Giúp em một bài văn thuyết trình về phương pháp học môn ngữ văn

cac ban hay giup minh lam 1 bai van thuyet minh ve phuong phap hoc bo mon ngu van? minh sap nap bai rui` hay giup minh voi minh xin cam on nhiu
styles
styles
Trả lời 15 năm trước
Tham khảo thử tài liệu này em nhé! - Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày, giối thiệu, giải thích. Văn thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng là loại văn bản có khảt năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người. Ngôn ngữ xử dụng trong văn bản thuyết minh: Chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động. * Ví dụ: đọc văn bản a (BT 1): + Văn bản cung cấp tri thức về vấn đề tiền giấy Việt Nam. + Văn bản có tính chất khách quan thực dụng, cung cấp tri thức xác thực hữu ích cho con người về vấn đề tiền giấy Việt Nam. + Văn bản trình bày rõ ràng, chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động. II. Một số lưu ý khi viết văn thuyết minh: 1. Yêu cầu: Người viết phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm được bản chất đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày những biểu hiện không phải tiêu biểu, không quan trọng. - Người viết có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích, phân loại... 2. Phương pháp: a. Phương pháp thuyết minh là vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp chúng ta sẽ biết ghi nhận thông tin, lựa chọn số liệu nào để thuyết minh một sự vật hiện tượng. Nếu hiểu cấu tạo của sự vật thì phải trình bày sự vật theo quá trình hình thành của nó từ trước đến sau. Nếu sự vật có nhiều phương diện thì trình bày từng phương diện 1 cho đến hết. Như thế là trình bày sự việc theo đặc trưng của sự việc. b. Có 6 phương pháp hay dùng trong văn bản thuyết minh: Nêu định nghĩa, l;iệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích phân loại. * Ví dụ: HS xem bài tập 4 (Ở bước 2). Người viết phải huy động kiến thức: a. Kiến thức sinh học và sử dụng phương pháp nêu định nghĩa. b. Kiến thức về sức khoẻ đời sống và sử dụng phương pháp nêu số liệu. c. Kiến thức về sức khoẻ người cao tuổi, sử dụng phương pháp liệt kê . d. Kiến thức về môi trường. Phương pháp phân tích phân loại. đ. Kiến thức về bảo vệ sức khoẻ, phương pháp so sánh. e. Kiến thức về danh lam thắng cảnh, phương pháp nêu định nghĩa. g. Kiến thức về cờ vua cờ tương, phương pháp phân tích phân loại. c. Cách làm văn thuyết minh: - Để làm văn thuyết minh trước hết phải tìm hiểu đề bài nhằm xác định đối tượng thuyết minh. - Tìm các tri thức khách quan khoa học về đối tượng thuyết minh.( có thể đến tận nơi quan sát, tìm hiểu, ghi chép hoặc tìm đọc ở sách báo...). - Sau khi có kiến thức rồi cần tìm một phương pháp trình bày theo trình tự thích hợp với đối tượng cần thuyết minh. - Khi làm bài văn thuyết minh chú ý sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng mạch lạc. Chú ý chất văn phù hợp với văn thuyết minh. * Ví dụ: - Nếu thuyết minh một chiếc xe đạp có thể đi từ bộ phận quan trọng đến không quan trọng đến tác dụng của xe đạp đối với người sử dụng. - Nếu thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam cần đi theo trình tự từ nguồn gốc cách làm nón, cái kiểu dáng nón, tác dụng của nón đối với người sử dụng. d. Phương pháp thuyết minh đặc điểm một thể thơ, một thể loại văn học, hay một văn bản cụ thể: - Trước hết phải quan sát, nhận xét sau đó khái quát thành những đặc điểm . - Khi nêu các đặc điểm cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏc các đặc điểm ấy. * Ví dụ: Bài tập 8 (Ở bước 2). đ. Phương pháp thuyết minh đặc điểm đồ dùng trong cuộc sống: - Quan sát tìm hiểu kĩ cấu tạo, tính năng, tác dụng, cơ chế hoạt động của đồ dùng đó. - Khi trình bày cần tiến hành giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành, nói rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản của nó sao cho người đọc hiểu ( Bố cục: 3 phần) * Ví dụ: Bài tập 5 (Ở bước 2). e. Phương pháp thuyết minhgiới thiệu một phương pháp cách làm: - Người viết phải tìm hiểu nắm chắc ( phương pháp )cách làm đó. - Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự để thực hiện và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm. (Trả lời câu hỏi: Phải làm thế nào? Cái nào làm trước? cái nào làm sau?) - Lời văn ngắn gọn rõ ràng. * Ví dụ: Bài tập 6 (Ở bước 2). g. Phương pháp thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh: - Người viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh thì phải đến nơi thăm, quan sát, tra cứu sách vở, hỏi han, để có những kiến thức đáng tin cậy. - Bài giới thiệu nên có đủ bố cục 3 phần, lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn. Tuy nhiên bài viết phải dựa trên cơ sở đáng tin cậy về nơi được giới thiệu. - Lời văn chính xác, biểu cảm.