Laptop dùng card VGA AMD tốt không?

Tham khảo một vòng các siêu thị kết nhất ccon RX460 nhưng đang phân vân bởi chiếc máy tính này chạy card rời AMD, mà loại card này em chưa dùng lần nào ai đã sử dụng dòng card rời này cho em xin vài ý kiến với! nếu so sánh với loại laptop chạy card NDIVIA thì loại nào tốt hơn vậy?

Nguyễn Đức Khải
Nguyễn Đức Khải
Trả lời 7 năm trước

Từ trước đến nay, hầu hết là khi chúng ta mua hoặc lắp ráp một chiếc máy tính thì phần lựa chọn card màn hình vẫn là một vấn đề gây nên nhiều khó khăn cho người dùng vì sự đa dạng của thị trường card màn hình. Thực tế đã xảy ra rất nhiều tranh cãi về lĩnh vực này giữa những người dùng máy tính. Hiện nay hầu hết các sản card màn hình sử dụng chip xử lý từ 2 ông lớn là Nvidia và AMD. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau phân tích vấn đề trên cụ thể hơn, mặt mạnh và yếu của từng hãng và làm thế nào để chọn đúng loại card màn hình bạn cần.

Tỉ lệ chi phí – hiệu năng luôn thay đổi

Nvidia và AMD là những hãng công nghệ lớn đến từ Mỹ, cái nôi của nền khoa học công nghệ máy tính tiên tiến nhất trên thế giới. Do đó 2 hãng đều có những công nghệ riêng và sự ưu việt về thiết kế sản phẩm. Trên thị thường hiện nay có nhiều nhà sản xuất OEM như Asus, Gigabyte, Msi... đều là những đối tác gia công của Nvidia và AMD. Do đó nếu cùng một mã sản phẩm ví dụ như: GTX 950 hay R9 280X của ASUS và MSI thì thường chúng sẽ cho hiệu năng tương đương nhau, còn giá bán khác nhau chút ít do các chi tiết đi kèm và kiểu dáng có hầm hố hay không mà thôi.

Nên nhớ một điều rằng thị trường bộ xử lý đồ họa hiện nay cạnh tranh cực kỳ khủng khiếp. Một sản phẩm thực sự kém chắc chắn sẽ bị đào thải ngay lập tức. Tuy nhiên, không khó để chúng ta nhận ra rằng AMD tuy có phần hơi lép vế nhưng họ vẫn đứng vững và chiếm được một miếng bánh thị phần không nhỏ. Yếu tố quan trọng nhất chính là giá của các card AMD khá hợp lý.

Một điển hình là dù liên tục bị mang ra so sánh, AMD R9 290 và Nvidia GTX 970 thực chất không cùng một tầm giá. Dẫu cho mang tiếng là cùng phân khúc, AMD đã nhận thấy được hiệu năng của R9 290 thấp hơn GTX 970 và điều chỉnh giá hợp lý hơn. Hiện tại, đại đa số các card màn hình sử dụng chip AMD 290 đều có giá thị trường thấp hơn GTX 970 khoảng 1 triệu đồng. Điển hình như Gigabyte R9 290 tôi đang sử dụng để đánh giá có giá khoảng 9 triệu đồng, trong khi người anh em cùng hãng Gigabyte GTX 970 G1 Gaming có giá tới hơn 10 triệu. 2 dòng đỉnh là GTX 980 và R9 290X cũng lần lượt có giá trung bình là 15 triệu và 13 triệu. Điều này phản ánh được đúng sự chênh lệch hiệu năng của các dòng card đồ họa.

Vấn đề tiêu thụ điện năng giữa AMD và Nvidia

Bình thường người ta hay gán mác cho các dòng card của AMD là tốn điện song thực tế chưa chắc là như vậy. Cùng một phân khúc, card AMD cho mức tiêu thụ điện năng cao hơn từ 30 - 50w điện. Nếu tính trung bình cả ngày bạn chơi game 24/24 thì sẽ chênh lên 1 số điện (tức khoảng 2500đ). Thực tế khi sử dụng card của 2 dòng, chúng tôi nhận thấy rằng hóa đơn tiền điện khi trả của AMD chỉ cao hơn đôi chút so với Nvidia, cụ thể chênh lên cỡ tầm 60.000 đồng. Số tiền đó cả tháng tính ra cũng chỉ uống trà đá cả ngày, không quá tốn kém. Nhưng so sánh hiệu năng đem lại thì điều này thực sự không đáng ăn thua là bao.

