Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe?

Gần đây dịch sốt xuất huyết đang bùng phát rất mạnh mẽ làm nhiều người lo lắng. Do đó bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình để tránh mắc phải bệnh này thì các bạn cũng nên trang bị cho mình những kiến thức để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dinh dưỡng cần thiết để giúp người mắc bệnh sốt xuất huyết nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé.

1.Cung cấp đủ nước

Bệnh sốt xuất huyết thường làm cho bệnh nhân sốt cao dẫn đến tình trạng mất nước trong cơ thể. Do đó nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ làm bệnh càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra khi bị sốt, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi nên người bệnh thường ăn uống kém đi làm cho cơ thể không đủ sức để chống lại virut làm cho bệnh lâu khỏi.

Hãy cho bệnh nhân uống thật nhiều nước, đó là lời khuyên của ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng. Ngoài nước ra, bạn có giúp người bệnh bù nước bằng việc uống điện giải như uống oresol, uống các loại nước trái cây, nước quả ép (như cam, bưởi, nước chanh, nước dừa) vì chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp thành mạch bền tốt hơn sẽ làm tình trạng bệnh giảm đi. 

Bạn cũng có thể nghiền lá đu đủ, sau đó lọc lấy nước cho người bệnh uống cũng giúp cho họ nhanh chóng khỏe lại hơn.

2. Ăn đồ ăn lỏng.

Khi cơ thể mắc bệnh, thì những đồ ăn cứng sẽ làm cho hệ tiêu hóa của người bệnh phải làm việc nhiều hơn. Do đó, người bệnh không nên ăn đồ ăn cứng khó nuốt hay ăn cơm. Thay vào đó, người bệnh có thể ăn những đồ ăn lỏng như: cháo, súp vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng lại giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn.

Với trẻ em, các bạn nên cho trẻ uống nhiều sữa. Ngoài ra cũng nên chia nhỏ bữa ăn ra để bé có thể "nạp" được đồ ăn vào cơ thể nhé.

Các loại đồ ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa… thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) được khuyên nên bổ sung để tăng sức đề kháng chống lại bệnh sốt xuất huyết.

3. Không ăn nhiều dầu mỡ.

Bệnh nhân cũng không nên ăn các loại đồ ăn chứa nhiều mỡ béo, các thực phẩm chiên xào hay đồ ăn có vị chua, cay vì cúng sẽ gây khó tiêu. Ngoài ra, thì người bệnh nên bổ sung thực phẩm đa dạng để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể có thể loại bỏ nguồn bệnh. 

4. Hạn chế ăn thực phẩm sẫm màu.

Vì đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết là có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết (chảy máu), do đó không nên cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen trong suốt quá trình bị bệnh để có thể tiện theo dõi xem người bệnh có bị chảy máu dạ dày không.

5. Làm theo lời khuyên của bác sỹ.

Theo ThS.BS Lê Thị Hải thì hiện nay bệnh sốt xuất huyết hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu hay có văcxin phòng bệnh, do đó ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân thì cần tuân thủ chặt chẽ mọi hướng dẫn của bác sĩ. 

Bạn không nên tự ý mua thuốc hạ sốt cho người bệnh vì có thể làm ảnh hưởng không tốt tới dạ dày. Các bác sĩ thường nên sử dùng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

6. Thường xuyên lau mát.

Bên cạnh việc uống thuốc hạ sốt, thì bạn cũng thường xuyên lau mát cho bệnh nhân giảm nhiệt độ của cơ thể. Hãy dùng một chiếc khăn sạch, nhúng vào nước ấm rồi vắt khô để lau trán, mặt, tay, chân và các vùng nách, bẹn. Lưu ý là không được dùng nước đá, hay lạnh vì sẽ làm khít lại lỗ chân lông và khiến người bệnh bị sốc nhiệt hoặc sốt cao hơn.

 

 

Chưa có câu trả lời nào