Làm thế nào để có được một cây ghita tốt?

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 12 năm trước

Tài liệu này được dịch ra từ How to buy an electric guitar của Gibson

I/ Những điều cơ bản bạn nên biết
*Nguyên tắc thứ 1: Bạn phải biết trả cho chất lượng.
Tôi từng biết những tay ghita đã sử dụng đến năm sáu cây ghita chỉ trong vòng chưa đầy hai năm. Tuy vậy, họ vẫn chưa hài lòng và tiếp tục đổi cho đến khi họ tìm được thứ tốt nhất cho mình.

Một lời khuyên của tất cả những tay ghita chuyên nghiệp mà chúng tôi phỏng vấn là bạn hãy mua cây ghita tốt nhất mà bạn có thể mua ngay trong lần đầu tiên (theo tôi điểm này rất đúng, thà mình bỏ ra một cục mua thứ tốt về còn hơn mua thứ rẻ mà không tốt để sau lại hối tiếc). Khả năng chơi và khả năng phụ thuộc là thước đo chất lượng, không hề có đường tắt trong vấn đề này (Có xiền là có tất). Trong sự cạnh tranh khốc liệt của những hãng ghita, cách duy nhất để tạo ra những cây ghita rẻ hỏn đó là dùng những vật liệu, bộ phận kém phẩm chất cùng với nhân công kém tay nghề. Kết quả đó là một cây ghita rẻ mà ta có thể mường tượng qua cái tên của nó.

Cho dù bạn có chơi đàn ở đâu chăng đi nữa - Ở nhà, trong phòng thu hay trên sân khấu - bạn sẽ không phải trả tiền cho một nhạc cụ khiến bạn thất vọng vì bạn thoả hiệp với chất lượng. Bạn sẽ không bao giờ phải cảm thấy tiếc khi trả giá cho chất lượng (I believe that).


*Nguyên tắc thứ 2: Kiểm tra giấy bảo hành và hệ thống phục vụ khác hàng (điều này ít người Việt nam quan tâm vì hầu hết là mua đàn second hand nhưng tôi cứ đưa mục này vào để bạn nào đi nước ngoài mua đan cho cẩn thận).

Một cây ghita tốt giống như một bạn tốt (roai). Nó nên là một phần của cuộc sống.

Hãy hỏi thẻ bảo hành hoặc giấy bảo đảm của chủ cũ (impossible in Vietnam – But I know in Hanoi has a Yamaha guitar shop – dunno where it is). Hãy chờ để biết thời hạn bảo hành. Điều đó nói với bạn rằng nhà sản xuất có thực sự tin cậy vào chính sản phẩm của họ hay không (super important).

Đôi khi thời hạn bảo hành của một cây ghita chưa chắc đã nói lên điều gì đặc biệt hay đáng chú ý. Có rất nhiều cây ghita đầu tiên được Gibson làm từ những năm 1930 vẫn còn dùng thực sự là rất tốt, thậm chí còn sống lâu hơn cả chính chủ nhân của chúng :)) (clevờ advertise). Nhà sản xuất là ngườ duy nhất có thể bảo đảm cho chất lượng và vật liệu của sản phẩm trong vòng năm đến mười năm sau với những vấn đề có thể xảy ra với khách hàng sau khi thời gian bảo hành qua đi (In Vietnam, Bought thì phải chịu).

Nên chú ý đến hệ thống chăm sóc khách và các dịch vụ mở rộng của nhà sản xuất có tôt hay không. Nếu nhạc cụ của gặp phải sự hỏng hóc hiển nhiên là bạn muốn nó phải được sửa nhanh và chính xác (Should buy a Gibson electric).

More information: 1st Gibson; 2nd Washburn; 3rd Fender; 4th Epiphone (Gibson); 5th Ibanez (Latest info)

*Nguyên tắc thứ 3: Biết rõ về nhà sản xuất.

Chúng tôi đã làm rất nhiều cây đàn chính vì thế chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi mọi vấn đề nếu có. (Clevờ advertise)

Đối với một thợ làm đàn không gì bằng sự kinh nghiệm trong nghề. Một thợ làm đàn mà không có đủ kinh nghiệm về vật liệu và kỹ thuật công nghệ trong sản xuất đàn thì sẽ luôn gây ra lỗi. Một sự thật đơn giản, một cây đàn không có quá khứ thì không có tương lai (yeah yeah).

