Máy DELL STUDIO XPS 1645 xài có "ngon" không?

Có bạn nào đã xài máy này chưa? Cho mình xin ý kiến với.

DELL STUDIO XPS 1645 Màu Đen,     16"WXGA  (1920x1080) Webcam 2.0MP & Microphone 

Intel® Core i7 720QM (4×1.6GHz)
Turbo Boost 2.8GHz

Cache
L3 6MB
4GB DDR3
500GB SATA - 7200rpm

ATI Radeon HD4670 1024MB (up to 2798MB)

DVDRW, 10/100/1000, IEEE1394, VGA Out, Wifi LINK 5100 802.11a/b/g/n, eSATA, Backlit Keyboard, Display Port,

Pin 9Cell

 Windows 7 Home Premium 64bit  License

Giá = 28,5triệu

* Máy này mình nghĩ xem phim, chơi game là rất đã. Mình đang định bán con Dell Studio và con Attila để bù tiền mua con này xài có được không? Mình thích core i7 + pin 9 cell. Card VGA 1G thì không cần thiết lắm.

BT
BT
Trả lời 14 năm trước

Bạn tham khảo REVIEW Laptop Dell Studio XPS 1645

MỞ ĐẦU
Mới kịp thời cưới em này vào sáng ngày 27 âm này một cách khá tình cờ, của ông cậu xách tay về chưa kịp xài ngày nào, chỉ mới bật máy test thôi, nay vào tay em làm bài review cho anh em xem chơi.


Vài thông tin về dòng Studio XPS của Dell, đây được coi là dòng tiên phong trong việc cách tân phong cách thẩm mỹ của Dell, vừa ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất vừa đảm bảo thiết kế thanh lịch và tinh tế vừa cân đối trọng lượng và thời lượng pin khá tốt, qua đó có thể thấy được thị trường mà Studio XPS hướng tới là nhóm người cần sức mạnh tiên tiến nhất nhưng vẫn đảm bảo yếu tốt thẩm mỹ cần thiết.
Cấu hình chi tiết của model của em như sau (tất cả đều là config original)

CPU: Intel Core i7-720QM (4 x 1,6GHz, 6MB L3 Cache), có công nghệ tự động ép xung (Turbo Boost) và siêu phân luồng (Hyper Threading)
Turbo Boost tự động ép xung lên : 2.8GHz
RAM: 6GB DDR3 Bus 1333MHz (1 thanh Hynix và 1 thanh Qimonda )
HDD: 500GB SATA 7200rpm
Graphic: 1GB GDDR3 ATI® Mobility RADEON™ HD 4670 (Dedicated)
Display: 15,6” LED Full HD (1920 x 1080) TrueLife Technology
Sound: Creative Sound Blaster Audigy (for 7.1 Subwoofer)
Security: FastAccess Facial Recognition (nhận diện khuôn mặt thông minh)
Optical Drive: DVD±RW Slot Load
I/O: USB, eSATA Combo, HDMI, Display Port, IEEE 1394, Ex Card 34
Webcam 2.0MP, Microphone built in, Keyboard with Backlit LED
Wireless: Intel Wifi Link 5300 & Bluetooth 2.0 EDR
HĐH: Windows 7 Home Premium

PHẦN 1: Tổng quan thiết kế
Vì máy đã được “bóc tem” ở bển nên trong tay em chỉ là sản phẩm trụi mà thôi, nên e xin được bỏ qua phần unboxing mà đi thẳng vào phần thiết kế bên ngoài.



Dell đã có sự thay đổi về quan niệm và phong cách thiết kế trong khoảng 1 – 2 năm gần đây. Trước đây chúng ta vẫn quan niệm về laptop Dell với sự dày, thô và “nồi đồng cối đá”, kể cả đến các đời XPS như M1710, M1210… Tuy nhiên kể từ sự xuất hiện của M1330 và sau đó là các dòng Inspiron, Studio và Studio XPS đã có thể thấy rõ sự thay đổi về thiết kế này, Dell đã trở nên mượt mà, khá quyến rũ và dễ nhìn hơn nhiều.



Lần đầu tiên nhìn thấy Studio XPS 1645, e cảm thấy thật sự thu hút và bắt mắt với 1 màu đen tuyền trên nắp và chi tiết bằng nhôm chạy ngang tạo điểm nhấn cùng với logo Dell mạ crom sáng bóng, mặc dù không thực sự sang trọng như Vaio hoặc đầy tinh tế như Macbook pro nhưng đây là một thiết kế khá đẹp và cá tính.





Cảm giác ôm trên tay khá to, có thể nói kích cỡ khá xêm xêm với quái vật XPS M1710, khá nặng tay và phải cầm bằng 2 tay (trọng lượng lúc này đã vượt qua 3kg do đi kèm pin 9cell). Có thể nói Studio XPS 1645 hoàn toàn không dành cho phái yếu hoặc phái mạnh nhưng tay yếu



Các góc của máy đều được bo tròn theo các chiều để tránh va chạm, đây hầu như là điều tất yếu, mặt đáy của máy cũng được vuốt thoải ra sau.



Bản lề máy được thiết kế rất chắc chắn và êm, đồng thời tích hợp luôn đèn power indicator 2 bên hông hiển thị tình trạng hoạt động của máy.


Cạnh trái máy bao gồm hầu hết các kết nối thông thường: jack sound, 2 cổng USB, HDMI, Display Port, LAN, VGA và khóa Kensington.





Cạnh phải máy gồm khe Express card, đầu đọc thẻ SD/MMC, Firewire, DVDRW slotload, E-SATA và đầu cắm nguồn.



Phía trước là bộ đèn hiển thị các kết nối không dây, tình trạng ổ cứng… và đầu nhận remote IR

Phía sau chỉ bao gồm khe thoát nhiệt.

Tuy nhiên ở đây ta có thể thấy khuyết điểm về khâu thiết kế của Dell, khi mở máy sử dụng thì màn hình đã chiếm gần hết khe thoát nhiệt và vô tình màn hình là nơi hứng chịu hầu hết nhiệt lượng do máy thoát ra, 1 điểm trừ không đáng có



Bên dưới đáy máy là các khe thoát nhiệt, tem thông tin và đèn hiển thị tình trạng pin. Điều đặc biệt là hoàn toàn không có 1 khay rời riêng biệt cho các thành phần như các máy trước đây của Dell, tất cả các linh kiện, kể cả loa, đều “chìm” dưới một cái nắp duy nhất.


Đèn led hiển thị sơ bộ dung lượng pin.


Khi gỡ pin ra ta có thể thấy thêm khe cắm sim (để xài mạng 3G)


Tới phần mở nắp, khi mở màn hình ra ta nhận thấy rõ phong cách của Studio XPS 1645, toàn bộ là màu đen tuyền với điểm nhấn là các chi tiết bạc ở viền máy và hai bên hông màn hình, khá đẹp và sang trọng.



Về bàn phím máy, đây là một bàn phím được thiết kế rất tốt, các phím đều to, gõ phím rất êm tay, hành trình nhún phù hợp và cảm giác nảy khá tốt, khi gõ hầu như không còn nghe tiếng gõ phím. Điều hơi tiếc là máy thiếu hụt bàn phím số, tuy nhiên cũng không quan trọng lắm. Thêm một điểm cộng là hệ thống đèn nền LED giúp ích rất nhiều khi làm việc (hoặc chơi game) ban đêm ).


Tuy nhiên có thể nhận thấy vài khiếm khuyết của việc thiết kế: phần dư trên bàn phím quá nhiều và gây loãng, gờ màn hình khá dày.


Hệ thống touchpad cảm ứng của Synaptic như mọi khi, vẫn làm việc rất tốt, đây là hệ thống cảm ứng đa điểm, ta có thể cuộn lên xuống bằng 2 ngón tay, phóng to thu nhỏ 1 trang web (textsize) bằng cách zoom 2 ngón tay như iPhone. Touchpad được thiết kế “chìm” vào thân máy tạo cảm giác liên lạc trong thiết kế. Hai nút mouse left/right khá nhẹ và nhạy, không có gì phải phàn nàn. Kích cỡ của touchpad vừa phải, được đặt chính giữa nút spacebar thuận tiện cho việc gõ văn bản.


Hệ thống các phím media cảm ứng bao gồm dvd eject, volume, media player, wifi hoạt động mềm mại và nhạy.


Về màn hình, đây thực sự là điểm rất đáng ăn tiền của Studio XPS 1645, màn hình rất sáng, tươi tắn, rực rỡ và hỗ trợ độ phân giải thời thượng FullHD – 1080p. Các góc nhìn cũng thực sự khá tốt.


Góc nhìn từ trên xuống


Từ bên phải qua


Từ dưới lên

Một điểm cộng nữa là việc thiết kế màn hình LCD “frameless”, tạm dịch là liền suốt không có gờ. Đây là một xu hướng của các nhà sản xuất laptop, giúp laptop bớt thô và có sự liền lạc trong phong cách thiết kế.


Ngoài ra ta thấy còn có camera 2.0mpx giúp video call và sử dụng tính năng bảo mật khuôn mặt.



Logo core i7 và windows 7 đầy sức mạnh



Loa: chất âm của máy rất tốt, nghe to rõ và trong, không hề có hiện tượng rè khi vặn to, chắc nhờ vào 2 cái loa khủng bố bên hông bàn phím và loa trầm dưới đáy máy, nói chung dư sức nghe nhạc hoặc xem film cùng với bạn bè.

PHẦN 2: Hiệu năng

Đây là phần quan trọng nhất, vì đối với một thiết bị desktop-replacement như thế này thì hiệu năng là yếu tố quyết định. Cấu hình của Studio XPS 1645 thực sự rất tốt với con quái vật Core i7 720QM làm bộ não, được tăng cường với 6gb bộ nhớ Ram 1333Mhz và HDD 500gb tốc độ lên đến 7200rpm. Ngoài ra card đồ họa rời ATi Radeon HD 4670 sẽ đưa bạn chìm đắm trong thế giới game

Theo cấu hình trên bạn hoàn toàn có quyền hy vọng một hiệu năng thực sự tuyệt vời với 3 phần mềm được lựa chọn là Wprime (32M), Pcmark05, 3Dmark06.

Wprime
Thực chất đây là phần mềm SuperPI được viết lại để tối ưu multi-core CPU. Gói 32m được lựa chọn và thời gian càng ngắn càng tốt



Thực sự rất khủng khiếp, core i7 720QM cùng với công nghệ Turbo Boost hoàn toàn bỏ xa các thế hệ cpu đời trước như core 2 duo P, T và X series.

Notebook Time
Dell Studio XPS 1645 (Core i7 720MQ @ 1.6GHz) 10.924s
Dell Studio XPS 1640 (Core 2 Duo P8600 @ 2.4GHz) 31.827s
HP HDX 18t (Core 2 Duo T9600 @ 2.8GHz) 27.416s
Sony VAIO FW (Core 2 Duo T9400 @ 2.53GHz) 30.373s
Dell Studio 17 (2.5GHz Intel Core 2 Duo T9300, Windows Vista SP1) 31.574s
Asus M70S (2.50GHz Intel Core 2 Duo T9300, Windows Vista) 31.132s
Toshiba Satellite L355D (2.0GHz AMD Turion 64 X2 TL-60, Windows Vista) 39.732s
Gateway P-171XL FX (2.8GHz Intel Core 2 Duo X7900, Windows Vista) 30.359s
Toshiba Qosmio G45 (2.50GHz Intel Core 2 Duo T9300, Windows Vista) 31.108s
Toshiba Qosmio G45 (2.0GHz Intel Core 2 Duo T7300, Windows Vista) 42.085s
Lenovo ThinkPad T60 (Intel Core 2 Duo CPU T7400@ 2.16GHz, Windows XP) 41.40s
HP dv6000z (AMD Turion 64 X2 TL-60 @ 2.00GHz, Windows Vista) 38.913s
(Lưu ý: các điểm số khác được tham khảo từ trang notebookreview.com)

Pcmark05
Đây là phần mềm tiêu chuẩn để đánh giá hiệu năng tổng hợp của hệ thống, điểm càng cao càng tốt.


Có thể thấy khả năng bứt phá nếu so với các hệ thống core 2 duo đời trước.