NVIDIA và AMD – công nghệ trong game


Nvidia và AMD đều có công nghệ riêng

Nvidia và AMD đều có công nghệ riêng

Tỉ lệ chi phí – hiệu năng thường là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn mua card màn hình. Nhưng còn một số yếu tố khác chúng ta cũng nên cân nhắc đến.

Nvidia lẫn AMD đều có những đặc điểm để làm khác mình đi so với đối thủ. Điển hình như Nvidia có một số công nghệ độc quyền như PhysX giúp tạo ra nhiều hiệu ứng vật lý bổ sung làm game thêm sinh động. AMD cũng tỏ ra không kém cạnh khi bổ sung những công nghệ tương tự, nhưng hầu hết lại đi sau đối. Nvidia đã tung ra thị trường màn hình G-Sync được quảng bá rằng sẽ tương thích tốt với card màn hình của hãng mà không gây ra hiện tượng lag hay giật khi chơi game. Trong khi đó AMD cũng có Freesync với tính năng tương tự nhưng lại xuất hiện muộn hơn so G-Sync một thời gian.

Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến tính năng ShadowPlay của Nvidia. Tính năng này chó phép chúng ta ghi lại video trong quá trình chơi game. Cũng như đã đề cập ở phần trên, nếu Nvidia có tính năng gì thì AMD cũng có tính năng tương tự cho các card màn hình của mình. GVR của AMD cũng dành cho mục đính tương tự như ShadowPlay của Nvidia. Ngoài ta Nvidia cũng hỗ trợ stream game đến các thiết bị Shield.

Có lẽ nên nhấn mạnh rằng Nvidia không phải lúc này cũng là người đưa ra những tính năng mới đầu tiên. Ví dụ như tính khả năng TressFX với khả năng mô phỏng tóc cực kỳ ấn tượng của AMD. Và đương nhiên là Nvidia cũng không chịu thua khi một thời gian ngắn sau đó cũng giới thiệu HairWorks cũng dành cho khả năng mô phỏng tóc. Nhưng theo ý kiến riêng của bản thân chúng tôi thì TressFX có vẻ vượt trội hơn.

Scandal giữa Nvidia và AMD


Những scandal mang tên NVIDIA và AMD

Những scandal mang tên NVIDIA và AMD

Hai ông lớn này thường xuyên hay phải trạm trán với nhau hòa theo với những tranh cãi gắt gao của fan mỗi hàng tạo nên những cuộc tranh cãi không hồi kết chiếm biết bao tài nguyên của các diễn đàn game cũng như công nghệ máy tính.

Nvidia luôn bị "đồn thổi" rằng hãng bắt tay - cấu kết chặt chẽ với các nhà phát triển game. Game thủ AMD không lạ gì khi hệ thống của họ lê lết như thế nào nếu chơi các Game đóng mác Nvidia. Điển hình nhất là các game hỗ trợ PhysX, hệ thống AMD chơi game trên sẽ vô cùng lag và giật khi kích hoạt tính năng này lên. Trong khi đó người chơi được gì từ PhysX???

Câu trả lời là những hiệu ứng "tung tóe" trông có phần giả tạo, các hiệu ứng cháy nổ thoái quá và rất hoạt hình trong game. Các bạn có thể theo dõi các clip mô phỏng PhysX trong game Borderlands 2 và Batman Arkham City.