Nguyên tắc thứ 4: Quan tâm việc thưởng thức

Tôi nghĩ bạn có thể mua bất kỳ một cây đàn Gibson Classic (I remember the cheapest about $1699 expensive lòi eyes 0_o) và trong vài năm, nếu bạn muốn bán để kiếm tiền từ nó. Nhưng bạn sẽ làm được điều đó vì nhiều lí do.

Lí do quan trọng nhất mà bạn mua một cây đàn đó là để CHƠI nó, nhưng bạn cũng có thể thích một nhạc cụ của những người muốn trao đổi hoặc bán lại để tăng giá trị theo thời gian. Những nhạc cụ được làm năm 1959 – sunburst Les Paul Standard, đựoc bán giá $ 250 vào thời điểm đó thì nay có giá trị hơn $100.000 ở những chợ bán đồ cũ (money money). Bạn có thể tự nhận thấy lí do nhạc cụ có chất lượng cao sẽ nhanh chóng có giá trị lớn hơn gấp nhiều lần so với cái giá ban đầu bạn đã trả.

Nhìn chung, trang bị những cây ghita tôt bao giờ cũng là sự đầu tư tốt hơn nhưng vẫn có những quan điểm không đồng tình đáng để xem lại. Như cây đàn 1958-60 sunburst Les Paul Standard hay 1958-62 dot-neck ES-335 đều được bán giá cao ở chợ đồ cổ hơn là những cây đàn xịn hơn thuộc cùng mẫu khi đó – cây Les Paul Custom và ES-335. Thậm chí không đắt nhưng được làm tốt như cây Les Paul Junior thì giá của nó cũng lên gấp hơn mười lần so với người ta mua nó trong những năm 1950.

Người nghệ nhân làm đàn là một yếu tố cực kì quan trọng quyết định đến giá trị tưưong lai của cây đàn. Những vị trí đòi hỏi những kĩ thuật đặc biệt như đóng nẹp, hoàn thành, đánh bóng và khảm xà cừ- thực sự là rất giá trị đồng thời cũng chính là nâng cao giảtị cho những cây ghita ngày nay và cả tương lai nữa.

II/ Những vật liệu làm nên cây đàn rất quan trọng.

*Nguyên tắc thứ 5: Yêu cầu phải là gỗ âm tốt (Tone Wood tạm translate như thế)

Mọi cây ghita đều bắt đầu từ những mẩu gỗ, Nếu bạn không biết làm gì với chúng thì ban đã kết thúc trước khi bắt đầu (I love this talk)

Mặc dù tiếng của một cây ghita điện có vẻ như là chỉ xuất phát từ pickup (dân mình hay gọi là cái môbin) mà không biết rằng chất lượng gỗ làm đàn cũng rất quan trọng để làm cho âm thanh nuột và ngân lâu. “Tone Wood” -là loại gỗ chắc và có tính ổn định- là tốt nhất cho cả ghita điện lẫn ghita gỗ. Để làm thân đàn, gỗ dái ngựa (còn một cái tên khác dễ nghe hơn nhưng tui quên mất rồi thông cảm) và gỗ thích là sự lưa chọn phổ biến nhất mặc dù cho gỗ cây ash (don’t know in vietnammi what it is called), cây tổng quán sủi (the first time hear it :))), korina (nghe giống con Korina của Gibson about $10.000 $_$) và các loại gỗ tổng hợp khác rất phổ biến. Các loại ghita khác nhau thì yêu cầu về gỗ và cách làm nên nó khác nhau.

Độ vang của thân đàn nhờ cấu trúc hình vòm, như là những cây ghita điện đầu tiên - nó giống như một cây đàn gỗ nhưng đã được gắn thêm pickup. Những cây ghita đó chỉ được cho rằng là để tạo ra tiếng Acoustic (kiểu như mình dùng đàn thùng ấy), cuối cùng đi đến một mẫu đắt tiền hơn với gỗ vân sam đặc ở phía trên và gỗ thích đặc ở mặt lưng và bên cạnh trong khi cái rẻ hơn thì sẽ có phần trên, đằng sau và bên cạnh được làm bằng những mảnh gỗ thích mỏng.

Loại bán thân đàn điện (kiểu như là loại đàn điện trứoc khi là đàn điện hiện nay) có một ít tiếng Acoustic, nhưng chúng có một khối gỗ thân dưới để tăng độ rung đó là lí do mà pịcup đáp ứng được. Khối gỗ đó có thể là bằng gỗ thích hoặc trong một số mẫu Gibson sử dụng loại gỗ nhẹ nhưng rất chắc được gọi là Chromyte (I dunno this wood). Những mảnh gỗ mỏng thì hay sử dụng để tăng thêm độ chắc chắn cho đàn.

