Mua laptop có thể bị lừa không? Làm sao để tránh bị lừa?

Hoàng Lan phố
Hoàng Lan phố
Trả lời 14 năm trước
Khi mua máy tính xách tay, rất có thể bạn đã vướng phải những chiêu lừa như đổi ổ cứng, bớt pin, sạc... Còn rất nhiều những mánh khóe khác nữa để kiếm lời từ chiếc máy tính mà không phải ai cũng biết. Một kỹ thuật viên của một công ty bán máy tính ở khu Tôn Thất Tùng, Q.1, TP HCM khẳng định kinh doanh máy tính xách tay (MTXT) hiện nay là siêu lợi nhuận. Bán được một máy tính giá 1.200-1.300 USD, lời khoảng 500-600 USD là bình thường. Mỗi MTXT mới mà các công ty Việt Nam nhập về hầu hết đều có hai cục pin và hai đồ sạc pin đi kèm. Nhưng khi mua, phần lớn khách hàng chỉ nhận được 1 pin và 1 bộ sạc. Giá pin laptop mới thị trường hiện nay là 80 USD, bộ sạc là 70 USD. Chỉ đơn giản vậy thôi, nhiều cửa hàng đã kiếm được 150 USD. [b]“Luộc” phần cứng[/b] Kiếm bộn như vậy vẫn chưa đủ, một số cửa hàng còn “luộc” luôn phần cứng thuộc cấu hình của máy. Thí dụ ổ cứng 80 GB thì thay bằng ổ cứng 40 GB; ổ cứng 40 GB thì giảm còn 20 GB. Tương tự, bộ nhớ 512 MB thì giảm còn 256 MB... Trong khi giá ổ cứng 80 GB hiện nay trên 120 USD, còn ổ cứng 40 GB chỉ có khoảng 75 USD. Ram 512 MB giá bán khoảng 85 USD, còn ram 256 MB chỉ 45 USD. Với cách làm này, nhiều cửa hàng đã kiếm thêm được khoảng 100 USD mỗi máy. Theo nhận xét của một số nhân viên bán máy vi tính, tỉ lệ máy bị “luộc” ổ cứng và ram không dưới 30%. [b]“Phù thủy” của pin laptop[/b] Trong MTXT, pin là bộ phận được khách hàng rất quan tâm vì giá của pin khá cao lại hay bị trục trặc. Vì vậy, nhiều cửa hàng bán laptop thường chỉ bảo hành pin và màn hình khoảng 6 tháng trong khi các linh kiện khác thì bảo hành đến 1 năm. Một nhân viên kỹ thuật chuyên về bảo hành tiết lộ, pin là lĩnh vực còn quá nhiều bí ẩn. Các cửa hàng hiện phải lệ thuộc vào một người tên T. đang có hai cửa hàng ở TP HCM. T. được mệnh danh là “phù thủy của pin MTXT”. Thí dụ, thời hạn bảo hành của pin là 6 tháng nhưng khách hàng sử dụng được 5 tháng 25 ngày thì pin bị trục trặc. Nếu không khắc phục được, nơi bán máy phải đổi cục pin mới cho khách hàng. T. là người chuyên trị các trường hợp này. Chỉ cần mang cục pin đến và cho biết thời gian bảo hành còn bao lâu là T. sẽ làm cho pin “sống lại” qua thời gian bảo hành rồi mới chết, nơi bán máy hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Giá mỗi lần phục hồi như vậy chỉ khoảng 100.000 đồng. Nếu kéo dài trên 1 tháng thì cao hơn, khoảng 350.000 đồng. Cứu pin là mục tiêu mà các nhân viên kỹ thuật máy tính và thợ điện tử chợ Nhật Tảo (TP HCM) luôn nhắm đến. Tuy vậy, đến giờ vẫn chưa ai có thể thay T. Các chuyên viên trong lĩnh vực này đều biết, trong pin MTXT có 8 cục pin tương tự pin tiểu nhưng lớn hơn một tí. Loại pin này cũng có bày bán trong chợ Nhật Tảo. Nhưng vấn đề quan trọng là vỏ pin laptop có chip, bo mạch, phần mềm. Làm sao để khi thay các cục pin nhỏ vào, phần mềm của vỏ pin chấp nhận “sống chung” là điều chưa thấy ai làm được, và đó là bí quyết của T. Hiện nay không chỉ “cứu” pin, vị “phù thủy” này còn sản xuất cả pin để bán, giá chỉ bằng một nửa so với pin nhập. T. khẳng định pin do anh sản xuất có thể xem hết 1,5 đĩa phim DVD, tương đương khoảng 4 giờ! [b]Kiểm tra máy bằng cách nào?[/b] Làm sao biết máy mình mua có bị “luộc” hay không? Theo giới chuyên môn trên lĩnh vực này, thông thường nếu là máy mới, hàng hiệu, bao giờ cũng kèm theo máy là phần mềm có bản quyền. Vì vậy, máy mới của các hãng lớn sản xuất mà không có phần mềm hợp pháp thì rất dễ đã bị “luộc” ổ cứng. Giá của một bộ phần mềm hợp pháp lên cả trăm USD. Riêng dòng máy IBM có chức năng kiểm tra phần cứng bằng cách nhấn Thinkpad + F11 thì máy tính sẽ tự kiểm tra. Nếu có phần cứng lạ, máy sẽ báo lỗi. Đối với hàng hiệu, tất cả phần cứng trong máy có cùng số sê ri. Phần cứng nào không cùng số sê ri thì đó là phần cứng đã bị “luộc”... Tuy nhiên, gần đây, không ít cửa hàng bán MTXT đã đối phó với cách kiểm tra trên bằng việc dán tem bảo hành của cửa hàng mình lên ốc thân máy. Nếu khách hàng tháo ốc để mở thân máy kiểm tra số sê ri linh kiện bên trong thì tem bảo hành bị rách, nơi bán viện cớ này để từ chối trách nhiệm bảo hành.
