Thị trường điện thoại quá nhầm chán phải làm sao?

Bây giờ trên thị trường tồn tại vô số loại điện thoại, cuộc cạnh tranh của các hãng khá là gay gắt. Đặc biệt trên thị trường Việt Nam là cuộc chạy đua của ba “ông hoàng” Samsung, Oppo và Iphone. Vậy bạn nghĩ sao về điều này?

Lập kỉ lục bán được 40,000 chiếc Galaxy J7 Pro- con số cao nhất so với các đợt bán sản phẩm trước đó của hãng Samsung. Vượt mặt Samsung Oppo hé lộ rằng đã thằng công bán được hơn 1 triệu máy Oppo F1s mới tung ra thị trường năm 2016. Tuy nhiên đấy chỉ là những con số, vậy câu hỏi được đặt ra rằng liệu người dùng có thật sự thấy thích và hào hứng về những mẫu điện thoại đó?

Nhiên cứu cho thấy rằng, kể từ thời ra mắt Nokia Lumia 520 hay Asus Zenfone 5 ra mứt tạo cơn sốt vượt trội đem lại sự sang tạo mới thì những chiếc điện thoại đời sau này không có gi đột phá đem lại hào hứng cho người tiêu dùng nhiều lắm. Vậy nguyên nhân là do đâu? Điện thoại mới nhưng không có sự đột phá mới, những thiết kế mới chỉ có sự cải tiến nâng cấp mà không có sự đột phá nào cả. J7 Pro hay Oppo F1s bản thân đều là những sản phẩm tốt, vì nếu không nó chắc chắn sẽ không đạt những con số kỉ lục trên. Những sản phẩm này được thiết kế thân thiện với người dùng, cầu hình phù hợp và giá bán hợp ý đa số người dùng.

Tuy nhiên, có lẽ những thành công đấy của chúng là đa số là do chiến lược maketing khôn ngoan rầm rộ của các “ông trùm” Oppo hay kể cả là Samsung. Thành công trong quảng cáo đem đến cho người dùng “hứng thú” với sản phẩm, đánh đúng tâm lí khách hàng, có thể đấy cũng là thành công của các hãng.

Nhưng để chắc mà nói rằng từ năm 2013, khi Lumia 520 xuất hiện trên thị trường là smartphne rẻ nhất của hãng Lumia với giá bán là 3 triệu đồng. Tại thời điểm đó, điện thoại này có những thông số khá là khiêm tốn như RAM 512MB, màn hình khá nhỏ với 4 inch WVGA,nhưng để tìm một sản phẩm tương tự với hệ điều hành Android thì phải bỏ ra ít nhât 5 triệu động. Đấy hẳn là sự đột phá của Lumia, thiết lập một tiền đề mới cho những smartphone giá rẻ thời điểm đó. Tương tự đó Zenfone cũng ra mắt đời đầu ngay sau đó. Có lẽ những điện thoại này đã góp phần xây dựng lên bức tranh smartphone giá re ở Việt Nam, mở ra kỉ nguyên mới cho dòng điện thoại tầm trung phân khúc 3-5 triệu đồng ở Việt Nam.

Ngày nay, thị trường lại thiếu những sản phẩm có tính mới mẻ như vậy. Hàng loạt những thương hiệu mới lạ như Vivo, meizu, Xiaomi,… đang dần xâm nhập thị trường Việt Nam, nhưng những gì họ mang lại phần lớn là thiếu bị an toàn, không có gì đột phá cả trong thiết kế lẫn giá bán. Cũng vì vậy nhiều dòng điện thoại mới ra đời nhưng nhưng không để lại ấn tượng cho người dùng sẽ nhanh chón bị rơi vào quên lãng ngay khi dòng mới ra đời..

Sự quay trở lại của Nokia mang đến nhiều kì vọng nhưng HMD Global- chủ sở hữu thương hiệu điện thoại Nokia hiện tại- lại đi những bước quá dè dặt không. Không như thế hệ trước Nokia 3310, Nokia 3 hay Nokia 5 đều về nước với số lượng hạn chế, không đủ hàng để bán. Không những thiếu hàng chầm trọng, Nokia còn không tạo sự đột phá mới mẻ cho dòng di động mới làm cho Nokia không đủ sức nặng trên thị trường, bị đánh bật ra khỏi danh sách những hãng điện thoại được ưu thích nhất.

Mặc dù đại diện Nokia thông báo sự trở lại của Nokia chỉ là bước đệm muốn cho người tiêu dùng Việt Nam thấy rằng Nokia đã trở lại, để bảo tồn những giá trị cũ. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại, hạn chế về truyền thông và chất lượng máy làm Nokia chưa thực hiện được tiêu chí đề ra.

