Đánh giá nhanh Surface Book 2: bản lề chắc chắn hơn, cấu hình tốt hơn

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các dòng laptop đa dạng cả về mẫu mã lẫn tính năng. Hãy cùng tìm hiểu và đánh giá nhanh Surface Book 2 qua bài viết dưới đây

Về thiết kế

Thiết kế của Surface Book 2 y hệt Surface Book thế hệ đầu tiên với những đường nét vuông vắn, cứng cáp và nổi bật với bản lề Dynamic Fulcrum Hinge - một thiết kế lấy ý tưởng từ những cuốn sách khiến dòng Surface Book không lẫn vào đâu được trong số những chiếc máy 2 trong 1 trên thị trường.

Chất liệu chế tạo máy vẫn là hợp kim magnesium với màu xám hơi thô đặc trưng của vật liệu này. Cảm giác sờ lên lớp vỏ của Surface Book 2 vẫn như vậy, vẫn hơi rít rít dù bề mặt đã được xử lý nhám mịn. Dù vậy cá nhân mình vẫn rất thích lớp vỏ này bởi nhờ magnesium mà trọng lượng của Surface Book 2 vẫn nhẹ, tổng trọng lượng cả máy vào khoảng 1,6 kg đã tính phần dock bàn phím.

Màn hình

Kể từ thế hệ Surface Book 2 thì Microsoft đã chính thức bổ sung phiên bản 15' bên cạnh phiên bản 13,5' truyền thống. Chiếc máy mình mượn được vẫn là 13,5' và có lẽ đây là kích thước màn hình lý tưởng nhất đối với Surface Book nói chung bởi nó không quá to cũng không quá nhỏ để sử dụng ở nhiều chế độ khác nhau, đặc biệt là ở chế độ máy tính bảng.

Phần máy có độ mỏng 15 mm, về chi tiết thì nhìn ngang có thể thấy sự phân tách giữa phần mặt lưng máy, khoảng trống dành cho hệ thống tản nhiệt và thân máy. Hệ thống khe tản nhiệt này đã được Microsoft cải tiến, nhiều không gian hơn để luồng khí nóng đi ra nhanh hơn.Bên trong vẫn có một quạt mỏng dành cho CPU Core i7-8650U.

Surface Book 2 được trang bị camera hiện đại

Trang bị camera trên Surface Book 2 vẫn tương tự thế hệ trước với camera sau 8 MP hỗ trợ AF, camera trước 5 MP dành cho hội thoại video và chụp selfie khi cần. Điểm đáng chú ý là camera trước cũng hỗ trợ tính năng đăng nhập bằng khuôn mặt Windows Hello với cảm biến hồng ngoại hỗ trợ nhận diện ban đêm.

2 loa được đặt khá kín trên viền màn hình, hệ thống loa này hỗ trợ công nghệ Dolby Audio Premium và Dolby Atmos cho tai nghe qua jack 3,5 mm.

Khi gập lại, Surface Book 2 vẫn có khoảng hở giữa bàn phím và màn hình, nó vừa đủ để phân tách 2 thành phần này chống trầy xước màn hình cũng như lún phím khi gập lại. Có một điều mình không thích lắm trên Surface Book 2 là Microsoft tích hợp nam châm trên đỉnh máy để khi gập vào dock bàn phím thì máy có thể đóng kín nhưng lực hút rất lớn trong khi cạnh trước lại vuông. Vì vậy khá là khó khăn để mở màn hình ra, mình thường phải dùng 2 tay và chuyện mở bằng 1 tay hầu như là không thể dù rằng bản lề đủ mượt để giữ cân bằng giữa màn hình và thân máy.

Phần máy và dock bàn phím kết nối với nhau thông qua cổng Surface Connect và được giữ chắc nhờ các ngàm giữ. Để tháo mở chúng ta chỉ việc nhấn một nút trên bàn phím, âm thanh ngắt kết nối phát ra rõ ràng cho biết máy đã được ngắt kết nối khỏi dock.

Điểm cải tiến là Microsoft đã thay đổi cơ chế khóa bên trong phần máy. Hãng vẫn dùng dây cơ (Muscle Wire) để truyền động cho cơ chế mở và khóa nhưng bổ sung thêm một chiếc lẫy bằng gốm để giữ chặt máy với dock, từ đó giải quyết tình trạng rung lắc màn hình khi sử dụng thường thấy trên Surface Book thế hệ trước.

Chuyển sang phần dock thì các cổng kết nối chính đều được đặt trên thành phần này. Dock của Surface Book 2 có 2 cổng USB 3.0 chuẩn A cùng khe đọc thẻ SD tại cạnh trái và cổng Surface Connect dùng để sạc + kết nối với phụ kiện Surface cùng cổng USB 3.1 Gen1 chuẩn C tại cạnh phải. Như vậy Surface Book 2 là chiếc máy đầu tiên trong dòng Surface có cổng USB-C nhưng đáng tiếc chỉ là USB 3.1 Gen1 với tốc độ 5 Gbps thay vì Thunderbolt 3. Ngoài ra Microsoft đã loại bỏ cổng trình xuất mini DisplayPort vốn luôn có trên các phiên bản Surface trước và chúng ta buộc phải tìm giải pháp trình xuất bằng cáp USB-C sang DisplayPort.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất!

Chưa có câu trả lời nào