Cảm cúm, sổ mũi nên uống thuốc gi?

Em bị cảm cúm sổ mũi lâu ngày đã uống thuốc rùi nhưng mà không khỏi em phải làm sao đây ah. có ai biết không giúp em với
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Thời tiết đang lúc giao mùa, nên là điều kiện thuận lợi để bệnh cảm cúm xuất hiện, lây lan trong cộng đồng. Đây là bệnh của đường hô hấp do virut gây ra, tác động tới niêm mạc miệng, mũi, họng và phổi. Các triệu chứng chủ yếu là hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt. Vì là bệnh do virut, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng. Nhóm thuốc hạ sốt giảm đau điều trị triệu chứng gồm nhiều loại biệt dược, thường chứa hoạt chất paracetamol hoặc ibuprofen. Ngoài ra, còn có các biệt dược được kết hợp một hoặc nhiều hoạt chất với paracetamol. Sự kết hợp giữa paracetamol với chlorpheniramin, trong đó chlorpheniramin có tác dụng chống triệu chứng dị ứng, giảm chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên có nhiều tác dụng phụ như gây chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ. Không nên dùng thuốc khi bị nghẹt mũi. Phối hợp với guaifenesin để làm dịu ho, sát khuẩn, làm loãng đờm. Tác dụng phụ có thể là nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, mẩn ngứa. Phối hợp với pseudoephedrin để chống ngạt mũi, tuy nhiên thuốc làm tim đập nhanh, khô miệng, khó ngủ, tăng huyết áp. Phối hợp với dextromethorphan để giảm ho. Thuốc khá an toàn nếu dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, lạm dụng thuốc có thể gây chóng mặt, tim đập nhanh. Như vậy, có rất nhiều thuốc có thể sử dụng khi bị cảm cúm. Tuy nhiên điều đáng chú ý, nhóm thuốc điều trị triệu chứng chủ yếu là thuốc hạ sốt, thuốc bán không cần kê đơn, nên người bệnh thường tự ý đi mua về sử dụng do đó đã có không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra. Điều cần thiết là hãy đến gặp bác sĩ trước khi dùng thuốc; tuân thủ đúng liều lượng đã được hướng dẫn; khi có tác dụng phụ cần ngưng thuốc và báo cho bác sĩ.
phạm thị thảo
phạm thị thảo
Trả lời 14 năm trước

Bạn bị cảm cúm bình thường thì không lo ngại gì đâu nhưng nếu bị lâu ngày và thường xuyên sổ mũi thì rất dễ đến bệnh viêm xoang đấy . Bạn nên điều trị cho khỏi luôn đi đừng để dài ngày nhé .Bây giờ bạn uống thuốc chống viêm mũi sổ mũi do dị ứng thời tiết như Citirizin hoặc Tellfas đó , ngoài ra nhỏ thêm thuốc nhỏ mũi vào có thể là Otrivin1% và rửu mũi hàng ngày bằng nước muối nữa .

chúc bạn sớm khỏe lại .

ỉTần Thị Thương Thương
ỉTần Thị Thương Thương
Trả lời 13 năm trước

Là nướcthảo dược rất tốt cho hệ tuần hoàn, giúp điều hòa huyết áp, tốt cho cả người bị huyết áp cao và huyết áp thấp, giải độc và chống nôn cho người mang thai, tốt cho người đi du lịch vì nó vừa chống say tàu xe, chống say sóng,chống cảm cúm, chống nhức đầu vàchống ngộ độc thức ăn. Không một loại thuốc chống nôn nào sánh bằng, kể cả Vitamin B6.

Trần Trọng Việt
Trần Trọng Việt
Trả lời 13 năm trước

Là nướcthảo dược rất tốt cho hệ tuần hoàn, giúp điều hòa huyết áp, tốt cho cả người bị huyết áp cao và huyết áp thấp, giải độc và chống nôn cho người mang thai, tốt cho người đi du lịch vì nó vừa chống say tàu xe, chống say sóng,chống cảm cúm, chống nhức đầu vàchống ngộ độc thức ăn. Không một loại thuốc chống nôn nào sánh bằng, kể cả Vitamin B6.

Gừng tươi chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng đầy trướng. Dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, tăng bài tiết, sát trùng, hành thuỷ, giải độc ngứa do bán hạ, cua cá, chim, thú độc. Ngày dùng 4 – 8g, dạng thuốc sắc uống. Còn dùng làm thuốc xoa bóp và đắp ngoài chữa sưng phù và vết thương.
Gừng nướng chữa đau bụng, lạnh dạ, đi ngoài.
Gừng khô, gừng sao chữa đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, thổ tả, chân tay giá lạnh, mạch nhỏ, đàm ẩm, ho suyễn và thấp khớp. Ngày dùng 4 - 20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Gừng than chữa đau bụng lạnh, máu hàn, tay chân lạnh, nhức mỏi, tê bại, băng huyết. Ngày dùng 4 - 8g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ đối với gừng: âm hư, nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng.
Vỏ gừng có vị cay mát chữa phù thủng.
Lá gừng bọc thức ăn cho đỡ ôi thiu.
Theo kinh nghiệm cổ truyền ở
Trung Quốc, gừng được dùng làm thuốc chống độc, an thần, chống viêm, kích thích ăn ngon miệng và làm dễ tiêu. Được chỉ định trong bệnh tả (phối hợp với nhiều dược liệu khác), thấp khớp mạn tính, nhức đầu kiểu đau dây thần kinh và co cứng, hen phế quản, buồn nôn, nôn, viêm phế quản. Thân rễ được dùng làm thuốc chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Rễ gừng khô làm tăng trí nhớ, gừng phối hợp với một số dược liệu khác được chỉ định trong bệnh tăng nhãn áp. Dùng rễ tươi dạng thuốc hãm. Rễ khô được dùng dạng nước sắc với liều 4 - 12g cho một lần, dạng bột với liều 2 - 3g cho một lần, hoặc cao lỏng, cồn thuốc.
Ấn Độ, gừng được dùng dưới dạng phơi sấy khô và dạng tươi được bảo quản để giữ lâu. Nó được dùng rộng rãi để làm gia vị, sản xuất oleoresin và cất tinh dầu gừng. Gừng bảo quản để giữ lâu là gừng tươi gọt vỏ, ngâm trong sirô hay mật ong, hoặc chế biến thành gừng trộn đường kính là một thứ mứt ngon. Nó cũng được dùng làm đồ uống. Trong y học, gừng được dùng làm thuốc tống hơi , kích thích tiêu hoá, chữa đầy bụng và đau bụng. Cao gừng được dùng làm chất bổ trợ cho nhiều thuốc bổ và kích thích. Gừng được dùng ngoài làm thuốc kích thích và gây sung huyết tại chỗ. Nó được xếp vào những thuốc chống trầm cảm và là một thành phần của một số chế phẩm chống tác dụng của thuốc ngủ. Trong thú y, gừng được dùng làm thuốc kích thích và gây trung tiện trong bệnh khó tiêu do mất trương lực của ngựa và trâu bò. Gừng còn là một nguyên liệu mới để chiết xuất enzym thuỷ phân protein, ngoài đu đủ.

Công ty TNHH TM-SX Phương Thảo

VPĐD:41/5 bùi viện,q1,hcm

Mail:aanhtrangbian25251325@gmail.com

DĐ: 0907499216 Gặp c.Thương

Web:Phuongthaoherbal.com

Phan Thông An Khương
Phan Thông An Khương
Trả lời 12 năm trước

EM liên hệ yahoo anh chỉ điều trị thêm tại nhà cho : phanthongankhuong

Trang Ly GH có đơn hàng 96h ko xử lý và tài khoản âm
Trang Ly GH có đơn hàng 96h ko xử lý và tài khoản âm
Trả lời 12 năm trước

Khi mới chớm bị các triệu chứng cảm cúm thì bạn nên dùng Bình cúm Traly,chiết xuất 100% thảo dược nên rất an toàn, hiệu quả và không tác dụng phụ nữa. DÙng được cho cả trẻ em và phụ nữ đang mang thai. bạn có thể tìm hiểu thông tin thêm trên Website: trangly.com

Lê Anh Phong
Lê Anh Phong
Trả lời 12 năm trước

mùa lạnh này hay bị cúm lắm, khi cúm mình thường dùng Tiffy, rất hiệu quả. nhưng dù sao phòng hơn chữa bệnh. bt mình hay dùng Garlic Oil của Tuệ linh cho cả nhà, nó là dầu tỏi nguyên chất nên giúp tăng cường sức đề kháng, dùng tốt lắm mọi người à, mà ko sợ có mùi khó chịu đâu

Phạm Hải
Phạm Hải
Trả lời 11 năm trước

Cảm cúm thì có nhiều trường hợp bạn phải biết thì dùng thuốc mới đúng được:

1. Chỉ bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi: chỉ cần làm sạch mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, cho uống thuốc cảm đông dược cho an toàn.

