Gần đây tôi không thể nào ngủ được. Tôi bị mất ngủ. Tôi không uống bất kỳ loại thuốc nào. Xin hỏi tôi bị bệnh gì?

Tôi năm nay 24 tuổi, sức khoẻ bình thường. Tâm lý cũng bình thường, ko có gì sáo trộn cả. Nhưng gần đây tôi không thể nào ngủ được. Tôi bị mất ngủ. Tôi không uống bất kỳ loại thuốc nào. Xin hỏi tôi bị bệnh gì? Các bạn tư vấn cho tôi với
hoanghuy
hoanghuy
Trả lời 15 năm trước
Điều trị mất ngủ nói chung có 3 biện pháp: - Thuốc: Có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ như các loại benzodiazepine, zolpidem... nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, một số loại thảo dược đông y cũng có thể giúp ngủ dễ hơn, như: tim sen, lá vông.... - Thư giãn tâm lý: Sức khoẻ không bị ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Khi lên giường ngủ chỉ để ngủ và không làm gì khác (đọc sách, xem phim...) nếu không ngủ được sau 10 - 15 phút, có thể đứng dậy đi làm việc khác. - Vệ sinh giấc ngủ: phòng ngủ thích hợp (thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh...), không ăn thịnh soạn hay thức ăn khó tiêu gần giờ đi ngủ, tránh những kích thích làm khó ngủ (nghe radio quá to, đọc sách hay xem những bộ phim đòi hỏi phải tập trung theo dõi sát sao...), tắm nước ấm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ, tránh ngủ nhiều ban ngày, thức dậy đúng giờ mỗi ngày, tập thể dục đều đặn... Bệnh nhân mất ngủ mãn tính thường sợ buổi tối vì ám ảnh bởi cơn mất ngủ. Thông thường, càng lo sợ, giấc ngủ càng khó đến. Hãy nghĩ đến giấc ngủ nhẹ nhàng và thanh thản, bạn sẽ có một giấc ngủ bình an! Xin chúc bạn sớm khỏi bệnh.
Nguyễn Trí Tín
Nguyễn Trí Tín
Trả lời 14 năm trước

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này: âu lo, stress, chệch múi giờ, ăn ngủ vô điều độ... Bạn phải xác định rõ nguyên nhân của mình và điều chỉnh cho đúng. Bạn xem thêm thông ở đây: http://khacphuctinhtrangmatngu.blogspot.… Trang blog này chứa nhiều thông tin và lời khuyên về giấc ngủ khá hữu ích.

Chú ý thuốc ngủ là chỉ có thể là phương pháp cuối cùng.

buitiendung
buitiendung
Trả lời 14 năm trước

Bạn nên tham khảo tại http://chuabenhtamthan.com.vn hoặc mô tả kỹ các triệu chứng kèm theo, thứ tự xuất hiện, mức độ, tần xuất... sau đây là tài liều để bạn tham khảo.

Các biểu hiện triệu chứng

Bệnh nhân bị suy sụp trầm trọng và đôi khi bị rối loạn các khả năng hoạt động ban ngày do hậu quả của sự mất ngủ.

Các đặc trưng chẩn đoán

- Khó ngủ.

- Luôn cử động khi ngủ hoặc ngủ không ngon.

- Hay thức giấc hoặc thời gian thức giấc kéo dài.

Chẩn đoán phân biệt

Các rối loạn giấc ngủ trong thời gian ngắn có thể do những sự kiện gây stress trong cuộc sống, những bệnh cơ thể cấp tính, hoặc những thay đổi trong lịch làm việc. Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể do nguyên nhân khác:

- Nếu cảm xúc trầm hoặc buồn và mất thích thú với các hoạt động thường ngày nổi trội, xem mục Trầm cảm.

- Nếu ban ngày triệu chứng lo âu nổi trội, xem mục Lo âu lan tỏa.

Mất ngủ có thể là triệu chứng của lạm dụng rượu và chất gây nghiện. Cần hỏi về việc dùng chất gây nghiện hiện tại của bệnh nhân.