Còn ở phí AMD có công nghệ mô phỏng tóc TressFX giúp tạo ra một mái tóc trông giống như thật. Điều đáng nói ở đây, tính năng này không vắt kiệt hệ thống như PhysX của Nvidia giúp các game thủ phe xanh cũng không quá trồi sụt khung hình. Tuy nhiên Nvidia cũng không kém cạnh ra mắt công nghệ Hairworks, điển hình là trong game The Witcher 3, tuy hiệu ứng nhìn rất đẹp mắt nhưng sẽ làm cho card AMD rơi nước mắt vì lê lết khung hình. Ngoài ra còn nhiều ý kiến trái chiều như driver của AMD hoạt động không ổn định và làm nóng máy. GTX 970 của Nvidia thì bị tố sử dụng RAM có tốc độ khác nhau trên cùng một sản phẩm…

DirectX 12 và hơn thế nữa

Những scandal trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới trải nghiệm người dùng rồi nhưng vẫn còn bé chán so với scandal mới đây khi hàng loạt các báo công nghệ đưa tin: Nvidia chưa hề có một dòng card đồ họa nào hỗ trợ full Dx12 như của AMD. Điều kì lạ là các dòng Card đồ họa cũ kĩ như R9 290 và R9 290x chạy trên kiến trúc GCN 1.1 lại chơi được DX 12 ngon lành. Điều tuyệt diệu này khiến giá và sự săn lùng của cộng đồng với 2 cái tên cũ nhưng hot là R9 290 và R9 290X tràn ngập topic rao bán.

Trớ trêu thay, kể từ hồi Windows 10 ra mắt chính thức đã hơn nửa năm mà chưa có game nào hỗ trợ Dx 12, người ta đang đặt câu hỏi, có phải các hãng phát triển game không mặn mà hay vì Nvidia muốn họ "chăm chút" game hơn nữa đề lùi lại ngày ra mắt.

Chọn phe nào, Xanh hay Đỏ?

Điều mấu chốt của bài viết trên là: card hãng nào cũng tốt và có những fanboy riêng. Thị trường hướng tới của từng card màn hình cũng khác nhau cho nên một khi bạn đặt trọn niềm tin vào hãng nào thì hãy bỏ ngoài tai những xì xào bên ngoài. AMD thành công với Xbox One và PS4. Nvidia thì thành công trong xây dựng thương hiệu và hỗ trợ game PC. Chúng ta thành công khi chọn được card màn hình không chỉ ngon - bổ - rẻ mà còn hợp tông màu với dàn của mình.

Nguyễn Đức Khải
Nguyễn Đức Khải
Trả lời 7 năm trước

Phần khó nhất khi build một chiếc máy tính chơi game mới đó chính là việc chọn lựa những linh kiện giá hợp lý nhất mà đem lại hiệu năng tốt nhất. Một trong số những linh kiện máy tính thường gây ra nhiều tranh cãi nhất đó chính là card đồ họa. Hai hãng sản xuất card đồ họa lớn nhất trên thế giới hiện nay là Nvidia và AMD luôn có những sản phẩm ngang tầm nhau và so kè nhau đến từng tính năng một. Và câu hỏi gây hoang mang nhiều nhất đó chính là: Nên chọn card đồ họa của hãng nào bây giờ?

Card đồ họa Nvidia và AMD - Mèo nào cắn mỉu nào?

Và ngày hôm nay, thay vì so sánh chi tiết sản phẩm của hai hãng thì chúng tôi sẽ nói về tổng thể hai hãng sản xuất card đồ họa này. Điểm mạnh, điểm yếu và bạn nên chọn chiếc card hình nào cho chiếc PC của bạn.

Price-to-Performance (p/p) luôn luôn có sự thay đổi

Nếu như có một ai đó nói rằng card đồ họa của hãng này "lởm" hơn hãng còn lại thì hãy đừng tin họ vội mà hãy tự bản thân các bạn tìm hiểu sản phẩm của cả hai hãng và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Card đồ họa Nvidia và AMD - Mèo nào cắn mỉu nào?

Một điều quan trọng nhất trong việc lựa chọn card đồ họa đó chính là tỉ lệ giữa giá thành và hiệu năng của chiếc card đó. Hay nói đơn giản hơn thì trong cùng một mức giá thành thì hiệu năng của chiếc VGA của hãng nào tốt hơn thì chiếc card đồ họa đó đáng để bạn mua hơn. Trong thời điểm tôi viết bài ciết này thì VGA của hãng AMD đang có đôi phần nhỉnh hơn so với Nvidia khi mức giá ổn mà đem lại hiệu năng không kém với các sản phẩm đắt tiền nhất của bên Nvidia là mấy.