Độ chắc của thân cây ghita làm giảm tối thiểu sự rung động của phần trên và thân cây đàn để tăng tối đa sức chịu đựng. Độ cứng và density (hình như là khối lượng lớn / 1 đơn vị thể tích) của cây gỗ cũng tạo ra sự khác biệt vô cùng tinh tế trong âm thanh (extremly đúng). Gỗ dái ngựa được cho rằng là tạo ra âm thanh ấm hơn là so với gỗ thích - loại gỗ chắc hơn và cho âm thanh cao trong hơn.

Dùng kết cấu mỏng trong việc làm một cây đàn không hẳn đã là không tốt. Nếu quá trình xử lý những miếng gỗ mỏng tốt để chúng trở nên chắc hơn thì có khi còn tốt hơn cả so với một miếng hay một mảnh gỗ đặc. Thân của cây Gibson ES-335 là một ví dụ hoàn hảo: nó bao gồm ba lớp gỗ mỏng với phần kết nối của phần giữa vuông góc với phần ngoài để tạo thêm độ chắc. Tuy nhiên, khi miếng gỗ bị gọt mỏng hay nối thì tiết kiệm hơn là dùng những mẩu gỗ mỏng, chất lượng và giá trị nó cũng sẽ giảm. Tương tự như vậy, khi một miếng gỗ mỏng trang trí bên ngoài được dùng chỉ để làm đẹp thế chỗ cho những miếng gỗ đặc, trong khi người thợ đã làm hỏng phần góc và chất lượng (đại ý nôm na là tốt gỗ hơn tốt nước sơn).

Gỗ dái ngựa (tui nhớ ra hình như nó còn được gọi là gỗ gụ thì phải) và gỗ thích cũng là sự lựa chọn tốt nhất, phổ biến nhất cho một cần đàn khoẻ. Gỗ của phím bấm cũng ảnh hưởng đến độ chắc và ổn định của cần đàn, nơi bấm để tạo ra những âm thanh. Một ví dụ, một phím bấm làm bằng gỗ mun làm cho cần đàn trở nên cứng hơn là làm bằng gỗ cây rosewood (cây này là cây Hồng gì gì đó tui không nhớ rõ nữa) mềm hơn và kết quả bấm phím và chạy ngón nuột hơn.

*Nguyên tắc thứ 6: Chú ý vào âm thanh mà cây đàn phát ra

It’s the old saying about a chain being only as strong as ít s weakest length (câu này tui dịch ra super banana nên các bạn thông cảm). Cái đàn rẻ tiền thì chỉ cho được những tiếng rẻ tiền (yeah yeah).

Chiếc pickup trên cây ghita và bass nên được bảo vệ tránh khỏi những điên từ từ bên ngoài mà có thể là nguyên nhân gây ra những tiếng rè hay buzz (always see on YM). Chúng cần được bảo vệ bằng sáp ong hoặc nhựa epoxy (một loại nhựa kỹ thuật chắc ai cũng biết) để chống lại những sóng gây ảnh hưởng đến pickup.

Loại pickup hay nhất là humbucker, được tạo ra ở hãng Gibson bởi Seth Love trong những năm 1950.

Humbucker là loại pickup kép, loại này chống mọi tạp âm. Nó được đặt cái tên như đúng những gì của nó “buck the hum” (cứ hỉu là đập tan tạp âm :))). Trong cả thực tế, nó cũng cho cả tiếng mạnh mẽ, “béo hơn” :)) là pickup đơn.

Pickup đơn cho tiếng trong hơn là humbucker nhưng lại dễ dính tạp âm hơn và tiếng không hay bằng. Tất cả các humbucker và pickup đơn của Gibson (Ngoại trừ cây BurstBucker và một yêu cầu của một nghệ sĩ của 50s’ style hambucker) đều được bảo vệ bằng một lớp sáp ong (đó chính là sự khác biệt của một tên tuổi lớn).

III/ Tạo ra một cây đàn là cả một nghệ thuật

*Nguyên tắc thứ 7: Cân bằng sự lành nghề trong sản xuất.

Một số công việc cần độ chính xác cao có thể được làm bằng máy, nhưng có những phần chỉ có thể làm bằng tay mà thôi. Chúng tôi dám đấu với bất kỳ người tự làm đàn (làm bằng tay mọi công đoạn) nào bằng cây ghita semi-prodution về những lỗi của cây đàn. Chúng tôi không chấp nhận lỗi.

