Đồ kim loại bị gỉ sét tẩy như thế nào?

Túi xách của mình có vài thứ bằng kim loại, mình quên tháo ra, nên khi giặt xong, chúng đều bị gỉ sét. Mình có chùi nhưng cũng không sạch hoàn toàn như lúc ban đầu. Ai có bí quyết lau chùi chỉ cho mình với nha!

thuy linh
thuy linh
Trả lời 13 năm trước

Bạn thử dùng Chất tẩy rửa: Đa năng, đa tác hại xem sao nhé.

alt
Hiện nay, trên thị trường có trên 30 loại sản phẩm chuyên dùng cho việc tẩy rửa, làm mới các vật dụng trong gia đình. Khi sử dụng các chất này, những vật dụng bằng kim loại, sơn, nhựa, da... trở nên sáng bóng như mới. Ít có mấy ai biết các chất này độc hại như thế nào.
Làm mới đồ cũ: Chuyện nhỏ!
Các sản phẩm thường sử dụng trong nhà như đồng, thau, inox, các kim loại xi mạ... qua sử dụng lâu ngày sẽ bị dơ bẩn, xỉn màu thậm chí gỉ sét. Muốn chúng sáng bóng trở lại như lúc đầu, bạn có thể mua các loại dầu, sáp, kem chùi bóng như: Autosol Mwetalic Polish, Easy Dab... có giá chỉ từ 40.000 – 55.000 đồng. Chỉ cần bôi mỏng lớp hoá chất lên mặt kim loại rồi chờ vài phút, lấy khăn khô lau sạch là vật dụng “mới tinh” trở lại.
Chưa hết, để tẩy bóng kim loại, inox còn có loại bình xịt Lock Well của Mỹ, giá 29.000 đồng/bình, bình xịt Brasso giá 75.000đồng/bình kem Autosel giá 38.000 đồng/ ống... Tuy nhiên, các sản phẩm bằng inox, khi đánh bóng bằng tay sẽ không đạt được độ bóng như mong muốn mà phải dùng máy mới có tác dụng. Riêng các vật dụng bằng vàng, bạc hay bạch kim, trước khi đánh bóng nên dùng nước ấm pha xà phòng rửa sạch rồi mới dùng hoá chất để đánh bóng. Còn nếu muốn “tống khứ” gỉ sét” cho các bản lề, bề mặt sơn, ổ khoá lâu ngày bị ôxy hoá thì cũng có dạng bình xịt RP7 55.000 đồng và WD - 4- giá 52.000 đồng.
Đối với các sản phẩm trên bề mặt được sơn bằng phương pháp sơn hấp hay sơn tĩnh điện, có thể dùng các sản phẩm Polyglaze Autowash,, Furniture wax... có giá từ 35.000 - 58.000 đồng/sản phẩm. Riêng đối với gỗ, kem cana vừa dùng để tẩy chất bẩn bám trên mặt gỗ, vừa đánh bóng lại vân gỗ, giá 25.000 đồng/ hộp 100g. Khi muốn đánh bóng các vật dụng đã được sơn bề mặt, cần phải rửa sạch và lau khô trước khi thoa hoá chất. Đối với những bề mặt có in chữ, cần phải thoa hoá chất thật mỏng và chùi bóng ngay để tránh tình trạng xoá mất chữ trên bề mặt sơn.
Với các vật dụng bằng da, plastic, có thể chọn các sản phẩm: Solar Warrior, Leather Cleaner, Rubber wax... có giá bán từ 32.000 đồng - 40.000 đồng/sản phẩm, Wax One giá 49.000 đồng/ bình, hay có thể dùng kem cana để đánh bóng trực tiếp lên lớp sơn, vỏ nhựa của vật dụng, hoặc kết hợp với các chất tẩy kể trên để làm bóng mặt vật dụng sau khi được tẩy sạch.
Đây là những sản phẩm ngoài chức năng đánh bóng còn bảo vệ được bề mặt vật dụng. Cách dùng cũng tương tự như loại làm sáng bằng kim loại, sơn... Tuy nhiên, đối với những vật dụng có bề mặt lớn chỉ nên thoa hoá chất và đánh bóng từng vùng nhỏ. Vì nếu thoa hoá chất cả bề mặt mà chưa kịp đánh bóng, hoá chất sẽ khô rất khó đánh bóng. Đối với những vật dụng bằng da, nên thử sản phẩm trước vì có một số hoá chất có thể làm thay đổi màu của da.
Trên thị trường còn có sản phẩm Polyglaze dạng xịt để bảo vệ lớp bóng của gạch bông, đá... Sản phẩm dạng bột như: Capet&Upholstery Cleaner, Foam Cleaner chuyên tẩy thảm... có giá 55.000 đồng/bình, khi phun vào thảm sẽ hút và tẩy các vết bẩn dính trên thảm...
Ngoài các sản phẩm trên, thị trường còn có nhiều loại nước tẩy rửa, đa số hàng nội với các hiệu như Sumo, Viet Care... giá 10.000 - 45.000 đồng/bình. Khi sử dụng, nên đợi vài phút sau khi xịt chất tẩy lên bề mặt vật dụng để phát huy tác dụng của chất tẩy. Sau đó dùng giẻ mềm cỏ mạnh lên bề mặt vật dụng để làm sạch. Và dùng giẻ sạch đánh bóng lại bề mặt vừa được lau sạch.
Tác dụng của chất tẩy: Chuyện lớn
