Ăn bánh cuốn ở đâu ngon nhất?

pq
pq
Trả lời 12 năm trước

Bánh cuốn Cao Bằng được chan nước canh nóng hổi, bánh cuốn Phủ Lý thơm phức chả nướng, riêng bánh cuốn Tuyên Quang lại có cái tên rất lạ: bánh cuốn bột lọc...

Từ cùng một nguyên liệu là bột gạo được tráng nóng, mỏng tang, nhưng đi qua mỗi vùng miền của Tổ quốc, món bánh cuốn lại ẩn chưa trong đó một hương vị rất riêng, thơm, ngon khó tả. Món bánh là đồ ăn sáng rất phổ biến, cũng có khi trở thành bữa chính hay làm ấm lòng những người con xa quê nhớ tới thao thức cái hương thơm của gạo, vị đậm đà dẻo thơm của miếng bánh.
Một điều rất thú vị, hầu như về vùng đất nào, muốn hỏi một món ăn sáng đặc trưng của vùng, người dân địa phương đều giới thiệu cho bạn món bánh cuốn. Mặc dù họ biết, khắp dải đất Việt Nam này, món bánh này đâu có hiếm. Vậy điều gì làm nên nét riêng biệt hấp dẫn khiến món bánh phổ biến này lại được địa phương hóa tạo sự khác biệt tới vậy? Mời bạn cùng khám phá:
Bánh cuốnnước hầm xươngCao Bằng
Ai từng một lần tới mảnh đất Cao Bằng, ắt hẳn không thể quên hương vị của món bánh cuốn nơi đây. Bánh cuốn nóng Cao Bằng có công thức chế biến bước đầu cũng không khác gì món này ở những nơi khác. Bột gạo loãng được tráng mỏng trên nồi hấp có nước đang sôi sùng sục ở bên trong. Chỉ sau ít phút, chiếc bánh trắng tinh, thơm mùi gạo đã chín. Người thích ăn cầu kỳ hơn có thể tráng chung trứng gà cùng với bột gạo để chiếc bánh thơm bùi hơn.
Điều khác biệt của bánh cuốn nóng Cao Bằng là chiếc bánh tráng xong, cuốn lại gọn và đẹp mắt, không phải ăn với nước mắm pha chua ngọt như ta thường thấy, mà sẽ được thả vào một bát nước hầm xương nóng sốt, ăn kèm với chả lụa, chả cây và một ít hành lá xắt nhuyễn, hành phi, tóp mỡ, tiêu bột rắc lên trên.

Để cho hương vị đậm đà và độc đáo hơn, bánh cuốn nóng Cao Bằng thường được ăn chung với quả mắc mật muối chua. Cắn một miếng bánh cuốn tráng trứng thơm lừng, thêm vào miệng một miếng chả lụa béo ngậy, húp thêm ngụm nước dùng nóng hổi, rồi nhấp nhẹ một quả mắt mật vàng um vị chua chua. Các hương vị ngọt, béo, thơm, cay, chua... hòa quyện với nhau, quả là một món ăn khó có thể quên.

Vào buổi sáng, trên bất cứ ngã đường nào ở Cao Bằng, người ta đều thấy những hàng bán Bánh cuốn nóng. Cứ cách vài ba nhà thì lại có một hàng bán món ăn này. Đặc biệt là vào mùa Đông, món này lại còn trở nên tuyệt hảo hơn.
Món mắc mật ăn kèm độc đáo

Các quán phần lớn đều bày biện đơn sơ, gồm một quầy tráng bánh, vài chiếc bàn con và ghế gỗ xung quanh… nhưng hàng nào cũng có người ghé ăn. Người dân địa phương thưởng thức món này vào mỗi buổi sáng như là một thói quen.