Quá trình sản xuất phụ thuộc vào những quá trình lặp lại một cách chính xác, và sẽ có hiệu quả hơn khi sử dụng máy tự động. Tuy nhiên, những yếu tố để có một nhạc cụ có chất lượng cao lại là một phần riêng khác hẳn với những thứ tầm thường, điều đó chỉ có thể là tay nghề của những người thợ. Công đoạn khắc hình thù lên trên cây đàn Les Paul hay việc pha trộn các màu sắc thành màu sunburst (ánh mặt trời) là một trong các ví dụ điển hình mà máy móc không thể thay thế. Một cây semi-production -nửa làm bằng máy và nửa được làm bởi các nghệ nhân- cho giá trị cao nhất.

*Nguyên tắc thứ 8: Chỗ nối giữa cần đàn và thân đàn.

Chúng tôi thích sử dụng keo để nối cần đàn bởi vì như thế sẽ giữ được góc một cách chính xác. Chúng tôi đã thấy những người chơi gita đã phải dùng những miếng gá để làm cho cần đàn về đúng góc.

Chỗ nối cần đàn đàn phải kín và không bị dịch chuyển để không một dây nào bị sai sau khi đánh. Nếu cần đàn bị lỏng thì dây đàn cũng sẽ mất đi độ rung và cây đàn cũng mất đi độ vững và âm thanh.

Có rất nhiều cây ghita được nối cần đàn bằng đinh ốc hoặc chốt, quá trình này dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều. Nhưng theo cách truyền thống, các bộ phận và cần đàn nối bằng keo sẽ chắc hơn. Cần đàn của Gibson được điều chỉnh cho âm thanh và góc của nó được chỉnh bằng những máy đo. Sau đó, nó được gắn keo để giữ cho không bị lệch khỏi trục đàn mãi mãi. Sự điều chỉnh phụ, bộ phận điều chỉnh dây hoặc khí hậu có thể được thực hiện bằng truss rod (thanh kèo) -một phát minh của Gibson- một adjustable bridge (cầu điều chỉnh). Cái này sẽ giải thích thêm ở phần cuối.

*Nguyên tắc thứ 9: Kiểm tra chức năng các thiết bị

Nó thật sự đã kêu, nhưng thật ngạc nhiên khi có rất nhiều cây ghita được bán ra không hoạt động đúng như nó phải thế.

Cái nut (cái đai để bạn giằng dây đàn qua) và headstock (chỗ gắn khoá đàn hay là đầu cần đàn) nên được thiết kế sao cho chiều hướng ép đi xuống để giữ dây không bị chuyển động quanh nut. Điều này cũng tương tự đối với bridge (chỗ bạn giằng dây qua ở thân đàn, vì quyền hạn hơi ít cho nên tui không gửi ảnh lên được mong các bạn thông cảm) và tailpiece (nơi bạn luồn dây). Phần cutaway (chỗ khoét trên đàn - ở đàn Gibson thường là dáng bị khoét 1 nửa) và cần đàn không chỉ nhìn đẹp mà còn phải làm sao để tay di chuyển tốt và dễ dàng đến các vị trí cao (các phím 12 => 23 - đối với đàn Gibson). Có bộ phận để bảo vệ tránh khỏi những va đập của pick (cái móng) vào đàn. Những núm điều chỉnh phải dễ sử dụng và sắp xếp một cách hợp lí. Những đặc điểm điều chỉnh như truss rod và bridge phải dễ chính và không phụ thuộc vào một góc nào.

Các thiết kế mang tính truyền thống, như cái Tune-o-matic brigde của Gibson được miêu tả là còn hơn cả truyền thống. Chúng đã được sử dụng rất rộng rãi và được thời gian kiểm chứng.

*Nguyên tắc thứ 10: Chú ý đến chi tiết

Chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất làm bạn xây dựng được giá trị của cây ghita. Bạn có thể nghe thấy sự khác biệt. Bạn cũng có thể cảm thấy điều đó. Đôi lúc không thể kiểm tra nó một cách chính xác hoàn toàn. Có thể chỉ cần 30 phút hoặc 1 tiếng để kiểm tra một điểm thật kĩ thì bạn đã có thể kiếm một cây ghita khá là tốt.