Vậy nên khi lựa chọn một chiếc card đồ họa cho chiếc PC của bạn thì hãy lựa chọn một vài sản phẩm của cả hai hãng và so sánh chúng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Có rất nhiều những diễn đàn hay những trang thông tin về cả hai chiếc card để cho các bạn có thể đánh giá đúng nhất về từng sản phẩm. Và tất nhiên hãy chú ý đến tựa game mà bạn định chơi và xem hiệu năng của những chiếc VGA mà bạn đã chọn.

Mỗi hãng đều có một tính năng đột phá riêng của mình

P/p là một điều khá quan trọng nhưng có một yếu tố khác bạn cũng nên để ý tới đó chính là những tính năng được tích hợp trong từng chiếc VGA mà mỗi hãng thêm vào. Nếu như Nvidia có PhysiX thì AMD cũng có một tính năng tương tự để đối chọi lại. Nếu như Nvidia nổi tiếng với G-sync chống rác hình và được tích hợp ở rất nhiều những mẫu màn hình mới nhất hiện nay thì Freesync của AMD cũng không kém cạnh khi cho thấy khả năng tương thích với những chiếc màn hình cũ và (tôi hy vọng) mọi thứ đều hoạt động mượt mà.

Card đồ họa Nvidia và AMD - Mèo nào cắn mỉu nào?

Ngoài ra những tính năng như Shadowplay hay HairWorks của Nvidia thì AMD cũng có TressFX và Raptr để làm cho cán cân của hai hãng trở về vị trí cân bằng. Nhưng điểm khác nhau đó chính là trong khi Nvidia cố gắng tạo ra những tính năng đột phá và kiếm tiền từ những tính năng đó thì AMD lại cho thấy họ thân thiện hơn khá nhiều khi để những tính năng là "mã nguồn mở" và lập trình viên bên ngoài có thể tự ý tuỳ biến những tính năng theo ý mình.

Scandal nối tiếp Scandal

Không một hãng sản xuất nào là hoàn hảo và scandal của mỗi hãng không phải là không có. Nếu như những người dùng VGA của AMD luôn ca thán rằng driver không ổn định hay chiếc card chạy nóng đến mức "rán trứng trên card" thì Nvidia cũng không kém phần khi thời gian gần đây trên các diễn đàn mạng xôn xao vụ việc chiếc card GTX970 không chạy đúng với hiệu năng mà nhà sản xuất công bố. Thêm vào đó, những fan của Nvidia thường chê rằng card của AMD chỉ "thay mác" cho các mẫu card mới chứ không có gì đột phá thì các fan của AMD cũng không chịu thua khi cho thấy những cảrd của Nvidia không được lên DirectX 12 như AMD đã làm.

Card đồ họa Nvidia và AMD - Mèo nào cắn mỉu nào?

Nếu như bạn hay vào những diễn đàn công nghệ thì bạn sẽ thấy fan của hai hãng chỉ cần có 1 chút tác động cũng có thể tạo ra một "cuộc chiến" trong topic đó. Và kết quả khi ban quản trị diễn đàn vào cuộc thì thường không có kết quả mấy vui vẻ cho cả hai bên.

Hãy lựa chọn khôn ngoan

Khi xây dựng một case máy tính chơi game, đừng ngần ngại hỏi ý kiến tư vấn của những người có kinh nghiệm. Thế nhưng khi nhắc tới câu chuyện chọn card đồ họa, chắc chắn bạn sẽ rơi vào cuộc chiến không điểm dừng của những fanboy giữa hai phe AMD và Nvidia.

Card đồ họa Nvidia và AMD - Mèo nào cắn mỉu nào?

Đừng để những lý luận của các fanboy khiến cho bạn lung lay. Thay vào đó hãy đọc những bài đánh giá chi tiết card đồ họa để tìm ra sản phẩm tốt nhất trong tầm giá mà bạn mong muốn. Đừng cố gắng "ăn mày dĩ vãng" một thương hiệu cố định, vì trước sau gì cuộc chơi cũng sẽ có thể thay đổi chỉ trong vòng 2 đến 3 năm.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

