Đề thi & đáp án thi Đại học khối C năm 2013 của bộ giáo dục ?

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Câu 1:

1. Trình bày khái quát về biển Đông, các thiên tai chính ở ven biển nước ta:

Biển Đông là một vùng biển rộng, với diện tích 3,477 triệu km2.

Là biển tương đối kín (phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo).

Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất này của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố: nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thủy triều, hải lưu và sinh vật biển.

* Biển Đông bên cạnh nhiều đặc điểm thuận lợi về tự nhiên và cho giá trị kinh tế cao thì cũng chứa ẩn nhiều hiểm họa, thiên tai mà năm nào cũng gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.

Bão: Trung bình mỗi năm có từ 9 – 10 cơn bão, trong đó khoảng 3- 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền. Bão lớn kèm sóng lừng, mưa lớn, lũ lụt, ngập úng trong thời gian dài trên nhiều khu vực.

Hiện tượng sạt lở bờ biển: Hiện nay ở nhiều khu vực bờ biển đã và đang có nguy cơ sạt lở lớn nhất là ở dải bở biển Trung Bộ.

Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng đặc biệt ở ven biển miền Trung. Làm cho diện tích đất nông nghiệp thu hẹp và gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân

2. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta

Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.

Số dân và tỉ lệ dân thành thị đang tăng dần qua các năm: Năm 1990 tỉ lệ dân thành thị là 19,5% đã tăng lên 26,9% năm 2005.

Phân bố đô thị không đều giữa các vùng: Hầu hết các đô thị lớn đều tập trung ở những khu vực có vị trí và địa hình thuận lợi.

* Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp hơn mức trung bình của Thế giới, bởi vì:

Quá trình đô thị hóa diễn ra rất chậm chạp: Năm 2005 tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.

Trình độ đô thị hóa thấp;

Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp và lạc hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Các đô thị lớn vẫn còn khá ít, cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung Ương được coi là các đô thị lớn của cả nước.

Ngoài ra, do lịch sử nước ta bị đô hộ lâu dài, trải qua các cuộc chiến tranh lớn gây ảnh hưởng nặng nề.

Câu II:

1. Những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta:

Nước ta có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

Nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn).

Có nhiều ngư trường, với 4 ngư trường lớn (ngư trường Cà Mau – Kiên Giang; Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu; Hải Phòng – Quảng Ninh; quần đảo Hoàng Sa – quần đảo Trường Sa).

Có nhiều thuận lợi cho ngành nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước ngọt.

2. Khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta

* Hiện nay trên vùng biển của nước ta đang được khai thác các loại khoáng sản đó là:

Nghề làm muối: Phát triển mạnh nhất là ở Duyên hải NTB.

Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã và đang được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các dự án liên doanh với nước ngoài.

Ngoài ra, ở một số nơi dọc bờ biển từ Thanh Hóa tới Bà Rịa – Vũng Tàu đang tiến hành khai thác quặng Titan

* Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển, vì:

Khẳng định chủ quyền của nước ta trên biển và thềm lục địa quanh đảo (trên căn cứ Luật biển Quốc tế năm 1982).

Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

Khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa: tài nguyên thủy hải sản, giao thông vận tải đường biển, khoáng sản và tài nguyên du lịch. Từ đó góp phần tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước đi lên.