Cần xem xét các bệnh nội khoa có thể gây mất ngủ (ví dụ: suy tim, bệnh phổi, các tình trạng đau).

Cần xem xét các thuốc gây mất ngủ (ví dụ: steroid, theophylline, thuốc chống ngạt mũi, một số thuốc chống trầm cảm).

Nếu bệnh nhân ngáy rất to khi ngủ, cần xem xét chứng ngừng thở khi ngủ. Cần hỏi kỹ người ngủ cùng với bệnh nhân. Bệnh nhân bị chứng ngừng thở khi ngủ thường phàn nàn về sự buồn ngủ ban ngày, nhưng không biết về những lần thức giấc ban đêm.

Chỉ dẫn quản lý

Thông tin cơ bản cho bện nhân và gia đình

- Rối loạn giấc ngủ tạm thời là triệu chứng thường gặp khi bị stress hoặc bệnh cơ thể.

- Thời gian ngủ bình thường thay đổi rất nhiều và thường là giảm đi theo tuổi.

- Cải thiện thói quen ngủ (không dùng thuốc an dịu) là biện pháp điều trị tốt nhất.

- Lo không ngủ được sẽ càng làm mất ngủ nặng hơn.

- Rượu có thể làm người ta ngủ được nhưng có thể dẫn tới ngủ thao thức và thức giấc sớm.

- Chất kích thích (bao gồm cafe và chè) có thể gây mất ngủ hoặc làm trầm trọng thêm mất ngủ.

Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình

Duy trì nhịp ngủ đều đặn bằng cách:

- Thư giãn vào buổi tối.

- Đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định, không nên thay đổi lịch ngủ và không nên “ngủ bù” vào dịp cuối tuần.

- Dậy vào một thời gian như thường lệ thậm chí cả khi đêm ngủ trước ngủ không ngon.

- Tránh những cơn ngủ ngắn ban ngày bởi vì nó sẽ gây khó ngủ vào ban đêm.

- Giới thiệu các bài tập thư giãn để giúp bệnh nhân dễ ngủ.

- Khuyên bệnh nhân tránh dùng cafe và rượu.

- Nếu bệnh nhân không thể ngủ trong vòng 20 phút, khuyên họ ngồi dậy và thử ngủ lại sau đó khi thấy buồn ngủ.

- Hoạt động ban ngày có thể giúp bệnh nhân ngủ đều đặn, nhưng tập luyện buổi tối có thể làm mất ngủ thêm.

Thuốc men

- Điều trị các bệnh tâm thần và bệnh cơ thể nằm bên dưới.

- Thuốc ngủ có thể dùng ngắt quãng (ví dụ: Benzodiazepine). Nguy cơ lệ thuộc thuốc tăng đáng kể sau ngày thứ 14, tránh dùng thuốc ngủ trong trường hợp mất ngủ mạn tính.

Khám chuyên khoa

Cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa:

- Nếu nghi ngờ có nhiều rối loạn giấc ngủ phức tạp hơn (ví dụ: ngủ rũ, ngừng thở khi ngủ).

Nếu vẫn mất ngủ nhiều mặc dù đã sử dụng các biện pháp trên

Trần Văn Chân
Trần Văn Chân
Trả lời 11 năm trước

Mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân. Vì vậy muốn chữa tận gốc nguyên nhân sinh bệnh thì phải được các thầy thuốc xác định thì chữa mới có hiệu quả. Ắn uống những thứ sau đây chỉ giúp thúc đẩy quá trình lui bệnh. Dĩ nhiên các thức ăn này lại là những vị thuốc nam mà các lương y vẫn dùng để chữa các chứng mất ngủ.

* Rau nhút:Đông y gọi là quyết thái. Nấu canh rau nhút non, lá vông nem, khoai sọ, củ súng, củ sen, tôm hoặc thịt lợn nạc băm hay xay, giã ăn ngon vừa bổ dưỡng lại chữa mất ngủ.