Không phủ nhận hiện tại Nvidia đang là hãng thống trị thị trường bộ xử lý đồ họa dành cho máy tính. Tuy nhiên dù có phần lép vế hơn, đối thủ của họ là AMD vẫn có những điểm thu hút của riêng mình. Và sau đây chính là những điều thú vị mà nếu bạn là fan của AMD thì sẽ cảm thấy tự tin, còn là dân Nvidia cũng không nên ngần ngại khi muốn đổi gió:

► Đừng quá tin vào đánh giá trên mạng, đôi lúc phải trực tiếp trải nghiệm thì bạn mới nhận thấy được cái hay của các dòng card đồ họa AMD

Hầu hết các đánh giá hiện nay đều nghiêng về phía Nvidia, về cả sức mạnh, điện năng tiêu thụ lẫn nhiệt độ hoạt động. Dĩ nhiên, đây là 3 yếu tố tiên quyết trong việc lựa chọn một chiếc card màn hình, nhưng đó là với điều kiện tiền bạc không thành vấn đề.

Cá nhân mình từ trước đến nay chỉ toàn xài card Nvidia mà thôi. Cái này không phải là do trung thành thương hiệu gì, nhưng đơn giản là do trước đây dòng card rời đầu tiên mình mua chính là GeForce 2 MX xài rất tốt nên có nâng cấp thì cũng Nvidia mà táng cho nó lành. Tuy nhiên thời gian gần đây mình chuyển qua sử dụng card Gigabyte R9 290, và trái với dự đoán, những điều mà chiếc card này mang lại hoàn toàn không thua kém gì với các dòng card Nvidia mà mình từng sử dụng trước đây. Thậm chí còn có những điểm ấn tượng hơn.

Sức mạnh, nhiệt độ và điện năng tiêu thụ là yếu tốt rất quan trọng và được hầu hết các bài đánh giá card đồ họa nhấn mạnh. Tuy nhiên đó không phải là tất cả. Vẫn còn một số điều mà bạn hoàn toàn sẵn sàng hi sinh cả 3 yếu tố trên để đổi lấy chính là:

► Tiền nào của nấy

Nên nhớ một điều rằng thị trường bộ xử lý đồ họa hiện nay cạnh tranh cực kỳ khủng khiếp. Một sản phẩm thực sự kém chắc chắn sẽ bị đào thải ngay lập tức. Tuy nhiên, không khó để chúng ta nhận ra rằng AMD tuy có phần hơi lép vế nhưng họ vẫn đứng vững và chiếm được một miếng bánh thị phần không nhỏ. Yếu tố quan trọng nhất chính là giá của các card AMD khá hợp lý.

Một điển hình là dù liên tục bị mang ra so sánh, AMD R9 290 và Nvidia GTX 970 thực chất không cùng một tầm giá. Dẫu cho mang tiếng là cùng phân khúc, AMD đã nhận thấy được hiệu năng của R9 290 thấp hơn GTX 970 và điều chỉnh giá hợp lý hơn. Hiện tại, đại đa số các card màn hình sử dụng chip AMD 290 đều có giá thị trường thấp hơn GTX 970 khoảng 1 triệu đồng. Điển hình như Gigabyte R9 290 mình đang sử dụng có giá khoảng 9 triệu đồng, trong khi người anh em cùng hãng Gigabyte GTX 970 G1 Gaming có giá tới hơn 10 triệu. 2 dòng đỉnh là GTX 980 và R9 290X cũng lần lượt có giá trung bình là 15 triệu và 13 triệu. Điều này phản ánh được đúng sự chênh lệch hiệu năng của các dòng card đồ họa. Còn đây là bảng so sánh hiệu năng giữa Gigabyte R9 290, Gigabyte GTX 970 G1 Gaming và Gigabyte GTX 960.