Bánh cuốn bột lọc Tuyên Quang
Chỉ cần nghe tên bánh cũng đủ gây tò mò và hấp dẫn với thực khách lần đầu tới với Tuyên Quang. Nhưng để ăn món bánh này, bạn phải dậy sớm, nhờ "ma xó" hoặc phải khéo mồm hỏi han các bác xe ôm vì quán bán bánh khá nhỏ, lại nằm ở góc khuất gần rạp chiếu phim tại trung tâm thành phố Tuyên Quang.
Ảnh: Hạnh Mai
Bánh cuốn bột lọc cũng được làm bột gạo tẻ thông thường, nhưng nhờ chất gạo ngon cùng với một "bí quyết" đặc biệt, bánh cuốn tráng xong mỏng tang, trong suốt nhưng lại giòn dai, bên trong bánh là lớp thịt nạc trộn mọc nhĩ thơm phưng phức. Điểm đặc biệt hơn nữa, bánh được chan kèm một thứ nước chấm màu nâu sậm là tổng hòa của nước mắm, nước xương lợn hầm cùng rau thơm. Thêm nữa, người Tuyên Quang thích ăn kèm bánh cuốn với giò heo thay vì chả như người miền xuôi...
Quán này chỉ bán vào buổi sáng, có một quán khác phong cách khá giống thì chỉ bán vào ban đêm. Vì vậy, để ăn được đúng món bánh cuốn bột lọc chính hiệu đất Tuyên Quang bạn hãy chịu khó mò mẫm, hỏi han nhé.
Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý
Nằm cách "kinh đô bánh cuốn" Hà Nội không xa, món bánh cuốn chả Phủ Lý (Hà Nam) như một nét chấm phá mới lạ trong bản đồ bánh cuốn tại Việt Nam. Không mỏng tang, mịm mượt như bánh cuốn Thanh Trì mà từng lát bánh cuốn Phủ Lý trắng tráng hơi dày nhưng để nguội vẫn mềm, dai dai được trộn với hành phi thơm giòn.
Khi tới ăn, người làm mới lấy tay dỡ bánh, cuộn lại, rồi rắc hành phi thơm phức lên trên. Nước mắm khá đơn giản gồm tiêu giã nhỏ, tỏi băm, đường. Nếu chỉ có "ăn chay" như vậy, ắt hẳn món bánh cuốn nơi đây chẳng khiến thực khách đi qua phải dừng chân lại nhiều như thế. Sự thu hút của món bánh cuốn này chính là món chả nướng ăn kèm. Có lẽ người Phủ Lý quá thông minh khi kết hợp cái vị ngon của món chả thịt với sự mềm mại, dẻo thơm của món bánh cuốn.
Ảnh: Hồng Khanh
Nếu món bún chả của người Hà Nội hợp với bữa trưa, thì món bánh cuốn chả nướng lại rất hợp cho bữa ăn sáng. Bánh cuốn như gói được hết sự đậm đà và ngọt thơm của nước chấm cùng miếng chả băm thơm ngon. Hơn thế, những thứ rau ăn kèm như hoa chuối, mùi, kinh giới và trái sung muối chua khiến món ăn trở nên hấp dẫn lạ thường. Một lần ăn lại muốn quay lại...
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn
Tới thành phố Lạng Sơn, bánh cuốn lại biến tấu rất ngon thành món bánh cuốn trứng gà và thịt nạc kho được chà nhuyễn thành từng sợi nhỏ gói gọn bên trong. Giống như món bánh cuốn của Cao Bằng, nước chấm của món bánh cuốn trứng cũng là nước canh được ninh từ xương ống và cho thêm gia vị, hành, mùi, tiêu, ớt.
Nhiều cửa hàng tại Lạng Sơn còn dùng nước thịt kho cho vị đậm đà hơn. Trứng gà được hấp bên trong lá bánh, chín tái đủ để tạo một lớp màng mỏng quanh lòng đỏ, giúp trứng không bị vỡ. Ăn món bánh cuốn này không thể gắp và chấm mà phải chan nước canh lên mặt bánh. Khi thưởng thức, người dùng sẽ khéo léo đưa miếng bánh vào miệng làm sao để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng.
Bánh cuốn tôm Thái Bình
Về thị trấn Diêm Điền (Thái Bình), nếu muốn chọn một món ăn nhớ lâu, người dân địa phương sẽ chỉ cho bạn món bánh cuốn nhân tôm cực kỳ đặc biệt của họ.
Bánh cuốnởđây phải nói làchẳng giống với bất cứ nơi nào. Trong muôn vàn thứ tôm, người Diêm Điền chỉ chọn tôm vàng làm nhân bánh cuốn. Tôm vàng vỏ mỏng tanh như giấy bóng, thịt nhiều lại ngọt và thơm. Người ta đồ tôm tới chín, bóc vỏ bỏ đầu. Tiếp đó, băm kỹ tôm với hành củ, gấc và một ít thịt ba chỉ đã luộc chín. Pha thêm mộc nhĩ thái nhỏ rồi nêm nước mắm ngon. Khi xào tôm để nhỏ lửa, đảo đều tay. Cuối cùng rắc chút hạt tiêu để món ăn thêm hấp dẫn.


