Làm sao để trẻ em ko bị cận thị?

pq
pq
Trả lời 12 năm trước
Cận thị là một dạng tật khúc xạ của mắt trong đó hình ảnh của vật hội tụ ở trước võng mạc làm cho hình ảnh bị mờ.

Cận thị đang là căn bệnh thời đại của giới học sinh. Tỷ lệ học sinh đeo kính tăng đều mỗi năm mà đỉnh điểm là con số “kinh hoàng”: 79,95% ở các trường chuyên. Vậy cận thị là gì ?

Cận thị là một dạng tật khúc xạ của mắt trong đó hình ảnh của vật hội tụ ở trước võng mạc làm cho hình ảnh bị mờ.

Bình thường tia sáng hội tụ khi đi qua giác mạc, thủy tinh thể để rơi đúng vào mặt phẳng võng mạc, chuyển thông tin lên não và cho hình ảnh rõ nét.

Mắt cận thị, vì sức hội tụ quá mạnh hoặc là nhãn cầu quá dài, ánh sáng hội tụ trước mặt phẳng võng mạc, kết quả là hình ảnh ở xa bị mờ đi, tuy nhiên các hình ảnh ở gần thường vẫn rõ nét.

Nguyên nhân nào gây ra cận thị ?

Cho đến nay, lí giải hợp lí nhất vẫn là làm việc phải nhìn gần nhiều quá nhiều, dẫn đến bệnh cận thị. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng ở người lao động trí óc, thì tỷ lệ cận thị cao hơn nhiều so với những người khác.

Ngoài ra, người ta cũng nhấn mạnh nhiều đến yếu tố di truyền. Gọi là “cận thị bẩm sinh”.

Giải pháp cho bệnh cận thị:

Thị lực có thể phục hồi nếu được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đã lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Đeo kính là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Nếu bệnh nhân đeo kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính.

Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser.

Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể.

Các giải pháp phối hợp:

Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng, không bắt mất làm việc quá lâu.Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 Diôp trở lên) không nên lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu.

Trong lớp nên xếp trẻ cận thị ngồi gần bảng. Hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do cận thị gây ra, cần làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 - 40 cm.

Yếu tố dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ cũng rất quan trọng: Theo các chuyên gia Nhật Bản: người cận thị ăn nhiều chất ngọt có thể làm cho bệnh phát triển thêm. Ngoài ra, các chuyên gia Y tế Mỹ khuyên trẻ nhỏ trước và trong độ tuổi cấp 1 nên dùng các chế phẩm của DHA bổ xung những dưỡng chất tốt cho thị lực của mắt, vốn thường bị thiếu hụt hay mất cân bằng trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày.

Lê Huấn
Lê Huấn
Trả lời 12 năm trước

Để trẻ em không bị cận thị bạn cần chú ý 3 điều:

+Thứ 1: Ăn uống đầy đủ chất đặc biệt là các chất có nhiều vitamin A giúp mắt sáng hơn.

+Thứ 2: Học hành điều đọ không ép cháu nó học quá sức của mình, khi học không cúi mặt thấp quá, không học trong điều kiện thiếu ánh sáng.

+Thứ 3: Ngủ nghỉ hợp lý tùy từng giai đoạn của trẻ mà cho cháu ngủ đủ time.

Nguyễn Hải Sơn
Nguyễn Hải Sơn
Trả lời 12 năm trước

cho cháu học hành nơi có đủ ánh sáng. không cho cháu ngồi quá gần ti vi, không đọc sách mà để sách vở quá gần mắt. không xem ti vi quá nhiều. mỗi khi đọc sách,... khoảng 20 phút thì nhìn ra xa khoảng 1 phút để cho mắt thư giản. Phải cho cháu ăn đủ chất. ăn carot, mắt cá hoặc các thức ăn có chứa vitamin a vì nó có tác dụng làm sáng mắt.

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Có hai loại cận thị:

- Cận thị trục do nhãn cầu dài hơn bình thường. Bệnh cận thị ở những người trẻ tuổi thường thuộc loại này.

- Cận thị do tăng khuất chiết suất ở mắt đã chớm đục thủy tinh thể. Loại cận thị này chỉ gặp ở người cao tuổi bị đục thủy tinh thể giai đoạn đầu.

Như vậy, cận thị là do sai lệch về kích cỡ giải phẫu của nhãn cầu. Không loại thuốc nào có thể làm cho nhãn cầu ngắn bớt lại được. Do đó, không có loại thuốc nào chữa khỏi cận thị hoặc làm giảm độ cận.

Về cách thức dùng kính, phương châm bao trùm là chỉ đeo kính khi cần. Phương châm này áp dụng cho cả việc dùng kính lão, kính viễn, kính loạn thị, kính râm không số. Nếu bị cận thị nhẹ (vài đi ốp trở lại), bạn có thể đọc, viết mà không cần kính. Chỉ những lúc nhìn xa như theo dõi bài trên bảng, xem hình chiếu trên màn ảnh của buổi thuyết trình khoa học, xem ti vi, xem biểu diễn văn nghệ hay khi đi đường... bạn mới phải đeo kính.

Việc đeo kính không thể hạn chế bệnh hay làm tăng số cận, lão hay loạn thị. Riêng với viễn thị, nếu không đeo kính trước 7 tuổi thì sau này, bệnh nhân sẽ trở thành nhược thị (lòa); lúc đó, kính sẽ không có tác dụng nữa.

Về giải lao mắt, khi lao động bằng mắt, cứ khoảng 45 phút thì nên cho mắt nghỉ một lần (khoảng 7-10 phút) bằng cách nhìn xa 5 m hoặc lim dim như người tập thiền.