Khi nhà sản xuất cố tình cắt bớt các góc để tiết kiệm tiền, thì cũng đã để một bằng chứng chi tiết. Những trang trí bên ngoài, đó có thể là những vết nứt trên thân gỗ, sự cẩu thả trong đóng đường viền hoặc những vết bào không phẳng. Những vấn đề nghiêm trọng hơn như phím bấm bị gồ và dây bị lỏng ở khe nut. Tất cả đã là hiển nhiên, những vấn đề có thể nhìn thấy được đã làm gợi lên trong tâm trí nhà sản xuất không coi chất lượng sử dụng và những lỗi ẩn trong những cây ghita là một vấn đề nghiêm trọng.

*Nguyên tắc thứ 11: Nhìn vào sự đổi mới sáng tạo.

Nhiều người có thể tạo ra một cây ghita tốt. Tôi muốn một cây ghita xuất phát từ một công ty luôn cố gắng làm những cây ghita trở nên tốt hơn.

Những hãng sản xuất ghita đều theo những kiến thức để làm và thu lại thành quả lao động, nhưng trong đó ai mới là người thực sự tạo ra những cây ghita tốt hơn? Câu trả lời có thể tìm thấy trong những ghi nhận của hãng về sự đổi mới. Với một quá trình lịch sử dài của đổi mới, sáng tạo, như kết cấu hình vòm của thân đàn, truss rod, pickup humbucker -đã chỉ ra một nhà sản xuất luôn luôn mong muốn sáng tạo những cây ghita tốt hơn nữa. Cũng như vậy, một nhà sản xuất mà những nhạc cụ của họ được công nhận vào hạng tốt nhất trong nhiều lĩnh vực –soliđboy, semi-hollow và hollowbody-electric- hiển nhiên là có một thứ hạng cao trong sản xuất ghita (hiện tại là 1st ). Những công ti hiểu cây ghita từ trong ra ngoài, có nghĩa là họ đang tự nghiên cứu và tăng cường kiến thức, và có thể tìm ra những vật liệu kết nối và các yếu tố thiết kế tốt nhất.

*Nguyên tắc thứ 12: Xem cần đàn

Cái cần đàn tuyệt vời nằm trên cây ES-335 của tôi. Các âm rất chuẩn, nó hót như tiếng một con chim. Tôi lên dây nó rồi bỏ vào trong thùng rồi lấy nó ra sau một tuần, thậm chí là hai tuần, nó vẫn hoàn hảo.

Ghita điện về cơ bản là giữ dây kém hơn ghita gỗ. Dây của chúng rất gần phím nên rất dễ chơi và vừa đủ cao để không chạm phím tạo tạp âm. Tiếng buzz cũng có nguyên nhân phím quá cao nguyên do chỉ số chất lượng kém.

Mỗi lần cây ghita lên dây, nó nên được chơi đúng giai điệu. Đó gọi là âm điệu, đó là một cách kiểm tra đơn giản (rất đúng), thậm chí cây ghita không được căng đây đúng. Bạn hãy thử làm nốt hamornic ở phím số 12 (đặt ngón tay trái lên dây không chạm vào thanh rồi gảy thật mạnh). Nếu âm điệu chính xác, nốy hamornic sẽ cho biết đúng.

Một cây ghita có âm điệu tồi do dây quá cao hoặc quá thấp đều có thể chính lại được. Nhưng điều này cũng cho thấy nhà sản xuất đã bán sản phẩm của mình mà không hề chỉnh nó.

*Nguyên tắc thứ 13: Kiểm tra độ bền.

Bạn không thể “chơi ghita như rung một quả chuông” (Chuck Berry) nếu cây ghita của bạn không có đủ độ chắc.

Các loại ghita khác nhau thì sở hữu độ cứng khác nhau, nhưng có một nguyên tắc chung: dây càng dễ sai thì độ cứng chắc của đàn càng kém. Một cây ghita cứng hơn và nặng -như là một cái solidbody- thì sẽ bền hơn –như cái hollowbody archtop. Để ước định chính xác độ cứng, kiểm tra cây ghita này với cây khác kiểu như: solidbody vs. slolidbody, hollowbody vs. hollowbody.

Đầu tiên hãy nghe mà không cắm điện, chơi thử từng dây. Nếu cây ghita có tiếng tương đối êm và có độ cứng trung bình khi so sánh với một nhạc cụ tương tự thì có thể có một vấn đề nào đó với cần đàn hoặc rãnh dây của bridge và nut.

Sau đó cắm điện vào. Cục nam châm của pickup đưa ra một tiếng như bị làm giảm đi đổung của dây. Một cây ghita gắn pickup quá gần với dây thường cho tiếng mạnh hơn, nhưng nó sẽ mất đi độ chắc của nó. Một lần nữa so sánh giữa hai nhạc cụ cùng loại.

