Cần phải xử lý tình huống thế nào khi hỏa hoạn?

Tối 10/3, tại chung cư JSC 18 tầng Hà Nội đã xảy ra hỏa hoạn Nhiều cư dân mắc kẹt và hoảng loạn; có hai nạn nhân tử vong và nhiều người phải cấp cứu vì ngạt khói. Sáng ngày 11/3, tại Bình Dương cũng xảy ra một vụ cháy lớn tại một cơ sở đệm mút khiến 7 nhân công thiệt mạng. Thiết nghĩ, bên cạnh điều kiện phòng cháy chữa cháy còn chưa tốt, người dân cũng chưa trang bị đủ kiến thức/kỹ năng xử lý tình huống khi có hỏa hoạn xảy ra để bớt có thiệt hại về người. Các bạn có thể nêu một số cách xử lý cấp bách để người có thể thoát ra khỏi đám cháy an toàn?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
- Hét to: CHÁY CHÁY CHÁY - Tìm ngay ĐT gọi 114 - Cắt cầu dao điện chính - Tìm và dọn thoáng lối thoát cho mọi người và bản thân - Can đảm thì nhanh chóng đi mở hết các vòi nước - Yêu cầu mọi người bịt mặt bằng khăn đã dấp nước và thoát ra ngoài - Anh hùng thì gỡ phá bỏ các vật liệu dễ cháy ở nhà kế bên phòng cháy lan rộng - Hướng dẫn mọi người thoát hiểm một chiều và thứ tự
pq
pq
Trả lời 14 năm trước
Điều đầu tiên là phải hết sức bình tĩnh. Cách tốt nhất để thoát ra lúc này là mọi người nhanh chóng xuống đất theo lối thoát hiểm hay cầu thang bộ. Để tránh bị ngạt khói, trong khi di chuyển mọi người cố gắng bò hay trườn, sao cho mặt sát sàn (vì khói thường lơ lửng bên trên), đồng thời, dùng khăn mặt ẩm hay giấy ướt bịt vào mũi, mồm. Khi các cầu thang này quá đông, một số người dân có thể tập trung ở các lan can để chờ lực lượng ứng cứu giải thoát. Các biện pháp thoát ra ngoài khác, chẳng hạn như leo xuống đất bằng thang dây, sợi dây chống nhiệt hay nhảy xuống (với sự hỗ trợ của đệm đặt dưới mặt đất) chỉ là cách bần cùng, bởi chúng thực sự không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, nếu nhảy từ trên cao, nhất là từ tầng 4 trở lên, xuống đất, có thể nguy hiểm đến tính mạng. các nạn nhân phải bình tĩnh tìm cách thoát khỏi hoặc tránh xa những không gian gây ngạt như phòng kín và các địa điểm có thể gây nổ như b ình ga, tủ lạnh, máy lạnh… Nếu hỏa hoạn ở các chung c ư, cao ốc, nên thắt quần áo, chăn màn lại thành những dây dài để thoát thân qua cửa sổ. Việc nhắm mắt lao mình xuống đất bất chấp độ cao là hoàn toàn không thể. Những người trẻ có sức khỏe hoặc bình tĩnh h ơn, phải t ìm cách trấn an ng ười khác và nhanh chóng vạch kế thoát hiểm. Đối với các tai nạn bị ngã sập, nạn nhân bị đè, vùi lấp cũng cần thật sự b ình tĩnh, thở đều để chờ người đến cứu, b ởi việc hoảng loạn có thể mau chóng làm bản thân kiệt sức. Đặc biệt khi thấy có người đến cứu th ì cố gắng phát ra âm thanh để được phát hiện.