Haven benchmark - 1080p UltraHaven benchmark - 1080p Ultra

Metro Last Light Redux - 1080p Very HighMetro Last Light Redux - 1080p Very High

Dragon Age: Inquisition - 1080p UltraDragon Age: Inquisition - 1080p Ultra

Tomb Raider (2013)- 1080p UltraTomb Raider (2013)- 1080p Ultra

The Witcher 2 - 1080p HighThe Witcher 2 - 1080p High

Về cơ bản, tiền nào của nấy. Bạn bỏ ra số tiền càng lớn thì sẽ sở hữu được card màn hình càng mạnh. AMD hay Nvidia, đó không phải là vấn đề. Chẳng có chuyện card màn hình đắt tiền lại yếu hơn card màn hình rẻ tiền, trừ khi đó là do thương hiệu (thương hiệu tốt thì kèm theo các dịch vụ hậu mãi tốt, nên bạn cũng đừng nên hỏi vì sao nó đắt) hay đơn giản là bạn đã bị… chém. GTX 960 có thể xem là dòng card đồ họa có tỉ lệ p/p cao nhất hiện nay, tuy nhiên nếu bạn chấp nhận chi thêm tiền chắc chắn sẽ sở hữu được một chiếc card AMD hiệu năng cao hơn.

► AMD và Nvidia là những hãng thiết kế GPU, nhưng card màn hình bán trên thị trường hiện nay là do đối tác của họ sản xuất

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, 100% card màn hình chính hãng đều là do các đối tác của AMD và Nvidia sản xuất và phân phối. Cụ thể hơn, AMD và Nvidia chỉ sản xuất GPU, các đối tác của họ sẽ đảm nhiệm những phần còn lại như thiết kế bo mạch PCB (ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ép xung, điện năng tiêu thụ, độ bền,…) và có lẽ điểm ai cũng có thể dễ dàng nhận ra: tản nhiệt.

Những thương hiệu lớn tại thị trường Việt Nam như Asus hay Gigabyte đều có dòng sản phẩm dành riêng cho cả GPU AMD lẫn Nvidia. Và dĩ nhiên trong kinh doanh, chắc chắn không có chuyện họ tự làm sản phẩm của mình thiệt thòi. Giả sử nếu như Gigabyte GTX 970 vượt trội hoàn toàn so với Gigabyte R9 290, rõ ràng không khách hàng nào mua card AMD và dĩ nhiên hãng sẽ lỗ. Do đó card AMD cùng phân khúc (nhưng giá thấp hơn đôi chút) thường được ưu ái hơn về mặt linh kiện, giúp nó phần nào khắc phục được những hạn chế trong thiết kế từ AMD.

Chẳng hạn như đối với Gigabyte R9 290 mà mình đang sử dụng, về cơ bản hệ thống tản nhiệt WindForce 3X của nó bê nguyên từ dòng top xuống (GTX 980, R9 290X, GTX 780Ti,…) với một chút thay đổi về nhan sắc. Điểm dễ nhận biết nhất chính là sự hoành tráng của các phiến tản nhiệt và bạn có thể cảm nhận được trọng lượng của nó hơn hẳn Gigabyte GTX 970 G1 Gaming. Điều này giúp các card AMD kiểm soát tốt hơn về nhiệt độ, tránh tình trạng bóp hiệu năng do chip quá nóng. Về mặt tụ thì không rõ có gì thay đổi hay không, nhưng dù AMD hay Nvidia thì các hãng đều bảo hành 3 năm nên có lẽ cũng chẳng cần lo lắng gì ở đây cả.

► Card màn hình AMD có nhiệt độ dù cao hơn Nvidia nhưng nó vẫn nằm trong tầm kiểm soát

Như đã nói ở trên, ngoại trừ một số dòng đặc biệt, hầu hết các card màn hình sử dụng GPU AMD đều dùng tản nhiệt được đối tác của AMD thiết kế riêng nhằm kiểm soát tốt hơn nhiệt độ. Liệu nó có “mát” được như Nvidia? Câu trả lời theo trải nghiệm của mình là không, nhưng ít nhất nó vẫn nằm ở mức chấp nhận được.

Tất cả các hệ thống tản nhiệt được thiết kế riêng của hãng thứ 3 tại thị trường Việt Nam hiện nay là theo kiểu xả thẳng hơi nóng vào thùng máy. Bạn có thể thấy rất nhiều bài đánh giá trên mạng khẳng định card màn hình có thể giữ được nhiệt độ ấn tượng chỉ khoảng 60 độ C ngay cả ở trạng thái tải 100% và quạt quay cực kỳ êm dịu, nhưng đó là do họ sử dụng những bàn test. Đối với người bình thường dùng thùng máy, nhiệt độ sẽ cao hơn kha khá do bên trong cái thùng dĩ nhiên là không thể thoáng bằng cả cái phòng, đó là chưa kể các linh kiện khác cũng muốn góp nhiệt thành lò sưởi.