Thực tế, những tên tuổi có tiếng ngày xưa như LG, HTC HAY kể cả Sony cũng đang yếu thế trên thị trường tiêu dùng. Smartphone của các hãng này bị nhiều nhà bán lẻ đưa ra khỏi kệ hàng vì không thể cạnh tranh doanh số. Năm 2016, với hai “phát súng” mở màn của HTC và LG G5, tưởng sẽ đem lại sự nhộn nhịp mới mẻ cho thị trường nhưng không, cả hai sản phẩm đều mất hút sau khi ra mắt không lâu sau đó. Câu hỏi đặt ra là làm sao lại như vậy? Nhiều chuyên gia nhận xét thị trường di động Việt đang “ổn định và nhàm chán” hay “ ổn định đến mức nhàm chán”? Hai nhà bán lẻ Thế giới di động và FPT shop đã thống kê được rằng điện thoại bán chạy nhất nửa đầu năm 2017 thuộc về Samsung, Oppo và Apple.

Những cái tên này không hề thay đổi trong nhiều tháng nay, muốn có thay đổi cũng khó. Thị trường dường như bị “thu bé lại” bằng 3 cái tên này. Số lượng lớn đến mỗi các điện thoại ở hãng khác muốn chen chân vào top 10 là điều không thể. Top 10 điện thoại bán chạy nhất tuần 4 tháng 5/2017 của FPT Shop, không hề tồn tại cái tên nào khác ngoài Samdung Oppo, và Apple. Vậy không phải thị trường quá nhàm chán hay sao?

Samsung với ngân sách lớn, chính sách dàn trải sản phẩm ở mọi phân khúc, đã chứng tỏ vị thế vững chắc số một thị trường, doanh thu của Samsung chiếm 50% doanh số điện thoại bán ra ở thị trường Việt Nam. Samsung với những sản phẩm gần đây được sự chú ý của người dùng rất nhiều. Ví như Galaxy S8 mới ra mắt gần đây với thiết kế không viền màn hình, hay loại bỏ nút Home vật lí và cải tiến chế độ sạc nhanh… các mẫu cao cấp khác như A5,A 7 có tính chống nước…

Còn Oppo trong khi đó vẫn tập trung vào một vài chi tiết cụ thể, bao phủ truyền thông với những chuyên mục quảng cáo và maketing tài năng. Oppo thành công trong việc giới thiệu các tính năng sản phẩm , đặc biệt là về camera selfie kép đặc biệt thu hút giới trẻ và đa số cộng đồng yêu thích chụp ảnh..

Mặt khác Apple lại có lợi thế lớn về thương hiệu. Ai mà không thích cầm trên tay siêu phẩm của “ quả táo cắm dở chứ’. Vì vậy Iphone có doanh số tôt ở hay sản phẩm cao cấp nhất ( iPhone 7 plus) và thấp nhất ( iPhone 5s)

 

Đấy là ưu thế cũng như nhược điểm của các hãng điện thoại trên, họ muốn đi chậm và chắc nên nhưng sản phẩm đời sau không khác đời trước là mấy, vẫn luôn có nét tương đồng, và không có sự đột phá mới trong thiết kế. Vì vậy có lẽ thế ổn định của thị trường khó có thể phá vỡ được. Nhưng cũng không thể chắc chắn trong tương lại có sự biến đổi gì hay không. Nếu các nhà sản xuất không đem lại sự mới mẻ cho “đứa con” của mình thì có thể phải đối mặt với tình tạng ảm đạm của thế giới cũng như sự trầm lắng của Việt Nam nói riêng. Và có khẩ năng cao trong tương lai nếu không có sự khuấy đảo thị trường thì chỉ tiêu về doanh số của họ sẽ bị giảm thiểu đáng kể. Có lẽ bản thân các nhà sản xuất cũng hiểu diều này vì thế mà gia sức quảng cáo trên thị trường nhưng với sự thiếu mới mẻ như vậy thì chắc cũng không thể duy trì được lâu.

Trên đây là một vài ý kiến của mình về thị trường di động Việt Nam, bị thông trị bởi các hãng Oppo, Samsung hay Apple thì đều không có gì sôi động và mới mẻ cả. Các bạn có ý kiến gì thì góp ý cho mình ở comment bên dưới nhé.

Xin chào và hẹn gặp lại ở bài đăng lần sau!

Chưa có câu trả lời nào