Tôm làm nhân bánh phải rời, thơm và đỏ lựng màu gấc là đạt yêu cầu. Màu đỏ nhân tôm nổi giữa chiếc bánh trắng tinh mịn màng. Nước chấm phải làm rất tỉ mỉ, phải tìm được nước mắm tôm nguyên chất chỉ ở vùng biển Diêm Điềm mới có. Sắc vàng quyến rũ như mật ong của nước mắm vô cùng hấp dẫn thực khách.


voteo
voteo
Trả lời 12 năm trước

Mặc ĐịnhĐặc sản bánh cuốn Hải Dương


Ở Hải Dương, chỉ có bà Thấu là có bí quyết pha nước chấm ngon. Nhờ đó mà bánh cuốn Hải Dương trở nên hấp hẫn hơn, “thương hiệu” bánh cuốn Hải Dương trở nên nổi tiếng hơn.

Tráng bánh là một khâu khó nhất trong quy trình làm bánh cuốn

Ở Hải Dương, bánh cuốn được làm ở nhiều nơi nhưng chỉ có bánh cuốn ở xóm Hàn Giang (thuộc khu 5, phường Quang Trung, TP Hải Dương) là ngon hơn cả.


Người Hải Dương vẫn quen gọi Hàn Giang là "xóm bánh cuốn". Bánh cuốn Hàn Giang có từ năm 1952. Người đầu tiên có công mang nghề làm bánh cuốn về dạy cho người dân nơi đây là một nhóm thợ có quê gốc ở Thái Bình, những người như bà Tỳ, bà Văn, bà Nhàn, bà Thức, ông Tiếu... Theo bà Tỳ làm bánh cuốn không khó, nhưng làm bánh cuốn ngon, ăn một lần mà nhớ mãi thì khó. Làm được điều này cần sự tỉ mỉ công phu, chứ không phải có công thức là làm được.

Làm bánh cuốn cần cái cảm quan của người làm bánh. Điều này cũng chính là thước đo phân biệt một thợ làm bánh thường và một thợ làm bánh có nghề. Bà Tỳ cho biết: Làm bánh cuốn, pha bột và tráng bánh là khâu khó nhất. Pha bột phải thật khéo nếu không bánh sẽ bị đứt hoặc dày và cứng. Kinh nghiệm pha bột là "pha theo tay mình tráng". Nghĩa là bằng cảm giác của mình thấy bột khi đưa vào tráng có thể dày, mỏng thế nào để pha nước theo tỷ lệ thích hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng không cố định. Nó còn phụ thuộc vào loại gạo dùng để làm bột và thời tiết lúc tráng bánh. Bởi vậy, một người bình thường nếu muốn học nghề làm bánh cuốn cũng phải mất hàng năm mới có thể đúc rút được kinh nghiệm cho mình.