* Củ sen:Là phần cây nằm dưới bùn có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tì, cố tinh v.v... Nấu canh ăn chữa được mất ngủ, suy nhược.

* Hạt sen:Nấu chè hạt sen hoặc nhồi hạt sen vào bụng chim, bồ câu con hầm ăn hoặc nhồi hạt sen vào vịt, dạ dày lộn gọi là món tiêm ăn ngon. Hạt sen tác dụng vào các kinh tâm, tì, thận, làm thuốc bổ tì, dưỡng tâm, an thần, cố tinh, chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh.

- Lưu ý:các bộ phận của cây sen đều dùng làm thuốc mà lại tác dụng khác nhau nên cần thận trọng khi dùng ví dụ lá sen không có tính an thần.

* Tâm sen:Đông y gọi là liên tâm, là mầm xanh nằm giữa hạt sen đó mới thật là quả sen - có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh tâm, khử nhiệt, chữa bệnh tim hồi hộp, mất ngủ, di mộng tinh thường dùng với liều 4g-10g. Dùng tâm sen khô sắc nước uống. Nước rất đắng nên pha chút mật ong hoặc đường cho dễ uống. Có tác dụng gây ngủ mạnh hơn hạt sen nhiều lần và êm.

* Củ súng:Vị ngọt nhạt, tính bình tác dụng vào các kinh tâm, tì, thận làm dưỡng tâm, bổ tì, ích thận, cố tinh - chữa chứng mất ngủ, suy nhược lấy củ súng nấu canh ăn.

* Nhãn:Vị chua, ngọt, tính bình, nhãn bổ dưỡng tâm, tì nên dùng chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược, trí nhớ giảm. Nhãn tươi chế biến thành long nhãn để dùng dần.

* Táo:Vị ngọt, tính ôn tác dụng vào lúc hai kinh tì và vị. Táo bổ tì, vị sinh tân dịch, ích khí, an thần, điều hòa doanh vệ, hòa giải các vị thuốc kết hợp.

* Toan tảo nhân:Là nhân trong hột táo chua, tính an thần rất mạnh liều dùng 1g-2g. Không quá liều vì độc, cần lưu ý: nếu sao vàng sắc uống chữa mất ngủ. Để sống (không sao) lại làm cho không ngủ.

* Vông nem(gọi là lá vông nem vì dùng gói nem chua): Bộ phận dùng làm thuốc là lá, vỏ, thân. Tác dụng an thần mạnh nên Tây y thường chế siro lá vông - không dùng dài gây độc. Liều 4g-10g mỗi ngày.

* Lạc tiên:Mọc hoang ở đồi, rào... Bộ phận dùng phần dây trên mặt đất tức là thân và lá. Lạc tiên vị ngọt nhạt, tính mát, không độc, có công năng đi vào hai kinh can và tâm. Tác dụng dưỡng tâm, an thần. Chữa suy nhược thần kinh mất ngủ. Thành phần là hoạt chất bởi nhiều chất như alcaloid nhóm harman, các flavoinoid; nhóm Isovitexin, Maltol và Ethylmaltol. Dùng dưới dạng thuốc sắc (thân và lá khô), liều dùng trung bình từ 20g-40g. Thân già càng tốt, có mùi thơm đặc trưng.

* Bá tử nhân:Tức nhân trong hạt cây trắc bá, vị cay, tính bình tác dụng vào các kinh tâm, can, thận - dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng, thông tiện, thường dùng trong các trường hợp mất ngủ do tâm thận bất giao, lo sợ, hồi hộp. Liều 4g-24g mỗi ngày.

* Nước ép quả cà chua:pha thêm chút mật ong hoặc đường cát với độ ngọt tùy ý, uống vào đêm lúc đi ngủ sẽ ngon giấc.

Ngoài ra còn có thể dùng các loại thuốc như thần sa ha chu sa hoặc các loại tân dược nhưng cần có sự chỉ dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ hầu hết các loại thuốc này đều độc gây chết người hoặc gây nghiện.

bạn có thể thử các biện pháp sau đây xem sao