Rối loạn kinh nguyệt - Nguyên nhân và cách điều trị

 

em năm nay 19 tuổi .chu kỳ nguyệt san của em rất không đều thường thì đến sớm hơn 2 ngày .nhưng những tháng gần đây (4 tháng )thì đến sớm hơn tận 10 ngạy em rất lo mong anh chị có thể trả lời sớm giúp em

 

TuvanAZ.vn
TuvanAZ.vn
Trả lời 12 năm trước

Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 - 35 ngày. Trong đó 3 - 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 - 150 ml.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy nhất ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

Ở những người con gái có kinh lần đầu, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi sau lần có kinh đầu tiên. Vòng kinh dài ngắn khác nhau hoàn toàn không phải là những dấu hiệu bất thường gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khoảng một năm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh (từ 45 - 55 tuổi) cũng có nhiều thay đổi. Vòng kinh thường dài hơn và lượng máu mất đi cũng giảm dần. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.

Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Kinh nguyệt rối loạn do dâu?

Nhiều chứng bệnh phụ khoa, rối loạn các hoocmôn sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở “vùng kín” cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này.

Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hoocmôn sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.

Khi nào thì cần đi khám bác sỹ?

Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát.... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...

Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...

Chúc bạn sức khỏe!

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

1. Áp lực

Trong cuộc sống cũng như trong công việc nếu bạn phải chịu quá nhiều áp lực căng thẳng sẽ làm cho chức năng của tuyến yên bị ức chế, xảy ra hiện tượng trứng rụng và chất tiết dịch không đều. Từ đó dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Lời khuyên: Giảm bớt căng thẳng trong công việc cũng như trong cuộc sống bằng cách vận động như đi bơi, dạo bộ mỗi tuần 1-2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút, hoặc ăn một số thực phẩm như: chuối tiêu, rau muống, tôm, chocolate…

2. Ăn thực phẩm lạnh trong ngày ấy

Một số XX không chú ý đến việc giữ ấm cho "cô bé" trong kỳ nguyệt san, ví dụ như ăn đồ lạnh, kem, uống nước có đá. Những điều này dễ gây tắc nghẽn mạch máu trong khoang chậu, làm rối loạn buồng trứng dẫn đến lượng máu kinh ít hoặc bị mất kinh.

Lời khuyên: Trong ngày này, bạn gái tránh bị ướt mưa, uống nước lạnh, ăn nhiều bí đao, tỏi , cam.

3. Sóng điện từ

Cuộc sống hiện đại luôn gắn liền với điện thoại, máy tính, đầu kĩ thuật số và rất nhiều những sản phẩm điện tử khác. Nhưng những thiết bị điện tử và điện gia dụng này trong quá trình sử dụng, chúng sẽ phát ra tần song điện từ không giống nhau, ảnh hưởng đến sự tiết dịch và sinh sản.

Lời khuyên: Mỗi ngày sử dụng máy tính nên có các biện pháp bảo vệ, không nên để điện thoại trong người quá lâu, không nên để tủ lạnh trong phòng ngủ, nên uống trà xanh, bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C và đạm.

4. Bị táo bón

Nếu bị mắc bệnh táo bón, trực tràng sẽ bị giãn to và di chuyển về phía trước của cổ tử cung. Nếu bị táo bón mãn tính, cổ tử cung sẽ thường xuyên ở vị trí sau, dẫn đến kinh nguyệt không đều và đau lưng.

Lời khuyên: Điều trị triệt để bệnh táo bón, mỗi buổi sáng uống một thìa mật ong, ăn một số thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa như: Sữa chua, sữa bò, chuôi tiêu…

5. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng nếu quá lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm cho kinh nguyệt không đều, không rụng trứng và bị mất kinh.

Lời khuyên: Thường xuyên rèn luyện và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, không lạm dụng thuốc, dùng thuốc phải có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

6. Hút thuốc

Chất Nicotin có trong thuốc lá làm giảm lượng tiết dịch, dẫn đến kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh.

Lời khuyên: Nói không với thuốc lá, rượu bia. Bổ sung các loại Vitamin C có thể giảm bớt được tác hại của thuốc lá.

Tran Minh Tuan
Tran Minh Tuan
Trả lời 10 năm trước

Có cách nào khắc phục không ạ tháng này em chậm tận 5 ngày rồi

tinh bot nghe | tinh bột nghệ | bột nghệ