Trình bày các yếu tố hình thành đảng cộng sản Việt Nam

[:(]hjhj em đang phải ôn thi môn lịch sử đảng,anh chị trả lời cho em câu hỏi này nhé.em cảm ơn nhiều nhiều>"trình bày các yếu tố hình thành đảng cộng sản viêt nam>jup em nhe>em cần lắm
Cà Phê Sữa Chua
Cà Phê Sữa Chua
Trả lời 15 năm trước
- Đảng CS VN ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở VN trong thời đại mới. - Sự ra đời của Đảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh CM đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối CM kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ 20. - Đảng CSVN ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN, là tiền đề cho những thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của dân tộc VN, CMVN. - Đảng ra đời làm cho CM VN trở thành một bộ phận khăng khít của CM TGiới. Từ đây GCCN và nhân dân lao động VN tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh CM của nhân dân TG. - Sự ra đời của đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hoá của dân tộc VN. ****3 tổ chức cộng sản Đông Dương Cộng Sản Đảng , An Nam Cộng Sản Đảng , Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn ra đời . Tuy nhiên 3 đảng nói trên lại hoạt động riêng lẻ , tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình đó nếu kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn . Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là có 1 đảng Cộng Sản thống nhất trong cả nước . **** Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam , khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng ,chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam . Từ đây , cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam . Cũng từ đây , cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
vietnam
vietnam
Trả lời 15 năm trước
Bảy mươi năm đã trôi qua kể từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. So với lịch sử của dân tộc, khoảng thời gian này ngắn ngủi. Nhưng đây là thời gian chứng kiến quá trình đấu tranh mạnh mẽ, sôi động và vô cùng oanh liệt của dân tộc ta qua bốn mốc lịch sử quan trọng. a) Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 - Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở nước ta trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ này. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đó là mốc đánh dấu sự chuyển biến của giai cấp công nhân Việt Nam từ trình độ tự phát sang trình độ tự giác. Đó là mốc đánh dấu bước ngoặt trọng đại lịch sử cách mạng nước ta. Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở nước ta kéo dài trong hàng chục năm được giải quyết.Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đương đầu với mọi kẻ thù, liên tiếp giành được những thắng lợi vĩ đại. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, mở đầu bằng cách mạng tháng tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. b) Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Trải qua các thời kì cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh, thời kì vận động dân chủ 1936-1939, thời kì vận động giải phóng dân tộc từ tháng 9-1939 đến tháng3-1945, thời kì cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tháng 3-1945 đến tháng8-1945; Đảng đã từng bước xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng hùng hậu, từng bước vũ trang quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng khi có điều kiện. Lực lượng vũ trang đó được nhân dân nuôi dưỡng và đùm bọc đã góp phần quan trọng tạo lập các căn cứ địa cách mạng, các khu giải phóng. Dựa vào ưu thế cách mạng to lớn đó, bắt mạch và chớp đúng thời cơ lịch sử ngàn năm có một, với một nghệ thuật lãnh đạo và tổ chức khởi nghĩa vũ trang khôn ngoan và sáng tạo, Đảng đã đưa cuộc tổng khởi nghĩa tiến lên thắng lợi trọn vẹn trong toàn quốc. - Trong thời gian rất ngắn, Cách mạng tháng Tám đã đập tan xiềng xích nô lệ thực dân trong gần một thế kỉ, đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế mấy nghìn năm, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập tự do, làm chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới của đất nước: kỉ nguyên độc lập, tự do. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh tự giải phóng, nhất là đối với hai dân tộc Campuchia và Lào. c) Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954 - Chín năm kháng chiến chống Pháp cực kì gian khổ. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 thắng lợi, xuất hiện hình thái chiến tranh xen kẽ, cài răng lược giữa ta và địch ngày càng rõ rệt. Từ cuối năm 1948 đến đầu năm 1950, nhiều chiến dịch nhỏ đã thu hẹp vùng chiếm đóng của địch. Mùa thu năm 1950, chiến dịch Biên giới thắng lợi, giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ghi vào lịch sử dân tộc, như một chiến công chói lọi thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. - Với mốc lịch sử 1954, lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và bọn can thiệp Mĩ, bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng tháng tám, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, mở ra thời kì mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đồng thời tiếp tục đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. d) Cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước thắng lợi 1975 - Hơn 20 năm (từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975) kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhân dân ta vừa phải dốc hết sức mình vào cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của nhân dân ta kéo dài hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử, chống lại một đế quốc lớn mạnh nhất là đế quốc Mĩ, và phải xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Chún ta đã thắng lợi trong cuộc “Chiến tranh đặc biệt” (1954-1960), “Chiến tranh cục bộ (1965-1968), ‘Việt Nam hóa” chiến tranh (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam và dồn sức giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc (1973-1975). Nhân dân ta đã thực hiện trọn vẹn mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thống nhất đất nước. - Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ cách mạng tháng Tám năm 1945; chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, và chế độ phong kiến ở nước ta, rửa sạch nổi nhục và nổi đau mất nước hơn một thế kỉ của dân tộc ta. Trên cơ sở đó hoàn thành về cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, bảo vệ và phát triển những thành tựu kinh tế- xã hội ở miền Bắc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã mở ra kỉ nguyên của cách mạng Việt Nam- kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam qua bốn mốc lịch sử quan trọng đã ghi nhận thời kì phát triển cách mạng nhất trong lịch sử dân tộc. Trong nhiều nhân tố chủ quan và khách quan thì sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu là nhân tố bao trùm, chủ yếu tạo nên thắng lợi. Ý kiến bạn đọc
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
- Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống giặc ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước. - Nguyễn Ái Quốc, nhà yêu nước vĩ đại, sau bao năm bôn ba khắp năm châu bốn biển đã gặp được Chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm được con đường cứu nước đúng đắn : “ Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến mở đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá Chủ nghĩa Mác -Lênin về Việt Nam, sáng lập và trực tiếp huấn luyện cho Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Từ ngày 3 đến ngày 7 -2-1930, tại Quảng Châu - Trung Quốc - Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản được triệu tập dưới sự chủ trì và lãnh đạo của Đ/C Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị đã nhất trí thành lập một Đảng thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua các văn kiện : Chính cương vắn tắt, Điều lệ tóm tắt ... Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng .