Win 7 profesional và ultimate có gì khác biệt ?

Các bạn cho mình hỏi giữa win 7 ultimate và professional có j` khác biệt ?  Tính năng của chúng khác nhau thế nào ? Và hiệu năng dung khi cìa bản 64 bit hay 32 bit là thế nào? Cảm ơn các bạn đac giúp đỡ

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước
Giống như Windows Vista, Windows 7 có tới 6 phiên bản: Starter, Home Basic, Home Premium, Professional, Enterprise, và Ultimate. Việc chọn lựa ra phiên bản thích hợp trong 6 phiên bản trên có vẻ khó khăn, nhưng thật ra bạn chỉ cần lựa chọn trong 3 phiên bản mà thôi. Phiên bản Windows 7 nào không thích hợp với tôi? Phiên bản Windows 7 Starter chỉ cung cấp cho bạn các tác vụ cơ bản như kiểm tra email, lướt web, nghe nhạc... mà thôi, và nó được thiết kế tối ưu cho cá máy tính ít mạnh mẽ như các netbook dùng chip Atom. Bạn sẽ không tìm thấy phiên bản Windows 7 Starter này ngoài cửa hàng bán lẻ vì nó chỉ được cài sẵn trên các netbook mà thôi. Phiên bản Windows 7 Home Basic thì không bị giới hạn tính năng như là bản Starter, nhưng nó chỉ được bán ở các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines.. và cũng được cài đặt sẵn trên máy tính. Riêng phiên bản Windows 7 Enterprise thì giống như bản Windows 7 Ultimate, nhưng chỉ dành cho doanh nghiệp với số lượng lớn. Chỉ còn lại 3 phiên bản Windows 7 (Home Premium, Professional và Ultimate) là thích hợp cho bạn, vì vậy bạn sẽ dễ dàng lựa chọn hơn. So sánh phiên bản Windows 7 Home Premium, Professional and Ultimate Windows 7 Home Premium Windows 7 Home Premium, giống như phiên bản XP Home and Vista Home Premium, dành cho người sử dụng tại gia đình với giao diện người dùng Aero trong suốt. Phiên bản Home Premium có kèm theo Windows Media Center để giúp bạn có thể chơi được nhiều định dạng media (bao gồm cả DVD), và có thêm phần mềm tạo DVD để giúp bạn tạo đĩa phim DVD hay ghi đĩa CD, DVD, và Blu-ray. Windows 7 Home Premium còn bao gồm thêm tiện ích sao lưu, giúp bạn tạo bản sao lưu của toàn bộ hệ thống. Nó cũng bao gồm chức năng “Previous Version” đã xuất hiện trong phiên bản Vista Business trước kia. Đây là chức năng rất hữu ích để khôi phục lại những file đã bị xóa hay bị thay đổi đột ngột. Windows Virtual PC hiện giờ hỗ trợ tất cả các phiên bản của Windows 7, trong khi Virtual PC 2007 chỉ được hỗ trợ phiên bản XP Professional và Vista Business hoặc Ultimate. Với Virtual PC, bạn có thể chạy hệ điều hành khác (như Windows XP, Vista hoặc thậm chí cả Linux) trên Windows 7 nếu bạn muốn. Cuối cùng, Windows 7 Home Premium hỗ trợ tối đa 2 bộ xử lý vật lý với số lõi không giới hạn, và lên đến 16 GB RAM. Windows 7 Professional Windows 7 Professional includes bao gồm tất cả các tính năng Windows 7 Home Premium, cộng thêm nhiều tính năng mạng nâng cao. Ví dụ, tính năng Location Aware Printingcho phép bạn chọn các máy in mặc định khác nhau cho các mạng khác nhau, và nó thật hữu ích cho những người sử dụng cùng laptop ở nhiều địa điểm khác nhau (ở nhà, ở công ty...). Tính năng "offline files" của Windows 7 Professional lưu trữ các file trên mạng vào ổ đĩa máy tính của bạn để bạn có thể tiếp tục làm việc với chúng ngay cả khi kết nối mạng bị đứt. Công cụ Windows Backup có sẵn sẽ sao lưu dữ liệu của bạn lên mạng và bạn có thể dùng hệ thống tập tin được mã hóa để bảo vệ tốt hơn các file trong máy bạn. Tính năng Domain Join của Windows 7 Professional giúp kết nối tới mạng công ty được bảo mật hơn và việc truy cập được quản lý thông qua chính sách nhóm tốt hơn. Giống như Vista và XP Professional, Windows 7 Professional cũng bao gồm tính năng "remote desktop" cho phép người dùng khác kết nối tới máy tính của bạn thông qu mạng Internet. XP Mode Điều đáng nói là, tính năng thú vị nhất của bản Windows 7 Professional là XP Mode. XP Mode chủ yếu dành cho những người kinh doanh muốn chạy các ứng dụng trên Windows 7 mà các ứng dụng đó chỉ có thể chạy trên Windows XP. Nếu bạn là người dùng Windows 7 Home Premium và có bản copy có bản quyền của Windows XP, bạn cũng có thể dùng Virtual PC để chạy XP Mode. Windows 7 Ultimate Windows 7 Ultimate bao gồm tất cả cá tính năng của Windows 7 Home Premium và Professional, cộng thêm vài tính năng doanh nghiệp và bảo mật. Tính năng hướng doanh nghiệp bao gồm Federated Search (để tìm kiếm trong các ổ đĩa trên mạng), Direct Access (truy cập máy chủ email, thư mục chia sẻ, trang web mạng nội bộ của doanh nghiệp mà không cần kết nối tới VPN), BranchCache (lưu bản sao của toàn bộ nội dung trang web và file trên máy chủ nhằm tăng hiệu suất truy cập) và một hệ thống cho phép bạn chạy ứng dụng UNIX trên Windows. Với Windows 7 Ultimate, bạn có khả năng khởi động từ ổ đĩa ảo, cùng với tính năng BitLocker - cho phép mã hội nội dung file trong máy tính cũng như trong ổ đĩa USB.
jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 13 năm trước
Về cơ bản, các máy tính sử dụng CPU và hệ điều hành (HĐH) 64-bit xử lý dữ liệu lớn hơn rất nhiều so với các máy tính sử dụng 32-bit. Có khá nhiều sự khác biệt giữa 32 và 64-bit, tuy nhiên có 2 vấn đề chính:

1. Khi những chương trình được phát triển hỗ trợ các vi xử lý 64-bit thì thông thường chúng sẽ chạy nhanh hơn trên một vi xử lý 32-bit với cùng một tốc độ.

2. Các vi xử lý 64-bit trữ được nhiều bộ nhớ hơn vi xử lý 32-bit. Có nghĩa là các máy chủ sẽ có thể bổ sung thêm rất nhiều RAM, vì thế có thể lưu trữ khá nhiều dữ liệu trong bộ nhớ. Máy tính sử dụng bộ vi xử lý 32-bit có thể sử dụng tối đa 4GB RAM (tùy thuộc vào mức hỗ trợ của bo mạch chủ), phân chia làm hai: 2GB cho các ứng dụng và 2GB cho hệ điều hành. Với cấu trúc 64-bit cho phép hệ thống hỗ trợ đến 1 Terabyte (1000GB) bộ nhớ. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống chỉ cần đạt mức 8GB bộ nhớ là có thể hoạt động rất tốt.

Về cơ sở dữ liệu (CSDL), Microsoft cũng có phiên bản SQL Server 2000 64-bit, tương thích với Windows 2003 Server 64-bit và cũng như ở trên, ích lợi mà 64-bit mang lại đối với CSDL là trữ được nhiều bộ nhớ hơn.
Vi xử lý 64-bit AMD Athlon FX x64.Đối với hệ điều hành, Windows XP Professional x64 Edition (phiên bản 64-bit) cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các ứng dụng 64bit nhưng hiện tại, các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ 64-bit chưa phổ biến bằng 32-bit. Khi nâng cấp lên sử dụng hệ điều hành Windows 64-bit, bạn cũng phải nâng cấp luôn CPU hỗ trợ 32-bit lên 64-bit. Các hãng sản xuất vi xử lý như Intel và AMD đều có các dòng vi xử lý 32-bit lẫn 64-bit. Ví dụ như AMD Athlon 64, Intel Xeon 64 bit, Dual Core 64-bit …

Nhìn chung, về nhu cầu thì các đối tượng mà các hệ thống 64-bit nhắm tới là những môi trường doanh nghiệp, đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học hay chính phủ. Hoặc những chuyên viên lập trình, phát triển phần mềm, sản xuất video, đồ họa 3D cao cấp thì hệ thống 64-bit cũng sẽ giúp ích được rất nhiều. Còn những người dùng sử dụng gia đình thì không nhất thiết phải bỏ một khoản chi phí cao để tậu về một hệ thống 64-bit "đắt đỏ" mà chỉ để làm bảng tính, soạn thảo văn bản hay duyệt web. Khi đó, tốc độ sẽ không khác biệt gì đối với những hệ thống 32-bit.

Lỗi Win 32-bit thường xuất hiện khi các chương trình cài đặt bị lỗi hoặc phiên bản đó quá cũ, không phù hợp với phiên bản hệ điều hành Windows hiện tại mà bạn đang dùng.