Câu III:
1. Vẽ biểu đồ
* Xử lý bảng số liệu ra phần trăm (%)
Ta có: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (đơn vị: %)
Năm
Tổng số
Chia ra
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài Nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
2006
100
30,5
31,2
38,4
2010
100
23,3
35,5
41,2
* Tính bán kính đường tròn:
Ta qui ước như sau:
Tổng số năm 2006 là diện tích hình tròn năm 2006: S1
Tổng số năm 2010 là diện tích hình tròn năm 2010: S2
Bán kính hình tròn năm 2006 là R2006lấy là 1,0 cm
Tính bán kính hình tròn năm 2010 là R2010
Áp dụng công thức tính diện tích hình tròn S= πR2ta sẽ tính được bán kính hình tròn của năm 2010.
* Vẽ biểu đồ hình tròn.
Chú ý: Bán kính 2 hình tròn khác nhau, biểu đồ có đầy đủ chú giải, tên biểu đồ.
2. Nhận xét
* Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta tăng từ năm 2006 đến năm 2010 (dẫn chứng)
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi trong các thành phần kinh tế, trong đó tăng mạnh nhất là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 1,7 – 1,8 lần).
* Cơ cấu thành phần kinh tế có những chuyển biến tích cực, phù hợp:
Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta thì thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm (dẫn chứng).
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng (dẫn chứng).
* Điều này là phù hợp với qui luật và chính sách phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay và sắp tới: thành phần kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng những vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Câu IV.a. Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL
Thuận lợi:
* Đất đai màu mỡ, trong đó có 3 nhóm chính đó là:
Đất phù sa ngọt: Có diện tích là 1,2 triệu ha, chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của đồng bằng, phân bố thành một dải dọc sông Tiền, sông Hậu. Thuận lợi cho trồng lúa và hoa màu.
Đất phèn: có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (chiếm 41% diện tích đồng bằng), bao gồm đất nhiều phèn, đất phèn ít và trung bình. Phân bố ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.
Đất mặn với gần 75 vạn ha chiếm 19% diện tích đồng bằng phân bố thành vành đai ven biển Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Đất phèn và đất mặn thuận lợi cho trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thủy hải sản,…
* Khí hậu: tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao số giờ nắng trung bình là 2200 – 2700 giờ, ổn định; lượng mưa lớn (1300 – 2000 mm), tập trung vào các tháng mùa mưa, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, buôn bán, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp (các có hệ thống kênh rạch và sông Cửu Long).
* Có đường bờ biển dài, tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm...và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Khó khăn:
Thiếu nước về mùa khô, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Phần lớn diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước...
Ngoài ra còn kể đến một số thiên tai khác: lũ lụt gây ngập úng, nạn thủy triều lên cao làm xâm nhập mặn, lốc xoáy, điều kiện nóng ẩm tạo ra dịch bệnh, nấm mốc,…
Câu IV.b. Sử dụng đất nông nghiệp ở Trung du miền núi nước ta.
Việc sử dụng đất đai ở đây trong nông nghiệp chủ yếu dưới dạng các nương rẫy, ruộng bậc thang.
Hiện nay, nhờ đẩy mạnh việc thâm canh, tăng vụ ở những nơi có khả năng tưới tiêu (ruộng bậc thang) nên vấn đề an ninh lương thực tại chỗ được đảm bảo.
Các mô hình sản xuất nông – lâm kết hợp đang được phổ biến.
Đẩy mạnh phát triển các cùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn với sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến đang được tích cực triển khai.
Việc phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản sẽ cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng
Việc sử dụng đất hợp lí đất đai ở đây trở thành vấn đề rất quan trọng, bởi vì:
Ở trung du và miền núi của nước ta diện tích đất canh tác được trong nông nghiệp rất ít, lại rất dốc, dễ bị xói mòn, việc làm đất và thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn.
Diện tích đất canh tác được đang ngày càng bị thu hẹp do: xói mòn, đốt rừng làm rẫy, ô nhiễm môi trường, mở rộng các vùng môn hóa sản xuất, xây dựng các công trình xã hội,... đã làm nhiều diện tích đất hoang hóa trở lại.
Đây cũng là khu vực đầu nguồn của hầu hết các dòng sông ở nước ta, do đó đất đai, rừng bị tàn phá làm cạn kiệt nguồn nước, dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
Đất đai ở miền núi và trung du là địa bàn quan trọng, tư liệu sản xuất của nông lâm nghiệp vùng núi, là địa bàn cư trú, sinh sống của các dân tộc ít người và nơi xây dựng các công trình an ninh quốc phòng của cả nước.
bien
bien
Trả lời 10 năm trước

Câu 1. (2,0 điểm)

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cơ cấu giai cấp trong xã hội VN hình thành đầy đủ với 5 giai cấp cơ bản:

Giai cấp địa chủ phong kiến: Là chỗ dựa vững chắc của Pháp, được Pháp dung dưỡng. Sau chiến tranh, giai cấp này được tăng lên về số lượng và thế lực; có sự phân hóa, xuất hiện một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước và tham gia cách mạng khi có điều kiện.

Giai cấp nông dân: Là nạn nhân chủ yếu của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương; chiếm số đông chiếm hơn 90% dân số cả nước, bị áp bức, bóc lột nặng nề nên họ rât yêu nước và là bạn đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân.

Giai cấp công nhân: Sau chiến tranh, giai cấp công nhân đã trưởng thành về số lượng và chất lượng; có đầy đủ những phẩm chất của công nhân quốc tế và cũng có đặc điểm riêng và có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Giai cấp tư sản: Giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu, bị nhiều tầng chèn ép của đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản, có mâu thuẫn với đế quốc phong kiến song vì thế lực nhỏ yếu nên tinh thần đấu tranh không triệt để, dễ thỏa hiệp. Giai cấp tư sản có sự phân hóa: một bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản: bao gồm nhiều tầng lớp : học sinh, sinh viên, công chức , trí thức…có cuộc sống bấp bênh, khinh rẻ; sớm tiếp thu những luồng tư tưởng mới, nhạy cảm về chính trị, yêu nước và hăng hái cách mạng, nhưng lại bấp bênh, dễ dao động, bồng bột.

Câu 2.

  1. Âm mưu và kế hoạch của Pháp – Mĩ khi bước vào Đông Xuân 10953 – 1954 là:

- Cử tướng Na-va sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Na-va đã phác thảo ra một kế hoạch chiến lược mang tên mình với hi vọng trong vòng 18 tháng có thể giành lấy thắng lợi quyết định, và “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

- Kế hoạch Na-va gồm 2 bước như sau:

+ Bước 1: Từ thu đông năm 1953 đến xuân 1954: Giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền Bắc, tấn công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực; xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân tập trung, binh lực xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.