Notebook Điểm
Dell Studio XPS 1645 (Core i7 720MQ, ATI Mobility RADEON HD 4670 1GB) 7,243 PCMarks
Dell Studio XPS 1640 (2.4GHz Intel P8600, ATI Mobility RADEON HD 3670 512MB) 6,303 PCMarks
HP HDX 18t (2.8GHz Intel T9600, Nvidia 9600M GT 512MB) 6,587 PCMarks
Sony VAIO FW (2.53GHz Intel T9400, ATI Radeon HD 3470) 6,002 PCMarks
Dell Studio 17 (2.50GHz Intel Core 2 Duo T9300, ATI Mobility Radeon HD 3650) 5,982 PCMarks
Asus M70S (2.50GHz Intel Core 2 Duo T9300, ATI Mobility Radeon HD 3650) 6,135 PCMarks
Toshiba Satellite L355D (2.0GHz AMD Turion 64 X2 TL-60, ATI Radeon X1250) 3,305 PCMarks
Gateway P-171XL FX (2.8GHz Intel Core 2 Duo X7900, NVIDIA Go 8800M GTS) 7,749 PCMarks
Toshiba Qosmio G45 (2.50GHz Intel Core 2 Duo T9300, NVIDIA Go 8600M GT) 5,865 PCMarks
Toshiba Qosmio G45 (2.0GHz Intel Core 2 Duo T7300, NVIDIA Go 8600M GT) 5,261 PCMarks
Dell Inspiron 1720 (2.2GHz Intel Core 2 Duo T7500, NVIDIA GeForce Go 8600M GT) 5,377 PCMarks
(Lưu ý: các điểm số khác được tham khảo từ trang notebookreview.com)

3Dmark06
Là công cụ chuẩn để đánh giá hiệu năng chơi game của hệ thống, do trong tay e ko có 1 game pc nào nên tạm dùng 3dmark06 để test, qua đó phần nào thể hiện khả năng chơi game của Studio XPS 1645, điểm càng cao càng tốt (Lưu ý: các setting đều ở mặc định)



Một điểm số rất đáng nể đối với một laptop, điểm này gấp đôi con xps m1710 của en rồi , điểm số này đã hoàn toàn cho phép bạn chơi hầu hết các game mới nhất với mức setting từ medium đến high.

Notebook Điểm
Dell Studio XPS 1645 (Core i7 720MQ, ATI Mobility RADEON HD 4670 1GB) 6,986 PCMarks
Dell Studio XPS 1640 (2.4GHz Intel P8600, ATI Mobility RADEON HD 3670 512MB) 4,855 3DMarks
HP HDX 18t (2.8GHz Intel T9600, Nvidia 9600M GT 512MB) 4,127 3DMarks
Sony VAIO FW (2.53GHz Intel T9400, ATI Radeon HD 3470) 2,598 3DMarks
Dell Studio 17 (2.50GHz Intel Core 2 Duo T9300, ATI Mobility Radeon HD 3650) 2,974 3DMarks
Asus M70S (2.50GHz Intel Core 2 Duo T9300, ATI Mobility Radeon HD 3650) 3,799 3DMarks
Toshiba Satellite L355D (2.0GHz AMD Turion 64 X2 TL-60, ATI Radeon X1250) 301 3DMarks
Gateway P-171XL FX (2.8GHz Intel Core 2 Duo X7900, NVIDIA Go 8800M GTS) 8,801 3DMarks
Toshiba Qosmio G45 (2.50GHz Intel Core 2 Duo T9300, NVIDIA Go 8600M GT) 3,775 3DMarks
Toshiba Qosmio G45 (2.0GHz Intel Core 2 Duo T7300, NVIDIA Go 8600M GT) 2,934 3DMarks
Dell Inspiron 1720 (2.2GHz Intel Core 2 Duo T7500, NVIDIA GeForce Go 8600M GT) 2,930 3DMarks
(Lưu ý: các điểm số khác được tham khảo từ trang notebookreview.com)

Thời gian dùng pin:
Mình sử dụng 2 tác vụ thông thường nhất là:
Wifi on + battery saver mode + 80% độ sáng: sử dụng liên tục với pin 9 cell được khoảng 3h15’,
Xem film HD 720p + wifi off + độ sáng 60%: liên tục được 2h30’, vừa đủ coi xong 1 bộ film.

Nhiệt độ:
Em không có dụng cụ đo chính xác nhiệt độ nhưng máy khá là nóng khi fullload, đặc biệt là phần đáy máy, quạt kêu cũng tương đối to khi máy nóng, vì vậy lời khuyên là nên sử dụng một đế giải nhiệt hoặc dùng pin 9cell có gờ để tạo không gian giải nhiệt.

PHẦN 3: Nhận xét đánh giá
Những ai yêu thích hiệu năng tốt cho laptop với một kích cỡ vừa phải và ngoại hình ưa nhìn chắc chắn sẽ thích thú với Studio XPS 1645. Studio XPS 1645 là sự kết hợp khá hoàn hảo, gần như không có khuyết điểm, và là sự lựa chọn đáng giá nhất cho dòng máy 16”, hơn cả best choice 1 thời là HP HDX 16.