lu mo
lu mo
Trả lời 14 năm trước
Tôi nghĩ ngoài những biện fát xịt bình chửa cháy , chạy theo lối thoát hiểm và kêu cứu 114 ra thì mỗi nhà cao tầng hay khách sạn , MỖI LẦU nên làm 2 dây thừng loại tốt chắc , to. cứ nũa mét thì thắc 1 gút to , và cứ như thế tùy theo độ cao của từng lầu mà dài ngắn tùy ý , còn 1 đầu thì thắc chắn chắn vào 1 móc để móc vào lang can lầu ( CHỊU LỰC) và để nơi cố địng . thông báo với mỗi khách hàng đến cư trú ở lại đêm. hay ở gia đình. Cách 2 là nên thiết kế thông suốt từ tầng cao nhất tới xuống đất 1 lỗ to lớn hơn 1 thân ng to béo và chôn dựng 1 cột ynoc trơn thẳng xuống mặt đất để khi có cháy thì dở cửa rào chắn an toàn ra cho mọi người ...tụt xuống mặt đất ( cấm trẻ èmva ng cao tuổi) như trong nơi ở cơ quan của các nhân viên chửa cháy . lúc có báo động họ cũng nhanh chóng ...ôm cột tuột xuống như thế Cách 3 _ làm sẳn vài thang cây chắc chắn cao từ lầu 2 trở xuống . để lúc cần có thể khách chạy ra ban công và người dưới mặt đất dựng lên cho mọi ng lần lượt leo xuống.
roi biet
roi biet
Trả lời 14 năm trước
Nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh có hỏa hoạn, điều đầu tiên là người dân phải hết sức bình tĩnh. Cách tốt nhất để thoát ra lúc này là mọi người nhanh chóng xuống đất theo lối thoát hiểm hay cầu thang bộ. Để tránh bị ngạt khói, trong khi di chuyển mọi người cố gắng bò hay trườn, sao cho mặt sát sàn (vì khói thường lơ lửng bên trên), đồng thời, dùng khăn mặt ẩm hay giấy ướt bịt vào mũi, mồm. Khi các cầu thang này quá đông, một số người dân có thể tập trung ở các lan can để chờ lực lượng ứng cứu giải thoát. Các biện pháp thoát ra ngoài khác, chẳng hạn như leo xuống đất bằng thang dây, sợi dây chống nhiệt hay nhảy xuống (với sự hỗ trợ của đệm đặt dưới mặt đất) chỉ là cách bần cùng, bởi chúng thực sự không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, nếu nhảy từ trên cao, nhất là từ tầng 4 trở lên, xuống đất, có thể nguy hiểm đến tính mạng.Thay vì tự tìm cách thoát thân, nhiều người vì quá hoảng loạn đã giẫm đạp nhau hoặc ngồi yên chờ cứu hộ hay cố thoát khỏi hiện trường mà không quan tâm đến sự nguy hiểmtrong hỏa hoạn, tử vong thường là do ngạt trước khi bị cháy, chính vì thế, điều cần thiết nhất là các nạn nhân phải bình tĩnh tìm cách thoát khỏi hoặc tránh xa những không gian gây ngạt như phòng kín và các địa điểm có thể gây nổ như bình ga, tủ lạnh, máy lạnh… Nếu hỏa hoạn ở các chung cư, cao ốc, nên thắt quần áo, chăn màn lại thành những dây dài để thoát thân qua cửa sổ. Việc nhắm mắt lao mình xuống đất bất chấp độ cao là hoàn toàn không thể. Những người trẻ có sức khỏe hoặc bình tĩnh hơn, phải tìm cách trấn an người khác và nhanh chóng vạch kế thoát hiểm. Đối với các tai nạn bị ngã sập, nạn nhân bị đè, vùi lấp cũng cần thật sự bình tĩnh, thở đều để chờ người đến cứu, bởi việc hoảng loạn có thể mau chóng làm bản thân kiệt sức. Đặc biệt khi thấy có người đến cứu thì cố gắng phát ra âm thanh để được phát hiện. Đồng quan điểm với bác sĩ Phan Văn Nghiệm, tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn - Chủ nhiệm khoa Tâm lý, Trường Đại học Sư phạm TP HCM, cũng cho rằng việc tập huấn kỹ năng xử lý tình huống, chuẩn bị tâm lý cho người dân sống trong môi trường tập thể là vấn đề cần được quan tâm cấp bách.....