Nhưng quan trọng hơn, theo kinh nghiệm của người có gần 60 năm đứng lò tráng bánh như bà Tỳ thì để làm được bánh ngon người làm bánh phải thật sự yêu nghề. Điều này đã đúng, bởi cũng chính bằng lòng yêu nghề đó mà thế hệ những người như bà Tỳ đã gây dựng lên thương hiệu bánh cuốn Hải Dương nức tiếng khắp nơi, khiến ai đã từng ăn một lần là nhớ mãi. Bánh sau khi tráng xong được phết qua một lớp mỡ hành phi thơm sau đó được ủ trong thúng có lót lá chuối, bao quanh bởi một lớp vải cách nhiệt để giữ bánh luôn nóng. Khi ăn, phải dùng tay để bóc từng lá bánh ra, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Nước chấm được pha bằng loại nước mắm ngon cùng với các gia vị khác sao cho vừa có màu vàng sóng sánh, vừa có mùi thơm đặc trưng của ớt, cùng vị cay nồng của hạt tiêu xay dối, pha chút chua chua, hăng hăng của chanh. Bánh cuốn Hải Dương ăn kèm với chả quế và các loại rau thơm như húng, mùi, xà lách...

Ở Hải Dương, chỉ có bà Thấu là có bí quyết pha nước chấm ngon. Và cũng chính nhờ bí quyết pha chế nước chấm của bà mà bánh cuốn Hải Dương trở nên hấp hẫn hơn, “thương hiệu” bánh cuốn Hải Dương trở nên nổi tiếng hơn.

Do đó, không phải ngẫu nhiên mà nhiều người từ nhiều nơi khác đã tìm về "xóm bánh cuốn" Hàn Giang để học nghề làm bánh cuốn, trong số đó có những chàng thanh niên còn rất trẻ. Họ đến đây để "học nghề sau này lập nghiệp" như tâm sự của chàng trai Hoàng Đức Lương ( 26 tuổi) quê ở Chí Linh. Anh Lương đã đến cửa hàng Tân Hương của gia đình chị Đỗ Thị Hương để học nghề làm bánh cuốn với hy vọng sau này có thể mở một của hàng bánh trên vùng quê Chí Linh. Trước anh Lương có nhiều bạn trẻ khác cũng đến đây học nghề, có người đã mang nghề làm bánh cuốn Hải Dương vào các tỉnh miền Nam lập nghiệp, trong số đó có không ít người đã thành công.

Tuy vậy, ở Hàn Giang bây giờ không phải nhà nào cũng có lò làm bánh như ngày xưa. Theo bà Phạm Thị Mận, trưởng khu 5, phường Quang Trung, hiện nay ở xóm Hàn Giang chỉ còn khoảng 15 gia đình làm bánh cuốn.Gần đây, nhiều hộ gia đình ở Hàn Giang có nhu cầu vay vốn để mở rộng cơ sở sản xuất và đã được UBND phường tạo điều kiện cho vay với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng.
lucasq
lucasq
Trả lời 12 năm trước

mình hay ra bà triệu ăn bánh cuốn, quán này cũng khá lâu đời rồi, có đủ các loại bánh cuốn luôn

http://www.place.vn/dia-diem/banh-cuon-nong-ba-trieu-1241

Huỳnh Thế Phong
Huỳnh Thế Phong
Trả lời 12 năm trước

Phú Yên mảnh đất của vô vàn món ngon


Nằm giữa khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, vùng đất Phú Yên nổi danh với nhiều món ănđộc đáo, mang đậm phong cách ẩm thực và đời sống bình dân vừa ngon vừa rẻ.

Bánh tráng


Làng nghề bánh tráng Hoà Đa (xã An Mỹ, huyện Tuy An) hình thành khá lâu đời. Nơi đây có khoảng 30% hộ gia đình sống bằng nghề làm bánh tráng từ bột gạo.

Bánh tráng ngon có độ dày vừa, đều khổ, tốt nắng, nướng ăn thơm, nhúng nước không dính. Bánh tráng Hoà Đa ăn với thịt heo, cháo lòng, bánh hỏi đã trở thành món ngon hấp dẫn níu chân nhiều du khách. Có nhiều món ngon nhưng món bánh tráng cuốn với thịt heo kèm rau sống hái từ đồng rau Hoà Đa, chấm nước mắm nhỉ sóng sánh thơm ngon được ướp từ cá biển đông với bàn tay của ngư dân làng Yến kèm với dĩa ớt xanh được coi là "số zách".