Đặt trong thùng máy NZXT H2 Silent, vốn thiết kế nhằm giảm tiếng ồn chứ không hẳn là siêu thông thoáng (chỉ có 2 quạt hút phía trước và 1 quạt xả phía sau, tất cả đều 12 cm), nhiệt độ tối đa của Gigabyte R9 290 có thể đạt mốc 80 độ C. So với max 75 độ C mà hầu hết các card Nvidia mình từng sử dụng (GTX 960, 970,…), GPU AMD rõ ràng là hoạt động nóng hơn (dù tản nhiệt khủng hơn). Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu nó có thật sự ảnh hưởng đến trải nghiệm? Câu trả lời có lẽ là không. 80 độ về cơ bản vẫn nằm trong hạn mức cho phép của nhà sản xuất (95 độ), đặc biệt là mình thử nó trong cái nóng siêu oi bức của thành phố dạo gần đây. Khi sử dụng trong phòng có máy điều hòa ở mức 24 độ, nhiệt độ dao động cũng chỉ trên dưới 75 độ C (card Nvidia trong điều kiện này chưa bao giờ vượt qua mức 70). Quạt hoạt động hết công suất tuy không mấy êm ái nhưng cũng không gây khó chịu, chỉ cỡ như ngồi đối diện cây quạt điện Asia huyền thoại khoảng nửa mét mà thôi.

► AMD Mantle là công nghệ cực kỳ triển vọng

Đầu năm 2014, AMD giới thiệu một công nghệ mới hứa hẹn sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp trò chơi điện tử: Mantle. Bạn có từng tự hỏi vì sao mà để được chất lượng hình ảnh như các máy console (Xbox One, PS4) thì phải cần cấu hình PC mạnh hơn rất nhiều thì mới đáp ứng được hay không? Câu trả lời nằm ở cách mà các nhà lập trình, hay đúng hơn là những mã của trò chơi tương tác với phần cứng. Giả sử dể dựng lên một hình ảnh trong trò chơi, các đoạn mã sẽ qua một nền tảng trung gian (API) để truyền tải nó đến phần cứng. Và lẽ thường tình, điều gì đã qua trung gian thì cũng sẽ giảm hiệu quả.

Trong trường hợp của PC, lớp trung gian mà hầu hết tất cả các nhà lập trình sử dụng chính là DirectX do Microsoft phát triển. Không phủ nhận nó hoạt động rất tốt và đem lại cho chúng ta những trò chơi đồ họa tuyệt vời, nhưng vẫn còn rất nhiều điểm có thể cải thiện. Đó chính là lúc mà Mantle vào cuộc. Mang tiếng là API nguồn mở, nhưng thực tế hiện tại chỉ có duy nhất card màn hình AMD từ series 7000 trở đi là hỗ trợ mà thôi. Có lẽ vì Mantle do chính AMD phát triển nên Nvidia chưa công bố bất kỳ ý định nào hỗ trợ API này. Điều quan trọng nhất là Mantle thật sự hiệu quả chứ không chỉ đơn thuần là chiêu bài tiếp thị.

Đối với các trò chơi hỗ trợ Mantle, đình đám nhất có lẽ là các tựa do DICE phát triển (Battlefield 4/Hardline, Dragon Age: Inquisition), khi chuyển từ chế độ dựng hình trên DirectX sang Mantle thì tốc độ khung hình được cải thiện thấy rõ. Chẳng hạn như Gigabyte R9 290 nếu dùng DirectX thì tốc độ khung hình trong trò Dragon Age: Inquisition thấp hơn Gigabyte GTX 970, phản ánh đúng sự chênh lệch giá giữa 2 dòng. Tuy nhiên, khi chuyển sang Mantle thì tốc độ khung hình tăng khoảng 10% và vượt mặt đối thủ. Tuy rằng thực tế thì chênh lệch cũng không nhiều và chắc chắn chẳng đủ để bạn bất chấp tất cả, nhưng đối với những chủ nhân của card AMD thì đây rõ ràng là “tiền ít nhưng vẫn có hàng ngon.”