+ Bước 2: Từ thu đông năm 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.

- Biện pháp:

+Tăng thêm 12 tiểu đoàn bộ binh được rút từ Pháp, Bắc Phi và Triều Tiên để tăng cường lực lượng cơ động chiến lược ở chiến trường Đông Dương lên tới 84 tiểu đoàn.

+ Chuyển quân từ các chiến trường khác về Đồng bằng Bắc bộ lên tới 44 tiểu đoàn cơ động.

+ Càn quét, bình định bắt lính rồi thả thổ phỉ vào vùng tự do của ta.

  1. Chủ trương của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng

Trước tình hình trên cũng như căn cứ vào việc đánh giá đúng đắn so sánh lực lượng của ta qua các chiến dịch từ năm 1950 – 1953, tháng 9 năm 1953: Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng đã họp và đề ra chủ trương kế hoạch tác chiến của ta trong Đông Xuân 1953 – 1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng đất đai đồng thời buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta trên những vị trí xung yếu mà chúng không thể bỏ. Do phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm những bộ phận sinh lực của chúng”.

Bộ chính trị cũng lựa chọn phương hướng chiến lược là: quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch đồng thời phối hợp hoạt động trên phạm vi cả nước và Đông Dương. Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu nhằm điều khiển địch buộc địch phải bị động phân tán lực lượng và đánh theo cách đánh của ta. Đường lối này thể hiện tính chủ động sáng tạo của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954.

Câu 3 (3,0 điểm)

  1. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam là:
  2. Âm mưu

- Để cứu vãn thất bại của chiến lược “Chiến tranh một phía”, năm 1951, Mĩ để ra chiến lược Chiến tranh đặc biệt với âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt” nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân.

- Nhanh chóng biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

  1. Thủ đoạn

- Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. Viện trợ quân sự của Mĩ tăng gấp đôi.

- Dồn dân, lập “ấp chiến lược”; sử dụng phổ biến các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

- Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ (MACV) ỏ Sài Gòn thay cho Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mĩ (MAAG) để trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

- Liên tiếp mở các cuộc hành quân, càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng

- Tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn chi viện từ miền bắc cho miền Nam.

  1. Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân và dân miền Nam

- Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đã đánh bại nhiều cuộc càn quét lớn của địch vào chiến khu D – U Minh – Tây Ninh.

- Tháng 1 – 1963, quân dân miền Nam đã giành chiến thắng vang dội ở Ấp Bắc – Mĩ Tho. Chiến thắng này đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về chiến thuật và thế đi xuống của chúng và đã chứng minh quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ – Ngụy, và dấy lên phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công trên toàn miền Nam.

- Cuối năm 1964, ta đã giành chiến thắng lớn ở Bình Giã (Bà Rịa), loại khỏi vòng chiến đấu 1700 tên địch, bắt gần 300 tên và thu nhiều phương tiện chiến tranh. Tiếp theo Bình Giã là chiến thắng An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hòa). Chiến tranh đặc biệt đứng trước nguy cơ tan rã.

II. PHẦN RIÊNG

Câu 4a.

  1. Bản chất của toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là xu thế diễn ra trên toàn thế giới sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, với bản chất là “sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới”.
  2. Biểu hiện

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế: nền kinh tế của các nước có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc nhau, tính quốc tế của nền kinh tế thế giới tăng.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ti thành những tập đoàn lớn nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vự. Các tổ chức này ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.

  1. Vì sao…

- Với những nước đang phát triển thì có vừa tạo thời cơ: thúc đẩy rất mạnh, nhanh của việc phát triển và xá hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế.

- Thách thức: trầm trọng thêm những bất công trong xã hội; phân hóa giàu nghèo giữa từng nước và giữa các nước; làm cho mọi hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn; tạo nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa, xâm phạm độc lập tự chủ.

Câu 4b.

  1. Những sự kiện chính trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong quá trình xác lập cục diện hai cực, hai phe

- 12/3/1947: Sự ra đời học thuyết Truman. Đây được xem là sự kiện khởi đầu cho việc xác lập cục diện hai cực.

- 6/1947: Mĩ để ra kế hoạch Mác-san của Mĩ nhằm tập hợp các nước phương Tây vào liển minh quân sự chống Liên Xô thông qua chính sách viện trợ.

- 4/4/1949: Thành lập khối quan sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tay nhằmc chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

- 1/1949: Liên Xô và các nước Đông Âu cũng thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế nhằm thực hiện sự hợp tác lẫn nhau giữa các nước XHCN.

- 5/1955: Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava – 1 liên minh chính trị - quân sự mang tính phòng thủ của ácc nước XHCN châu Âu.

2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cục diện hai cực: Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô và Mĩ.

Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH, đẩy mạnh PTCMTG.

Mĩ: Muốn vươn lên bá chủ thế giới, đẩy lùi PTCMTG, lo ngại sức lan tỏa của CNXH trên toàn thế giới.