2. Nếu bé bị sổ mũi dịch mũi đặc có màu xanh: Lúc này phải kết hợp, làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý, sau đó nhỏ thuốc nhỏ mũi có chứa kháng sinh như: Nemydexa, ..., rồi uống thuốc cảm đông dược

3. Nếu bé bị sốt, kèm các triệu chứng như trên: Làm như trên cộng với uống thuốc hạ sốt paracetamol, nếu bé sốt cao > 39,5 độ kết hợp paracetamol và ibuprophen cho hạ sốt

À loại thuốc cảm đông dược mà mình hay dùng cho bé là loại Cốm Cảm xuyên hương yên bái, cả nhà mình toàn dùng loại này, người lớn thì uống viên, trẻ em dùng loại cốm.

Ngô Xuân Minh
Ngô Xuân Minh
Trả lời 11 năm trước

Thời tiết đang lạnh trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch kém

Sổ mũi mùa:

Nguyên nhân: Sổ mũi là một tình trạng quá nhiều nhầy nhớt ở mũi và họng.

- Có thể là hậu quả của một bệnhcảm cúmthường.

- Có thể xuất hiện cùng thời kỳ với chứng bệnh nhiễm trùng, như sởi chẳng hạn.

- Có thể là triệu chứng của bệnh cúm.

- Với chứngsổ mũi, chất nhầy nhớt chảy ra trong và lỏng.

Sổ mũi mùa:

Một trong những dạng nghiêm trọng nhất của chứng sổ mũi cấp xảy ra ở những người bị sổ mũi mùa, khi phản ứng chảy nước mũi đi kèm chảy nước mắt và hắt hơi.

Sổ mũikinh niên:

Có thể bắt nguồn từ bệnh viêm xoang. Chất nhầy nhớt từ các xoang nhiễm trùng chảy xuống phía sau cuống họng, khiến trẻ ho, đặc biệt là khi trẻ nằm xuống. Việc thở trở nên khó khăn và nếu có nhiều chất nhầy bị nuốt vào thì dẫn tới cảm giác khó chịu, muốn ói mửa. Thỉnh thoảng trẻ có thể sổ mũi kèm viêm tai giữa, sùi vòm họng hay polip mũi.

Triệu chứng:

- Có thể sốt hoặc không.

- Nghẹt mũi, ngứa mũi.

- Chảy nước mũi, nước trong.

- Ho, nhất là về đêm, trẻ ngủ không yên giấc.

- Khó cho bú.

- Ói mửa nếu chất nhầy nhớt bị nuốt vào nhiều.

Một số trẻ hay bị sổ mũi lặp đi lặp lại thì nên nghĩ đến V.A là nguyên nhân, có thể cần nạo V.A.

Bạn có thể làm gì?

- Không được cố làm thông mũi trẻ bằng một que quấn bông vì làm như vậy chỉ đẩy thêm chất nhờn vào sâu bên trong. Đối với trẻ nhỏ hãy hút sạch chất nhờn trong mũi, còn với trẻ lớn hãy cho ít nước muối vào lòng bàn tay và hít vào mũi làm chất nhầy loãng ra.

- Cho trẻ hít hơi nước nóng giúp làm thông mũi.

- Khi bị sổ mũi và ngạt mũi nên lau mũi chứ đừng xì mũi vì xì mũi có thể gây viêm tai và viêm xoang.

- Chứngsổ mũikèm theo một bệnh nhẹ là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, chứng sổ mũi kinh niên cần được chữa trị nghiêm túc.

- Nếu trẻ lớn, để trẻ nằm nghỉ trong buồng yên tĩnh. Chú ý phòng lây bệnh, cho trẻ đeo khẩu trang. Cho trẻ cách ly với các thành viên khác trong gia đình và không nên để trẻ bị lạnh.

- Đưa trẻ đi gặp bác sĩ để khám bệnh nếu chứng sổ mũi khiến trẻ khó bú hoặc chứng sổ mũi bắt nguồn từ một phản ứng dị ứng, sổ mũi kéo dài mà không có nguyên nhân.

- Cho trẻ sử dụng thuốc làm thông mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ vì có một số loại thuốc làm ráo chất nhớt đến mức cơ thể phải tiết ra nhiều thêm chất nhớt để bù trừ.

Nguồn :http://euno.vn/Thong-tin-su-kien_12/benh-so-mui-tre-em_104.aspx

Tag :bệnh sổ mũi trẻ em,benh so mui tre em

Nguyễn Bá Tuấn
Nguyễn Bá Tuấn
Trả lời 11 năm trước

Mình thường uống panadon hay deconzen