Do khá tiện dụng và cho hiệu quả nhanh nên hiện nay nhiều người đã lạm dụng các chất tẩy rửa. Gia đình nào cũng có vài loại. Tuy nhiên, ít người quan tâm đến tác hại của nó. Chị Ngô Mỹ Lộc, ở đường Mai Văn Vinh (Q.7, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: “Tôi thấy các tẩy rửa có hiệu quả khá tốt nên mua về sử dụng. Tôi chỉ chọn những loại không hại da tay, có chiết xuất từ thiên nhiên nên tôi nghĩ nó khá an toàn”...
Thực tế, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là không gây tác hại (hô hấp, da tay...) do sử dụng các hoạt chất “được chiết xuất từ thiên nhiên nên an toàn cho người sử dụng”. Thế là không ít người tiêu dùng tin lời quảng cáo của nhà sản xuất. “Tôi mua một loại nước tẩy rửa nhà bếp về sử dụng thử. Mới dùng được một vài lần, da tay đã bị bong tróc...”, chị Trần Mỹ Phương, ngụ ở đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) bức xúc.
Còn chị Minh Thư (Q. Gò Vấp) thì phàn nàn: “Tôi hay dùng các chất tẩy rửa để cọ chùi nhà tắm. Tôi cũng chọn những loại quảng cáo không gây độc hại, nhưng mỗi khi sử dụng, tôi đều bị ho và cổ họng bị khô rát rất nhiều”.
Anh Tuấn Hiền (Bình Chánh) cho biết, nhà anh mua một chai tẩy về. Nhưng không sử dụng hết một lần. Dùng xong, anh đậy nắp để ở góc nhà tắm. Vài ngày sau, miếng gạch nơi anh để chai nước tẩy bị hư. Rõ ràng là dù được cất kỹ, nhưng với những chất axit đậm đặc trong dung dịch tẩy rửa thì rất nguy hiểm.
Đó là những trường hợp không chỉ xảy ra ở các sản phẩm trôi nổi trên thị trường, do người bán tự pha chế, mà có ở những nhãn hàng nổi tiếng, quảng cáo rầm rộ. Chưa hết, nhiều sản phẩm được “nổ” là diệt vi trùng đến 99%, song an toàn đến nỗi không cần rửa lại bằng nước sạch(!?), đã gây hiểu lầm cho người sử dụng. Thậm chí nhiều sản phẩm ngoại, không có nhãn phụ tiếng Việt thuyết minh sản phẩm, nhưng nhiều người vẫn mua về sử dụng một cách “vô tư”.
Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng, Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, trong các loại tẩy rửa đều có chứa các hóa chất tổng hợp. Các chất tẩy rửa trong bếp như nước rửa chén, chất dùng để lau bàn, lau bếp; hay các chất dùng vệ sinh nhà tắm thường có chứa hoá chất benzyl, polyetylen hay sodium hypochlorite thường thấy trong nước javen; hoặc những chất chlorine đó là những chất được xem là có hại cho sức khoẻ. Mức độ hại nhiều hay ít tùy theo hàm lượng, nồng độ của hoá chất ấy trong dung dịch chúng ta sẻ dụng. Hàm lượng, nồng độ càng cao càng nguy hiểm. Cụ thể, nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng sẽ bị viêm da kích ứng như: đỏ da, sưng tấy, ngứa, da bị mỏng, nặng có thể bị ung thư da... Vật dụng khi dùng các chất tẩy rửa nếu không rửa sạch sẽ rất nguy hại đến sức khoẻ.
Đối với các chất phụ gia, màu, hương liệu thường có tính độc hại, ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây thiếu ôxy, dẫn đến khó chịu, khô cổ, kể cả thiếu ôxy trong máu gây choáng váng. Nếu thường xuyên sử dụng các hoá chất dạng xịt thì có thể làm tăng từ 30 - 50% nguy cơ bị bệnh hen. Còn những bà mẹ mang thai có thể bị đau đầu và trầm cảm, con sinh ra dễ có nguy cơ tiêu chảy, đau tai...

Minh Hoàng
Minh Hoàng
Trả lời 4 năm trước

Kim loại của bạn phải là kim loại gì? nếu vàng bạc thì bạn đun sôi tí giấm ăn, cho kim loại vào, đun 1 lúc rồi vớt ra, rửa lại bằng kem đánh răng là sáng. còn nếu là đồ mỹ ký thì chịu rồi

Anh Trần
Anh Trần
Trả lời 4 năm trước
Tôi hay đánh bằng kem đánh răng, trước đó thì có ngâm qua bằng nước nóng nó cũng sáng
Minh Nguyen
Minh Nguyen
Trả lời 4 năm trước

bạn dùng các chất làm sáng bóng kim loại xem ạ, trước mình cũng dùng và thấy có cải thiện đó bạn, bạn thử sản phẩm này xem ạ?

https://vatgia.com/3517/1911454/ch%E1%BA%A5t-%C4%91%C3%A1nh-b%C3%B3ng-autosol-metal-polish.html