Cách chữa tật nghiến răng và ngủ ngáy to

Cái tật nghiến răng và ngủ ngáy là 1 tật mà có lẽ hiên nay về YHHĐ và YH cổ truyền đều không có phương pháp chữa trị , cũng không tìm ra được nguyên nhân, không giải thích được nguyên nhân.Đây là 2 bệnh thuộc loaị tạp bệnh, nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt vợ chồng, có vợ chồng rất yêu nhau nhưng chỉ vì tật trên mà 1 người ko ngủ được , cuối cùng phải chia tay nhau vì không sống được với nhau. Hôm nay, mình viết bài này rất mong trong gia đinh các bạn nếu có người bị, hoặc bạn bè bạn có người bị tật này mà ảnh hưởng đến cuộc sống hãy mách giúp họ. - Về nguyên nhân tật nghiến răng: y học cổ truyền giải thích rất mơ hồ coi bệnh này như là chứng can phong của động kinh. Tuy nhiên chỉ những người giải thích và hiểu được nguyên nhân gây bệnh này lại là những người nghiên cứu về bộ môn nhân thần học, thôi miên. (tôi ko giải thích ở đây) Cách chữa: Cách thư nhất: mua đái lợn đực (cả dương vật) mà phaỉ đặt hàng thịt lợn mới có chứ người ta toàn vứt đi, mua 2,3 cái 1 lần rửa sạch bóp giấm+muối , luộc chín lên chấm gia vị ăn, ăn liên tục 2-3 ngày là khỏi. Nếu 1 thời gian sau lại có hiện tượng trở lại, lại cho người đó ăn như trên sẽ hết. Cách thứ 2: phải tìm 1 người luyện khí công đạt đến trình độ thôi miên,(những người nghiên cứu thôi miên chưa chắc đã làm được) , dùng khả năng thôi miên chữa bệnh xoá bỏ mảng tối ký ức, hiệu chỉnh sợi thần kinh trở lại. - Về nguyên nhân tật ngủ ngáy: có rất nhiều nguyên nhân (ko tiện nói) Cách chữa: Cách 1 : chỉ giảm tần suất ngáy là dùng day và bấm huyệt nội quan, 1 kỳ huyệt ở đốt đầu tiên ngón út (cạnh lòng bàn tay) day huyệt này và dán cao salongpas vào đó lúc buổi tối Cách 2: người bệnh tự luyện khí công tĩnh (dùng pp luyện nội lưc) hoặc Dịch cân kinh dưỡng sinh( động tác vẩy tay), tập 1 thời gian cơ thể điều chỉnh sẽ khỏi. Chỉ có điều người tập pahỉ có tính kiên trì và phải có thầy hướng dẫn. Cách 3: dùng phương pháp thôi miên chữa bệnh Nếu các bạn có gì thắc mắc có thể hỏi thêm, phạm vi bài viết chỉ đến đây sưu tầm.
thuy linh
thuy linh
Trả lời 14 năm trước
Uh, ngày trước mình bị nghiến răng ken két, mẹ mình đã phải đi đặt hàng thịt lợn đái lợn, mẹ mình làm sạch sẽ bóp muối và giấm luộc lên cắt nhỏ, mình ăn có 2 ,3 ngày là khỏi, mà làm sạch cắt nhỏ chấm muối ớt chanh ăn thấy ngon như là ăn thịt vậy. Làm gì mà sợ như bạn bảo, chỉ sợ bạn ko làm sạch, có mùi khai, lại để nguyên nhìn đã sợ rồi thì làm sao mà dám ăn. Tầm khoảng 4 năm sau mình lại bị lại , mẹ mình lại mua về cho ăn từ đó khỏi hơn chục năm nay ko bị lại nữa. Bạn cứ mua về ăn đi ,ăn liên tục 3, 4 ngày mà ko khỏi mình sẽ giới thiệu cho bạn chữa bằng thôi miên. chỉ có điều thôi miên này ko phải ai cũng làm được, mà đến nhờ cậy họ thì cũng ngại.
rtỵky
rtỵky
Trả lời 14 năm trước
Tớ bị bệnh nghiến răng từ bé, mấy chị em đều bị, giống mẹ. Mẹ cũng chả chữa gì vì bảo rồi cũng quen. Sắp lấy chồng kể với chồng tật nghiến răng. Chồng cũng bảo sẽ mua về làm cho mà ăn nhưng chắc đợi mấy tháng nữa chồng mới làm...hehe...nghĩ đến ăn cái đó cũng sợ nhưng chữa bệnh đó đc thì tốt quá. Mình cũng sợ tiếng két két lắm.
ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 14 năm trước
Ngủ ngáy thì mình chưa biết cách nào để trị khỏi nhưng nghiến răng thì có đó các mẹ ạh. Chồng mình trước đây ngủ nghiến răng suốt đêm luôn, nghiến kèn kẹt nghe như mài dao ấy, nghiến suốt đêm không mệt mỏi. Mẹ mình nghe mình kể thế nên đã tìm mua miếng đeo chống nghiến răng ở bên Mỹ gửi về. Miếng đeo ấy bằng cao su trong, bỏ vào nước sôi thì nó mềm ra để mình dễ dàng đưa vào đo ni cho hàm răng trên. Sau khi đo ni xong thì mình bỏ vô nước lạnh cho nó cứng lại và giữ cái form vừa khít với hàm răng trên của mình. Tối đi ngủ thì đeo vô hàm trên và đến nay chồng mình đã hết nghiến răng rồi nhưng đến giờ vẫn còn đeo buổi tối khi ngủ. Nếu đeo miếng chống nghiến răng mà vẫn tiếp tục nghiến trong khi ngủ thì sẽ ko gây tiếng động gì hết cho người ngủ bên cạnh và 2 hàm răng cũng ko gặp nhau được để mà nghiến nhau nên răng cũng ít bị lệch hơn, ít bị mòn hơn do đã có miếng chống nghiến răng cách li ở giữa rồi. Trước đây mình có đi bác sĩ nha khoa để hỏi vì sao nghiến răng trong khi ngủ thì bác sĩ giải thích là do răng hàm trên và răng hàm dưới không khớp nhau, do cấu tạo của hàm răng của mình nên nếu mình nghĩ đi chỉnh lại răng cũng làm cho bớt nghiến răng hơn đó các mẹ ạh.
jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 14 năm trước
Em cũng có tật nghiến răng. Sáng ngủ dậy thấy hàm và răng mỏi nhừ. Cách đây vài năm mẹ em cũng mua về cho em ăn, nhưng mẹ em chỉ lấy mỗi cái lõi bên trong, nhỏ như cái đũa, màu trắng, ăn giòn giòn. Nhưng kết quả vẫn không khỏi và vẫn nghiến răng.
jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 14 năm trước
Bạn chỉ ăn lõi thôi thì ko khỏi đâu, phải ăn tất cả (gần như để nguyên rửa sạch bóp muối, ngâm giấm tuốt sạch trong), mà phải ăn mấy ngày, mỗi ngày 2, 3 cái. Cái tật này đã có rất nhiều người ăn khỏi. Các bạn ăn ko khỏi có thể ko biết làm, lại chỉ ăn 1 hai lần gì đó thì khó mà khỏi được.
djshg
djshg
Trả lời 14 năm trước
Phương pháp luyện vẫy tay Chuẩn bị : Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần áo rộng rãi. Ñöùng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt xuống mặt đất, bụng dưới hơi thoùt, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, ñaàu lưỡi chạm nöôùu răng trên, tâm ý hướng về Đan Ñieàn (dưới rún khoản 3 phân). Thực hành : Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu tay. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẩy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm tay trong khi nhíu hậu môn lại và thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về trước, buông lõng cơ hậu môn đồng thời với hít vào. Sau khi hít vào lại tiếp tục vẩy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần. Mỗi ngày có thể làm 2 lần. Nếu để chửa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên. (tập 1 lần 30 phút, lúc mới tập nên tập từ từ tuần 1 ngày 1 lần 20 phút, tuần 2 : 25 phút, tuần 3: 30 phút, ngày tập 2 lần là tốt nhất) Chú ý: Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Do đó không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải để bảo đảm thoải mái về tâm lý, dẻo dai về thể lực để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần. Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng. Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau nhưng luôn luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức. Những người bệnh hoặc có tật ở chân không thể đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván và vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ.
jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 14 năm trước
Anh xã em có tật nghiến răng và ngáy rất to, anh chị nào có cách chữa khả quan thì chỉ cho em với nhé. Chứ thấy anh xã buồn mà em cũng buồn theo!
rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 14 năm trước
Ôi, xã nhà tớ cũng bị nghiến răng khi ngủ, cứ kẽo kẹt thấy ghê:Sick:. Tớ nghe người ta mách mua bóng lợn và cu lợn về luộc cho ổng ăn, đc vài ngày rùi, có vẻ cũng bớt nghiến răng hơn, nhưng có vẻ cái này phải lâu dài chứ ko thể khỏi ngay đc. Bạn thử làm xem.
djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 14 năm trước
Ngáy và nghiến răng khi ngủ Nằm nghiêng giúp giảm chứng ngáy. Tuy không phải là những bệnh lý nguy hiểm nhưng ngáy và nghiến răng khi ngủ có thể gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân và người xung quanh. Hai chứng này cũng là dấu hiệu của một số rối loạn trong cơ thể. Nghiến răng là sự nghiến và/hoặc siết chặt các răng một cách quá mức, thường diễn ra khi ngủ (không ý thức). Nghiến răng cũng có thể xảy ra khi thức. Tất cả các hình thức nghiến răng nêu trên đều tạo sự tiếp xúc mạnh giữa mặt nhai của các răng trên và dưới. Hầu hết mọi người thỉnh thoảng có nghiến răng hoặc siết chặt răng. Tỷ lệ nghiến răng giữa nam và nữ là ngang nhau. Các thống kê cho thấy, khoảng 5-20% dân số có các dấu hiệu và triệu chứng của nghiến răng, nhưng chỉ khoảng 5-10% trong số họ nhận biết được điều này. Tật nghiến răng có thể gây ra những âm thanh khó chịu, đánh thức người ngủ chung. Sự tiếp xúc mạnh của các răng trên và dưới sẽ tạo ra các diện mòn trên răng vì lực phát sinh lúc này mạnh gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai. Nghiến răng kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả xấu: - Răng mòn, mất hết lớp men, lộ đến lớp ngà màu vàng đậm hơn, gây ê buốt, nứt gãy các múi răng, răng lung lay hoặc bị mất. Với thời gian, tình trạng nghiến có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như gãy, sứt miếng trám, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định. Khi răng bị mòn nhiều sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt, khiến bệnh nhân trông có vẻ già hơn. - Các cơ hàm bị co thắt mạnh trong suốt thời gian nghiến nên bệnh nhân có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, đau cổ. Các cơ hoạt động quá mức có thể bị phì đại, tạo ra vẻ mặt mất cân xứng hay mặt có dạng vuông do phì đại cơ cắn ở cả hai bên. - Rối loạn khớp thái dương - hàm. Thông thường, dấu hiệu báo động đầu tiên là khó chịu hoặc đau ở khớp, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai, há miệng khó. Các nguyên nhân gây nghiến răng có thể là: stress, các cản trở vướng cộm ở khớp cắn, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, suy dinh dưỡng, rượu và thuốc lá, yếu tố di truyền. Các biện pháp điều trị thường được sử dụng là: mang máng mặt nhai (vào ban đêm hoặc ban ngày khi cần, giúp tránh hại răng, giảm đau cơ và khớp thái dương - hàm), mài điều chỉnh và loại bỏ các vướng cộm khớp cắn... Chứng ngáy Đôi khi cường độ tiếng ngáy lên đến 80 decibels, bằng cường độ của một cuộc nói chuyện ồn ào hay một máy hút bụi, và như vậy thật khó chịu cho người ngủ chung. Theo thống kê, có khoảng 25% người dưới 30 tuổi và 50% người trên 50 tuổi ngáy khi ngủ. Nam thường bị nhiều hơn nữ. Người béo phì ngáy nhiều hơn người gầy gấp 3 lần. Ngáy là dấu hiệu của một số rối loạn đường hô hấp trên (mũi, miệng, hầu). Nguyên nhân của ngáy mạn tính là sự rung các mô mềm ở vùng hầu (đặc biệt là màn hầu, lưỡi gà bị thòng xuống cũng như những cơ khác của vùng họng) trong khi ngủ. Hiện tượng rung này tạo nên tiếng động đặc thù khi hít vào. Mọi vật cản làm giảm luồng không khí đi vào mũi, hầu, thanh quản, làm rung các mô mềm của đường hô hấp trên đều có thể gây ngáy. Tiến triển nặng nhất của ngáy là tình trạng ngưng thở vài giây trong lúc ngủ. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tình trạng ngáy là béo phì, tuổi tác, hút thuốc và uống rượu, nằm ngửa khi ngủ... Những người ngáy nhiều cần được thăm khám toàn diện về mũi, miệng, khẩu cái, hầu để phát hiện các nguyên nhân gây rối loạn đường hô hấp trên. Các biện pháp điều trị gồm làm giảm các yếu tố nguy cơ (giảm cân, tư thế ngủ, bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu...), dùng dụng cụ nha khoa và phẫu thuật (tạo hình màn hầu và lưỡi gà, cắt amiđan quá to, sửa vách ngăn mũi lệch, dùng laser lấy bỏ bớt một phần màn hầu và lưỡi gà, dùng sóng ngắn làm giảm sự nhão của màn hầu). Các biện pháp tạm thời là thay đổi tư thế khi ngủ. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống).
djghjdgh
djghjdgh
Trả lời 14 năm trước
Các bạn ơi, mình nghe nói là ở Nha khoa có dụng cụ (chất liệu đặc biệt mềm, mình quên tên gọi chuẩn) để đặt vào hàm khi ngủ. Tác dụng khi nghiến răng thì đã có vật cản trở không gây tiếng, và đặc biệt giữ cho 2 hàm răng không bị nghiến mòn. Chị Phương - Nha khoa Phương, 56 Phạm Huy Thông, 37719381.