biet rui
biet rui
Trả lời 14 năm trước
Một số cách xử lý cấp bách khi có hỏa hoạn: - Khi thấy lửa cháy, ta phải dùng nước, tốt nhất là dùng bình CO2 để xịt vào chỗ cháy. - Gọi nhân viên cứu hỏa (ở Việt Nam là 114). - Hét lên thật to để mọi người xung quanh cùng biết. - Ngắt cầu dao điện. - Nhấn chuống báo cháy (nếu có). - Tìm đường thoát hiểm để thoát ra. Trong trường hợp không có cách nào khác, hãy bò dưới khói bằng tay và đầu gối. - Không nên dừng lại hay quay trở lại nhà để lấy bất cứ cái gì. Tài sản còn có thể thay thế được chứ con người thì không vì lửa lan rất nhanh. Ta nên nhanh chóng thoát ra ngoài và ở nguyên tại chỗ an toàn rồi gọi cứu hỏa nhanh nhất có thể.
gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 14 năm trước
Điều cốt lõi là ý thức PC CC của người dân còn quá kém, nếu họ có ý thức tốt thì mình nghĩ sẽ khác nhiều. Người ta trông xưởng mà đâu nhất thiết phải ngủ giữa đống vải. Cả kho như vậy mà có nổi 1 bình khí CO để chữa cháy không... Để hạn chế tối đa, cần nâng cao ý thức cảnh giác của người dân. Đến như bảo vệ tòa nhà JSC, khi người dân báo cháy còn kêu "Nó đùa đấy" thì chịu rồi. Đầu tiên, phải trang bị cho mỗi khu chung cư vài ba cái loa. để khi có "biến" (không riêng gì hỏa hoạn) thì người dân có thể tự thông báo cho nhau được. Thứ hai, cần xem xét lại khía cạnh nhà đầu tư xây dựng khu cao ốc, khu dân cư đông đúc. Mình thắc mắc là ở một khu chung cư khá cao cấp như vậy tại sao lại không có hệ thống báo cháy (khói dày đặc luôn chả nhẽ có chuông báo cháy mà nó lại không kêu). Thứ ba, về khía cạnh người dân cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ mình và bảo vệ người. Nếu lúc đó người hàng xóm ở khu chung cư JSC gõ cửa báo cho nhà bên cạnh để họ chạy thì 2 mẹ con nhà nọ có bị chết ngạt không. Xã hội thay đổi nhiều quá, con người chỉ biết lo thân mình, còn người khác ra sao cũng thây kệ. Và điều cuối cùng, khi xảy ra cháy thì đầu tiên nhanh chân báo động cho tất cả mọi người. Rồi thực hiện nội quy chữa cháy như mấy cái bảng đi đâu cũng thấy đó. Tự giác phân công nhau chữa cháy và gọi cứu hỏa. Nếu ngọn lửa quá lớn thì nên sơ tán mọi người đi, không nên có gắng quá chống chọi với lửa để bị mất mạng. Người còn thì còn làm ra của mà phải không cả nhà.
Nguyễn Ngọc Hải
Nguyễn Ngọc Hải
Trả lời 14 năm trước
Theo tôi phương án dùng thang dây thoát hiểm đối với các chung cư cao tầng là khó thực hiện. Giả dụ như bạn ở tầng 2 tầng 3 còn có thể liều để mưu sinh. Chứ từ tầng 5 trở lên thì ai mà dám leo thang dây xuống đất, nhất là phụ nữ và trẻ em. Nói tóm lại là phải thật bình tĩnh. Những người ở các khu chung cư cao tầng nên chú ý tới các quy định chung của cơ quan quản lý nhà. Riêng các hộ gia đình cũng nên chú ý đến chuyện tự trang bị cho mình một hai bình cứu hỏa tùy theo diện tích và bố trí nhà. Gia đình tôi cũng đã tự trang bị cho mình 2 bình MT3 cách đây 4 năm rồi.