Người địa phương đi xa thường mang theo những xấp bánh tráng Hoà Đa làm món quà quê tặng người thân, bạn bè và để dành cho mình ăn dần cho đỡ nhớ quê. Nhiều du khách đã thử qua cũng trở nên ghiền, có bè bạn người xứ nẫu về thăm quê lại gửi nhờ mua vài xấp.


Thanh Mai
Thanh Mai
Trả lời 12 năm trước

Mình bổ sung thêm địa chỉ về bánh cuốn nữa nhé:

1. Bánh cuốn bà Hoành - Tô Hiến Thành

2. Bánh cuốn Gia An - Trần Huy Liệu

Toan Đặng Ngọc
Toan Đặng Ngọc
Trả lời 10 năm trước

Trí
Với tiết trời giá rét như thế này, 1 đĩa bánh cuốn chả lót dạ mỗi buổi sáng sẽ giúp chúng ta có một ngày làm việc thật hiệu quả.
Tuyệt vời hơn nữa, chỉ cần ngồi ở nhà, hay tại văn phòng, với một chiếc laptop hoặc smartphone, bạn sẽ được nhà hàngBánh cuốn Gia Lộcphục vụ đến tận nơi.>:D<

Được làm hoàn toàn thủ công,Bánh cuốn Gia Lộccó độ mỏng, trắng, thơm và đặc biệt 100% không sử dụng hàn the. Không cần phải đến tận nơi, chỉ với 2 phút đặt hàng, bạn sẽ có ngay suất bánh cuốn chả hấp dẫn được phủ lớp hành phi thơm lừng, ăn kèm chả lụa, cùng bát nước chấm chua ngọt gia truyền mà không cần phải đi ra ngoài! >_< <3:>>




[IMG]

Bánh cuốn truyền thống: 20,000

Bánh cuốn chả thịt: 30,000

Bánh cuốn thịt nướng: 30,000

Và còn nhiều sự lựa chọn nữa trên website:-c

http://www.foodpanda.vn/restaurant/v1yz/banh-cuon-gia-loc

Đặc biệt, với đơn hàng đầu tiên, bạn sẽ nhận ngay một vé xem phim 2D ở MegaStar.
Mã ưu đãi:VCMG

XemMenuĐặt hàngtạiđây:
http://www.foodpanda.vn/restaurant/v1yz/banh-cuon-gia-loc
Hotline19006048

[IMG]
ch dẫn:
Từ bài viết của hiennhe

Bánh cuốn Cao Bằng được chan nước canh nóng hổi, bánh cuốn Phủ Lý thơm phức chả nướng, riêng bánh cuốn Tuyên Quang lại có cái tên rất lạ: bánh cuốn bột lọc...

