Phân tích ca dao đi cấy, cảm ơn?

Phân tích ca dao đi cấy, cảm ơn?
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
* Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề - “ Người ta” ở đây là người đi cấy “ lấy công”, tức là người đi cấy thuê. - “ Tôi” trong bài không phải là người đi cấy “ lấy công” mà là người đi cấy cho mình, cho mảnh ruộng của chính mình. - Người đi cấy thuê, nhận được đồng tiền công cấy là hết lo lắng. Người ta đi cấy cho mảnh ruộng của chính mình, tuy có cái sung sướng không phải làm thuê, không bị bóc lột, nhưng lại có cái lo, lo sao cho cây lúa đem lại được hạt lúa, hạt gạo. - Công việc làm ruộng vô cùng vất vả. Cấy cây lúa xuống chưa phải là có hạt thóc, hạt gạo mà ăn. Còn biết bao chăm sóc, lo toan. Người nông dân đã từng nói thật đúng “ công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. * Trông trời trông đất trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày trông đêm - Biết bao là mong đợi: trời, đất, mây, mưa. Đó là thời tiết. Mưa thuận, gió hoà thì cấy lúa cắm xuống mới có ăn. Thời tiết mà không thuận thì có cấy vẫn không được gặt. - Trông đợi thật thiết tha : trông ngày, trông đêm. Đó là sự trông đợi khôn nguôi suốt thời gian từ lúc cắm cây lúa cho đến khi được gặt. - Sự trông đợi mới thiết tha làm sao. Điệp từ liên tiếp, cách đều, dồn dập ( chỉ trong 14 tiếng của câu 3 và 4 mà có đến 7 tiếng TRÔNG ), kết hợp với từ đối nhau ( mưa, nắng, ngày, đêm), từ bổ sung cho nhau (trời, đất, mây). Biết bao là trông ngóng. * Trông cho chân cứng đá mềm. Qua thành ngữ “ chân cứng đá mềm”, ta thấy người nông dân còn trông cho được vững vàng trước những khó khăn của thiên nhiên. Từ “ trông” đến đây không còn nghĩa “ nhìn”, nhìn để đoán thời tiết như ở hai câu đầu mà lại mang nghĩa “ mong mỏi, ước ao”. Niềm mong mỏi, ước ao này cũng chứng tỏ một phần nào những cố gắng lớn của người nông dân xưa ( trong lao động nông nghiệp). Bài ca dao giúp ta cảm thông với nỗi niềm của họ. Nói chung bài ca dao diễn tả những lo lắng và mong mỏi, ước ao của người nông dân trong công việc đồng áng, cày cấy.