Trên thực tế, nhiệm vụ của Mantle là giảm tải cho CPU và chuyển bớt sang cho GPU (vốn hiệu quả hơn trong việc xử lý đồ họa). Điều này giúp hạn chế hiện tượng thắt cổ chai và tăng hiệu quả của toàn hệ thống. Nghe thì có vẻ cũng không có gì hấp dẫn, tuy nhiên thực tế nó lại là tin cực kỳ vui đối với những game thủ ráp máy với hầu bao giới hạn. Giờ đây họ không còn phải quá lo lắng về chuyện thắt cổ chai và toàn tâm toàn ý cho chiến thuật CPU cùi bắp nhưng GPU lại khủng. Đây là lý do mà nếu bạn có một hệ thống khủng toàn diện, Mantle sẽ không đem lại nhiều hiệu quả. Nhưng đối với một hệ thống ngon bổ rẻ thì đây rõ ràng là điều tuyệt vời. Bên cạnh đó, nó cũng giúp việc nâng cấp card màn hình cho máy cũ trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Không biết đã có ai từng thử Core i3 chạy chung với R9 290X chưa nhỉ?

Cũng cần lưu ý là tuy AMD đã ngưng hỗ trợ, Kronos Group đã xây dựng thế hệ API mới mang tên Vulkan (thế hệ tiếp theo của OpenGL) dựa trên chính nền tảng của Mantle. Điều này đồng nghĩa với những ưu điểm của Mantle sẽ được hỗ trợ trên cả card Nvidia lẫn AMD trong tương lai. Về lý thuyết, AMD có lợi thế hơn một chút vì họ là hãng phát minh ra Mantle nên có thể tận dụng tốt hơn khả năng của nó.

► AMD Gaming Evolved tuyệt hơn rất nhiều so với Nvidia GeForce Experience

Cái này thì có lẽ sẽ gây một số tranh cãi, nhưng cá nhân mình thì cảm thấy ứng dụng Gaming Evolved của AMD hơn hẳn GeForce Experience từ Nvidia. Về cơ bản, cả 2 ứng dụng này có mục tiêu giống nhau là cho phép người sử dụng cập nhật các driver mới nhất, lưu hoặc stream video khi chơi và tối ưu setting của trò chơi đối cho phần cứng. Và dĩ nhiên, chúng đều hoàn thành rất tốt những nhiệm vụ trên.

Tuy nhiên, Gaming Evolved của AMD tỏ ra khá ư là nhạy bén trong việc tìm kiếm các trò chơi mới để đưa vào trong danh sách quản lý còn. Cũng nói luôn là mình toàn dùng game bản quyền từ Steam và Origin nên không có chuyện uống nhầm thuốc, lỗi này hoàn toàn là thuộc về ứng dụng. Những trò bom tấn thì cả 2 đều tốt, nhưng đối với một số trò bom vừa hay indie thì đôi lúc ứng dụng của Nvidia chẳng thèm hiện dù đã chỉ thẳng đường dẫn dến thư mục chứa game. Ngoài ra AMD còn lưu lại thời gian chơi, dùng để tự sướng hay tự kỷ thì tùy vào sở thích của bạn.

Tuy nhiên ấn tượng nhất là hệ thống tích điểm cho bạn có cơ hội sở hữu những tựa game bản quyền mà chẳng tốn một đồng nào (dĩ nhiên là không tính tiền mua card). Danh sách trò chơi không thật sự khủng, nhưng cơ bản vẫn có vài tựa game nổi bật như Shogun 2 hay Devil May Cry.

AMD mặc dù không gây được sự chú ý như Nvidia trong thời gian gần đây, dòng card Radeon của họ vẫn có sự quyến rũ riêng đủ để khiến bạn hài lòng

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

đang dùng 2 con R9 280X chỉ vì lí do đơn giản là ko có tiền chơi Nvidia, chứ chả mặn mà gì AMD cả

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 7 năm trước

Mình cũng rất hài lòng với em Giga R9 290

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 7 năm trước

Mình cũng thích AMD vì trong cùng tầm giá tiền mà cấu hình tốt hơn.Tội gì ko mua

Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 7 năm trước

đang dùng em GTX 970 nói chung rất nhiệt độ mát chạy ổn định, thiết lập đơn giản.