Từ cùng một nguyên liệu là bột gạo được tráng nóng, mỏng tang, nhưng đi qua mỗi vùng miền của Tổ quốc, món bánh cuốn lại ẩn chưa trong đó một hương vị rất riêng, thơm, ngon khó tả. Món bánh là đồ ăn sáng rất phổ biến, cũng có khi trở thành bữa chính hay làm ấm lòng những người con xa quê nhớ tới thao thức cái hương thơm của gạo, vị đậm đà dẻo thơm của miếng bánh.
Một điều rất thú vị, hầu như về vùng đất nào, muốn hỏi một món ăn sáng đặc trưng của vùng, người dân địa phương đều giới thiệu cho bạn món bánh cuốn. Mặc dù họ biết, khắp dải đất Việt Nam này, món bánh này đâu có hiếm. Vậy điều gì làm nên nét riêng biệt hấp dẫn khiến món bánh phổ biến này lại được địa phương hóa tạo sự khác biệt tới vậy? Mời bạn cùng khám phá:
Bánh cuốnnước hầm xươngCao Bằng
Ai từng một lần tới mảnh đất Cao Bằng, ắt hẳn không thể quên hương vị của món bánh cuốn nơi đây. Bánh cuốn nóng Cao Bằng có công thức chế biến bước đầu cũng không khác gì món này ở những nơi khác. Bột gạo loãng được tráng mỏng trên nồi hấp có nước đang sôi sùng sục ở bên trong. Chỉ sau ít phút, chiếc bánh trắng tinh, thơm mùi gạo đã chín. Người thích ăn cầu kỳ hơn có thể tráng chung trứng gà cùng với bột gạo để chiếc bánh thơm bùi hơn.
Điều khác biệt của bánh cuốn nóng Cao Bằng là chiếc bánh tráng xong, cuốn lại gọn và đẹp mắt, không phải ăn với nước mắm pha chua ngọt như ta thường thấy, mà sẽ được thả vào một bát nước hầm xương nóng sốt, ăn kèm với chả lụa, chả cây và một ít hành lá xắt nhuyễn, hành phi, tóp mỡ, tiêu bột rắc lên trên.

Để cho hương vị đậm đà và độc đáo hơn, bánh cuốn nóng Cao Bằng thường được ăn chung với quả mắc mật muối chua. Cắn một miếng bánh cuốn tráng trứng thơm lừng, thêm vào miệng một miếng chả lụa béo ngậy, húp thêm ngụm nước dùng nóng hổi, rồi nhấp nhẹ một quả mắt mật vàng um vị chua chua. Các hương vị ngọt, béo, thơm, cay, chua... hòa quyện với nhau, quả là một món ăn khó có thể quên.

Vào buổi sáng, trên bất cứ ngã đường nào ở Cao Bằng, người ta đều thấy những hàng bán Bánh cuốn nóng. Cứ cách vài ba nhà thì lại có một hàng bán món ăn này. Đặc biệt là vào mùa Đông, món này lại còn trở nên tuyệt hảo hơn.
Món mắc mật ăn kèm độc đáo

Các quán phần lớn đều bày biện đơn sơ, gồm một quầy tráng bánh, vài chiếc bàn con và ghế gỗ xung quanh… nhưng hàng nào cũng có người ghé ăn. Người dân địa phương thưởng thức món này vào mỗi buổi sáng như là một thói quen.