Hoàng Lan phố
Hoàng Lan phố
Trả lời 14 năm trước
(tiếp ) [b] Người bán có thể đổi từ bộ vi xử lý cấp thấp Celeron lên Pentium M Centrino rồi thay tem và bán giá cao. Họ thường chọn kiểu máy lạ, sơn phết màu mè để có máy “độc” và phát mức giá trên trời..[/b] Ngược với “luộc” phần cứng, một thủ thuật khác khá phổ biến của giới bán máy tính xách tay (MTXT) hiện nay là lên đời, tạo ra “hàng độc” để bán với giá cao. Con mồi chính là một bộ phận không nhỏ khách hàng mua máy nhưng hiểu biết về máy không nhiều. Lên đời bằng... 50 USD Để giúp tôi nắm thêm những bí ẩn trong thị trường MTXT, anh bạn hàng xóm đã giới thiệu thêm cho tôi một kỹ thuật viên bảo hành của một công ty bán máy tính trên đường Nguyễn Cư Trinh, Q.1- TP HCM. Kỹ thuật viên bảo hành này bộc bạch: Chiêu nâng giá dễ nhất là thay bộ vi xử lý (CPU) từ dòng Celeron lên dòng Pentium M Centrino. Bộ vi xử lý Celeron có giá rẻ hơn so với Pentium M Centrino. Tuy cùng tốc độ nhưng Pentium M có hiệu suất hoạt động cao hơn, nhanh hơn và có dung lượng bộ nhớ đệm (cache) L2 lớn hơn so với CPU Celeron. Ở một số dòng MTXT đời sau, có một số model có thể tùy chọn lắp CPU Celeron hay Pentium M Centrino. Lợi dụng điều này, một số người mua MTXT dòng Celeron rồi thay bằng CPU Pentium M Centrino và thay tem dán trên thân máy. Lợi nhuận ở chỗ là giá 2 loại CPU này chênh lệch chỉ khoảng 50-70 USD, nhưng MTXT lên đời sẽ được bán với giá chênh lệch có thể lên đến 100-200 USD nếu gặp khách không thành thạo. [b]Chém đẹp bằng chiêu... hàng độc[/b] Do MTXT không chỉ là phương tiện làm việc mà còn là thời trang của một bộ phận không nhỏ những người có tiền. Mà đã là thời trang thì nhiều người khoái hàng độc, không đụng hàng... Dạng khách hàng này mua máy chủ yếu để vào các quán cà phê có truy cập Internet không dây để chat, nghe nhạc, xem phim và quan trọng nhất là để... khoe máy, mà dân bán máy thường gọi là “múa”. Thấy được nhu cầu này, nhiều cửa hàng ở TP HCM sang tận Singapore để săn tìm những MTXT có kiểu dáng lạ. Sau đó, về thành phố “hip - hop hóa” thêm một lần nữa bằng cách bỏ ra 25.000-30.000 đồng để sơn lại vỏ máy với những màu thật ấn tượng, kể cả màu đỏ và hồng. Sơn màu đỏ để bán cho “dân múa”. Và khi máy đã là “hàng độc” phục vụ “dân chơi” thì giá bán thường được đẩy lên... tới trời. Một máy mua ở Singapore chỉ khoảng 600-700 USD, nhưng sau khi sơn phết lại được bán với giá lên đến cả 1.000 USD là bình thường. Hàng độc có không ít là máy cũ. Thí dụ, đối với dòng máy IBM, vỏ máy thường được phủ một lớp mịn như nhung. Vì vậy đối với dòng máy IBM không còn lớp đặc thù này mà đã được sơn lại thì có thể là máy đã được tân trang.