*Nguyên tắc thứ 14: Nghe những tiếng ồn do điện

Cục hiệu ứng (dân ta hay gọi là phơ) là một trong những lí do đó. Không ai muốn có những tiếng lạ phát ra từ cái ghita của mình.

Cắm điện vào một cái ampe, và đưa cây ghita hay bass vào gần. Nó sẽ phát ra tiếng rè và những tiếng rít inh tai nếu cái pickup bị nghiêng về phía không cần thiết. Chỉnh núm xoay vànghe những tiếng nổ nhỏ phát ra từ cái điện kế. Lắc nhẹ cái cần để kiểm tra độ kín khín.

*Nguyên tắc thứ 15:

Nếu một người làm đàn không chú ý đến khâu kết thúc thì có thể anh ta chẳng chú ý đến gì trong suốt quá trinh sản xuất.

Không chỉ người hoàn thiện mà cả người thanh tra sản phẩm cũng phải làm thật tỉ mỉ công việc của họ.

Laọi sơn Nitrocellulose là một nguyên liệu truyền thống để hoàn thiện một cây ghita, hầu như cây ghita nào của Gibson cũng có loại sơn này vào công đoạn kết thúc. Nó là thời gian chi phối cả quá trình, nó đòi hỏi phải có nhiều lớp phủ và nhiều ngày sau để khô. Urethane cũng được sử dụng rộng rãi vì nó rẻ hơn và cả bởi và sử dụng Nitrocellose là trái pháp luật ở một số nơi. Mặc dù nó khoẻ và bền hơn, sử dụng Urethane trong công đoạn kết thúc thì không thể sửa hay chạm vào như Nitrocellulose. Sửa lại tiếng vang của công đoạn kết thúc của Urethane bắt buộc phải làm lại cả một mảng thân đàn.

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 12 năm trước
Sau đây là kinh nghiệm của tôi có được sau nhiều lần đi mua và xem đàn ở Việt Nam:

Vì đây là các bạn mua đàn ở Việt Nam nên chủ yếu là hàng second hand nên các bạn phải đặc biệt chú ý nếu không sẽ mua lầm phải một cây đàn không tốt.

Giới thiệu chút chút về các loại đàn hay có:
Theo tôi thì hiện nay nếu là của các hãng có tiếng thì chủ yếu là Ibanez, Fender, Washburn và Yamaha còn lại chủ yếu là các hãng không có tên tuổi trên thị trường thế giới. Các cây đàn chính hãng như Ibanez hay Fender thì chủ yếu là xuất phát từ Hàn Quốc. Đàn như của Gibson thì gần như tuyệt nhiên không thấy, có thấy thì cũng chỉ là đàn nhái dáng mà thôi. Loại đàn Yamaha mà tôi nói thì bạn nên mua cái mà nó ghi là made in Japan chứ đừng nên mua đàn Yamaha ở cái hàng ở Hà Nội. Nguyên nhân là có đứa bạn tôi mua một cái đàn ở chỗ đấy và dùng chỉ sau có một năm thì cái đàn đã tã không muốn đụng zô!!! Một cây đàn second hand thì giá khoảng từ 1.000.000 cho đến 6.000.000 cá biệt có những cái giá có 400.000 hoặc lên đến hơn $1.000 (loại này chủ yếu là chủ của nó mua từ nước ngoài về nhưng làm sao đó mà phải bán đi kiếm tiền - thường là do lô đề cờ bạc mà ra => tránh xa cờ bạc ra).

Các nguyên tắc khi mua dàn:

Thứ 1: Nếu mua đàn của chính hãng thì nên xem khoá đàn vì nơi đó luôn dập tên hoặc tên viết tắt ở trên (Hãy làm nếu không muốn bị lừa).

Thứ 2: Kiểm tra cần đàn xem có thẳng hay không. Để kiểm tra điều này rất đơn giản, bạn chỉ cần bấm ở hai đầu dây đàn. Nếu thấy dây đàn chạm vào tất cả các phím thì là thẳng vì cần đàn gần như 99.99% là cong về phía sau. Bạn mà gặp phải những cái đàn như vậy tôt nhất là không mua bán gì cả dù có thích cái dáng của nó đến đâu (bạn mua đàn là để CHƠI không phải để ngắm). Cần đàn mà cong thì tiếng của nó sẽ bị méo. Khi bạn mua đàn bạn nên mua luôn giá để đàn hoặc dây đeo đàn để có thể treo và để tránh trướng hợp cần đàn bị cong. Nêu không có thì bạn nên để đàn quay mặt vào trong khi dựng nó.

