữa nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng. Kết thúc câu chuyện, Hơbiang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K'lang. Đau buồn khôn xiết, K'lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Dankia (Suối Vàng). Sau cái chết của hai người, cha của Biang đã rất hối hận, đứng ra nhận việc thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K'ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K'lang và nàng Hơbiang chết lúc bấy giờ được đặt lên là Langbiang - tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ đến hai người và tình yêu thuỷ chung của họ." Sau khi đọc hết câu chuyện huyền thoại này thì xe của tôi vừa đến nơi. Tôi có cảm giác sợ, vì trước tới nay chưa một lần tôi được tiếp xúc với bất cứ một vùng dân tộc nào. Ban đầu, tôi hơi rụt rè, khép nép, vì ấn tượng tôi từng có với những người dân tộc này nói riêng ko đc tốt cho lắm. Đầu tiên là sự chào đón của người dân ở đây, 7 bó đuốc cháy rực cả một góc núi, chúng tôi đi theo họ. Tiếng trống, tiếng chiêng cộng với lửa bập bùng khiến trái tim tôi như gấp gáp hơn, tôi tưởng tượng đến thần linh ngay trc mặt mình (đúng là đầu óc hay nghĩ linh tinh) và thoáng lạnh người một chút. Tôi nắm lấy tay mẹ thật chặt...Nơi chúng tôi dừng lại là một ngôi nhà....rất sâu và rộng, một đống lửa cháy bập bùng ở giữa khiến mọi thứ trở nên lung linh hơn. Ôi chao sao mà đông người thế không biết, từ người già, thanh niên cho đến trẻ con ...dường như cuộc sống của họ chỉ có lễ hội. Họ bắt đầu giới thiệu và đi vào chương trình chính. Tất cả cũng ko ngoài mục đích giao lưu. Họ hát, họ múa, thổi kèn, thối sáo, đánh đàn, chơi trò chơi và...kéo chúng tôi chơi cùng. Tôi cũng nhảy với họ những điệu mà lần trong đời lần đầu tiên tôi đc biết và chắc chắn bất kỳ ai cũng ko thể nhịn đc cười khi chiêm ngưỡng nó. Những bạn nhảy của tôi không nói tiếng Việt, nhưng họ rất hiểu ý tôi. Mấy chị còn nhắc khéo tôi rằng "Phải cẩn thận vì có thể ai đó sẽ cho em bùa yêu, và rất có thể em sẽ muốn ở lại nơi này vình viễn", tôi ko biết có bùa yêu hay không nhưng mọi người ai nấy đều nhiệt tình. Những ai không nhảy múa thì uống rượu cần và thưởng thức thịt xiên nướng. Và dường như càng chơi với họ tôi cảm thấy càng thú vị hơn. Cái cảm giác lo sợ ban đầu đã biến mất, nhường chỗ cho sự thân thiết, ấm cúng. Đêm hôm ấy chúng tôi chơi đến khuya,và rồi cuộc vui cũng đến lúc tàn. Chúng tôi chia tay họ trở về khách sạn, chuẩn bị cho chuyến leo núi ngày hôm sau. Tôi ngủ mà đầu ánh lửa kia vẫn cháy mãi trong đầu tôi, tôi yêu Langbiang, yêu con người nơi đây như một văn hóa đẹp của nước Việt. Tôi sẽ còn đi đến nhều nơi nữa, sẽ khám phá những vùng đất mới, con người mới nhưng Langbiang vẫn mãi mãi ở trong tôi, chuyến đi đã làm thay đổi cách nhìn nhận của tôi với đồng bào dân tộc, học thật gần gũi, giản dị, thật dễ thương. Nếu có thể tiếp xúc với họ, hãy đừng bỏ cơ hội này các bạn nhé!
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
Góp ý bạn về cách làm một đề văn thuộc thể loại thuật sự thông thường nhá. Muốn làm một bài văn thuộc thể Thuật sự thông thường chúng ta phải ghi nhớ : - Trong phần nhập đề, giới thiệu thời gian, nơi chốn và nhân vật. - Trong phần diễn đề, nếu là bài tường thuật thì không cần chi tiết rườm rà, chuyện thế nào chỉ cần thuật như thế ấy ( chẳng hạn một buổi du ngoạn mà bạn tham dự, một hành động dũng cảm nào đó mà bạn đã gặp...). Nếu là một bài kể chuyện thì phải thêm vài chi tiết về tả người, cảnh, vật cho linh động hơn ( chẳng hạn kể lại việc một em bé giúp một ông lão mù lên xe, nhường chỗ ngồi .... ). Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết .... và có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm chuyện kể thêm phần sinh động. - Trong phần kết luận, nếu là tường thuật thì chỉ dùng một câu kết thông dụng. Nếu là kể chuyện thì nói cảm tưởng của ta tùy theo chuyện.
hoanganh
hoanganh
Trả lời 15 năm trước
bạn hãy kể lại câu chuyện mà bạn cho đó là câu chuyện ấn tượng nhất. Chẳng hạn chuyện về lũ bạn trong lớp, về thầy cô, hay những lần mà bạn được đi tham quan ở đâu xa hhoặc những cảnh làm cho bạn không thể nào phai nhoà.
Trả lời 7 năm trước
hay nhi