Bánh cuốn bột lọc Tuyên Quang
Chỉ cần nghe tên bánh cũng đủ gây tò mò và hấp dẫn với thực khách lần đầu tới với Tuyên Quang. Nhưng để ăn món bánh này, bạn phải dậy sớm, nhờ "ma xó" hoặc phải khéo mồm hỏi han các bác xe ôm vì quán bán bánh khá nhỏ, lại nằm ở góc khuất gần rạp chiếu phim tại trung tâm thành phố Tuyên Quang.
Ảnh: Hạnh Mai
Bánh cuốn bột lọc cũng được làm bột gạo tẻ thông thường, nhưng nhờ chất gạo ngon cùng với một "bí quyết" đặc biệt, bánh cuốn tráng xong mỏng tang, trong suốt nhưng lại giòn dai, bên trong bánh là lớp thịt nạc trộn mọc nhĩ thơm phưng phức. Điểm đặc biệt hơn nữa, bánh được chan kèm một thứ nước chấm màu nâu sậm là tổng hòa của nước mắm, nước xương lợn hầm cùng rau thơm. Thêm nữa, người Tuyên Quang thích ăn kèm bánh cuốn với giò heo thay vì chả như người miền xuôi...
Quán này chỉ bán vào buổi sáng, có một quán khác phong cách khá giống thì chỉ bán vào ban đêm. Vì vậy, để ăn được đúng món bánh cuốn bột lọc chính hiệu đất Tuyên Quang bạn hãy chịu khó mò mẫm, hỏi han nhé.
Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý
Nằm cách "kinh đô bánh cuốn" Hà Nội không xa, món bánh cuốn chả Phủ Lý (Hà Nam) như một nét chấm phá mới lạ trong bản đồ bánh cuốn tại Việt Nam. Không mỏng tang, mịm mượt như bánh cuốn Thanh Trì mà từng lát bánh cuốn Phủ Lý trắng tráng hơi dày nhưng để nguội vẫn mềm, dai dai được trộn với hành phi thơm giòn.
Khi tới ăn, người làm mới lấy tay dỡ bánh, cuộn lại, rồi rắc hành phi thơm phức lên trên. Nước mắm khá đơn giản gồm tiêu giã nhỏ, tỏi băm, đường. Nếu chỉ có "ăn chay" như vậy, ắt hẳn món bánh cuốn nơi đây chẳng khiến thực khách đi qua phải dừng chân lại nhiều như thế. Sự thu hút của món bánh cuốn này chính là món chả nướng ăn kèm. Có lẽ người Phủ Lý quá thông minh khi kết hợp cái vị ngon của món chả thịt với sự mềm mại, dẻo thơm của món bánh cuốn.
Ảnh: Hồng Khanh
Nếu món bún chả của người Hà Nội hợp với bữa trưa, thì món bánh cuốn chả nướng lại rất hợp cho bữa ăn sáng. Bánh cuốn như gói được hết sự đậm đà và ngọt thơm của nước chấm cùng miếng chả băm thơm ngon. Hơn thế, những thứ rau ăn kèm như hoa chuối, mùi, kinh giới và trái sung muối chua khiến món ăn trở nên hấp dẫn lạ thường. Một lần ăn lại muốn quay lại...
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn
Tới thành phố Lạng Sơn, bánh cuốn lại biến tấu rất ngon thành món bánh cuốn trứng gà và thịt nạc kho được chà nhuyễn thành từng sợi nhỏ gói gọn bên trong. Giống như món bánh cuốn của Cao Bằng, nước chấm của món bánh cuốn trứng cũng là nước canh được ninh từ xương ống và cho thêm gia vị, hành, mùi, tiêu, ớt.
Nhiều cửa hàng tại Lạng Sơn còn dùng nước thịt kho cho vị đậm đà hơn. Trứng gà được hấp bên trong lá bánh, chín tái đủ để tạo một lớp màng mỏng quanh lòng đỏ, giúp trứng không bị vỡ. Ăn món bánh cuốn này không thể gắp và chấm mà phải chan nước canh lên mặt bánh. Khi thưởng thức, người dùng sẽ khéo léo đưa miếng bánh vào miệng làm sao để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng.
Bánh cuốn tôm Thái Bình
Về thị trấn Diêm Điền (Thái Bình), nếu muốn chọn một món ăn nhớ lâu, người dân địa phương sẽ chỉ cho bạn món bánh cuốn nhân tôm cực kỳ đặc biệt của họ.
Bánh cuốnởđây phải nói làchẳng giống với bất cứ nơi nào. Trong muôn vàn thứ tôm, người Diêm Điền chỉ chọn tôm vàng làm nhân bánh cuốn. Tôm vàng vỏ mỏng tanh như giấy bóng, thịt nhiều lại ngọt và thơm. Người ta đồ tôm tới chín, bóc vỏ bỏ đầu. Tiếp đó, băm kỹ tôm với hành củ, gấc và một ít thịt ba chỉ đã luộc chín. Pha thêm mộc nhĩ thái nhỏ rồi nêm nước mắm ngon. Khi xào tôm để nhỏ lửa, đảo đều tay. Cuối cùng rắc chút hạt tiêu để món ăn thêm hấp dẫn.


Tôm làm nhân bánh phải rời, thơm và đỏ lựng màu gấc là đạt yêu cầu. Màu đỏ nhân tôm nổi giữa chiếc bánh trắng tinh mịn màng. Nước chấm phải làm rất tỉ mỉ, phải tìm được nước mắm tôm nguyên chất chỉ ở vùng biển Diêm Điềm mới có. Sắc vàng quyến rũ như mật ong của nước mắm vô cùng hấp dẫn thực khách.