Thứ 3: Phải xem xét toàn bộ thân đàn, kiểm tra xem nó có bị nứt hư hại - điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tiếng của cây đàn giống như tôi đã viết ở trên mục nguyên tắc thứ 5. Kiểm tra sơn đàn, đây là lớp bảo vệ bên ngoài tránh đàn bị mục. Gặp những cây đàn bị tật thì không mua. Nếu chẳng may bạn mua phải cây đàn có vết nứt hay tróc sơn thì bạn nên dùng sơn móng tay quét lên chỗ nứt hay lớp sơn bị tróc để tránh chúng lan rộng ra (cái này rất dễ kiếm – có bạn gái thì thế nào chả có). Bạn cũng nên mở cả phía sau thớt đàn để kiểm tra bên trong đàn có còn tốt không.

Thứ 4: Xem lò xo trong thân đàn có còn đủ độ chắc và đàn hồi hay không. Lần này bạn nên căng lại toàn bộ dây cho chuẩn rồi oánh tằng tằng mấy phát rồi xem lại dây có bị sai đi hay không. Nếu là đàn của các hãng dạng như Ibanez và Fender luôn có cần rung (cần nhún) thì bạn thử sử dụng. Nếu dây không sai tức là hệ thống lò xo ổn. Thường các đàn kiểu của hãng Gibson không hề có cần rung nếu có thì là đàn đặt mà đã là đàn đặt thì không có chuyện dưới $2.000 $_$. Chuyện dây sai không chỉ có nguyên nhân là do bộ lò xo mà còn có nguyên nhân từ khoá đàn hỏng nữa.

Thứ 5: Đến đây là thứ quan trọng nhất, phải thật cẩn thận khi kiểm tra pickup (môbin) –cái này bạn nên nhờ một người có hiểu biết kiểm tra (trừ cái thằng bán hàng ra). Đầu tiên là kiểm tra xem pickup có còn hoạt động hay không, rất đơn giản bạn chỉ cần gõ vào pickup một mảnh kim loại nếu thấy có tiếng bùng bùng thì là pickup vẫn còn hoạt động. Bước tiếp theo là xem nó có hoạt động tốt hay không. Lúc này là cần người kinh nghiệm, cắm đàn vào phơ (bộ tạo hiệu ứng âm thanh) và đánh xem đàn có bắt phơ tốt hay không, thường chúng takhông nên kiểm tra phần này nếu chưa có kinh nghiệm. Đây chính là mấu chốt của cây đàn, tôi đã đọc một tài liệu trên mạng nói rằng sự khác nhau giữa Les Paul Classic và Les Paul Standard đó là pickup (giá của Les Paul Classic khoảng $1.800 còn của Les Paul Standard là >$2.300). Hãy nhớ để tránh mất tiền oan.

Thêm một số thông tin: Các cây đàn của hãng Gibson chỉ có 23 ngăn. Còn nếu bạn muốn có nhiều ngăn hơn thì bạn phải đặt bên Mĩ làm đương nhiên số tiền không dưới $2.000 như tôi nói ở trên. Ibanez thì thường là có 24 ngăn. Đàn kiểu của hãng Fender thì có 22 ngăn và 24 ngăn. Các dáng đàn hiện có trên thế giớí chủ yếu là xuất phát từ ba hãng đàn này. Nếu bạn muốn mua đàn Gibson mà không có đủ tiền thì nên mua đàn của Epiphone vì đó thực tế là một nhánh của Gibson. Ở hãng này có đủ tất cả các kiểu dáng của Gibson, điều khác biệt đó là tên hãng ghi trên cần đàn và hình dáng của đầu cần đàn nhưng giá rẻ khoảng ½ đến 1/3.

Lời khuyên cuối cùng: bạn nên mua đàn của một trong ba hãng trên bởi nó sẽ đảm bảo cho bạn về chất lượng của cây đàn có trên tay sau này.
Santa Slash
14-09-2005, 11:38
Một bài viết công phu như vầy mod nào nỡ xóa chứ nhưng nói thật dài quá đọc mất thời gian lắm!
Đây là một topic hoàn toàn nghiêm túc mong bạn không nên có hành vi fish ở đây. Điều tui muốn nói ở đây là mod đừng quăng nó vô House of Fame chứ không phải là xoá nó để cho những ai có kinh nghiệm về đàn cùng vào đây thảo luận san sẻ kinh nghiệm. Mong bạn bỏ qua cho và rút kinh nghiệm.
p/s: Nếu thấy dài thì cứ copy về nghiên cứu sau cũng được

Đây là phần cuối cùng của bài viết

TRUSS ROD

Là bộ phận giữ cho cần đàn không bị lung lay khoảng chừng một lực tương đương 100 pound tác dụng vào do dây đàn gây nên. Hình dáng tốt nhất của cần đàn là không nên hoàn toàn thẳng; đúng hơn là nó nên cong đi một chút xíu. Trong kĩ thuật gọi là acurvate “relief” (độ cong nhẹ hay tương đối) có thể thay đổi theo các loại dây hay điều kiện thời tiết khác nhau.

Một truss rod có thể chỉnh lại chính xác khi cần đàn bị vẹo. Ở một cây Gibson, truss rod được chỉnh bằng cách vặn một cái đai ốc ở dưới tấm chắn đầu cần đàn. Một cần đàn dù cong ít hay cong nhiều thì cũng làm dây bị căng quá hay hạ quá (dẫn đến méo tiếng như tui nói ở trên). Một cần đàn có sự điều chỉnh riêng.

Để quyết đinh giá trị cây đàn, hãy giữ cây ghita nhìn từ nut xuống dọc theo cần đàn. Nếu phím hiện ra thì truss rod nên được nới lỏng ra bằng cách vặn cái vít theo chiều kim đồng hồ (không quá ¼ mỗi lần vặn). Nếu cần đàn bị cong quá thì truss rod phải được vặn thật khít lại theo chiều kim đống hồ.

ADJUSTMENT BRIDGE

Bridge là để giữ âm và độ cao (khoảng cách từ dây đến phím đàn) của dây đàn. Việc chỉnh truss rod cũng gây ảnh hưởng đến âm và độ căng dây đàn.

Độ cao của dây nên được chỉnh đầu tiên, để dây cao hay thấp tuỳ thuộc vào việc chúng ta chỉnh bridge. Sau đó ta có thể xác định rõ âm để chỉnh. Với Tune-o-matic brigde của Gibson, một cái đinh ốc chuyển động trong khớp có thể làm dây dài ra hay thu ngắn lại. Khi chơi kiểm tra âm thì hãy xem lại nguyên tắc thứ 12 ở trên. Nếu bấm phím mà tiếng còn cao hơn nốt hamornic, thì phải vặn khớp để tăng thêm độ dài của dây. Nêu như nốt đấy thấp hơn thì bạn làm ngược lại.
Gấu Jamie
Gấu Jamie
Trả lời 9 năm trước
Ai góp ý với. Mình định mua cây epiphone PR-4E bên Mỹ. (Ship về chứ k test dc) mọi người cho e ý kiến xem có nên mua k ạ? Cảm ơn!
Đặng Duy Khanh
Đặng Duy Khanh
Trả lời 7 năm trước

Bạn dự định mua đàn , cách kiểm tra đàn cũng rất đơn giản

1 . Đối với người mới chơi , điều đầu tiên là khoảng cách giữa phím đàn và dây đàn thấp để tập đỡ đau tay ( không quan trọng đàn đắt hay rẻ bạn nhé ) . Cách kiểm tra rất đơn giản ,sau khi căng dây chuẩn ,bạn ấn giữ chặt ngón tay trái trên 1 ô phím nào đó khoảng 1 phút , sau đó tương tự thử nghiệm trên các đàn khác nhau , sẽ lựa ra một cây có phím bấm tốt nhất

2 . Kiểm tra khóa đàn : một số cây đàn khóa thường vặn lên khá khó khăn , trong quá trình căng dây để thử đàn , bạn nên kiểm tra kĩ vấn đề này , có thể vặn xuôi ngược nhiều để kiểm tra khóa

3 . Tình trạng của đàn : Kiểm tra toàn bộ đàn xem có vết nứt hay hư hại gì không , thông thường với đàn guitar mới , tỉ lệ hiếm các cây bị hư hại , tuy nhiên bạn vẫn nên kiểm tra kĩ


Để tìm hiểu thêm về đàn guitar , hãy liên hệ với chúng tôi

Website : Nhacculeo.com
Fanpage : Guitar Leo Shop
Hotline : 0169.678.1258
Địa chỉ : Số 44 ngõ 221 đường Giáp Bát , quận Hoàng Mai , Hà Nội