Dùng điều hòa trẻ rất hay mắc các bệnh về đường hô hấp làm thế nào để phòng tránh ?

kar
kar
Trả lời 10 năm trước
Cách giúp sử dụng ĐIỀU HÒA không làm trẻ em mắc các bệnh VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP

Nắng nóng “kỷ lục” như ở Hà Nội hiện nay, cho bé ở phòng bật điều hòa là giải pháp tối ưu. Mẹ chú ý cách chăm sóc, phòng tránh cho bé bị các bệnh về đường hô hấp.

Điều hòa sẽ tạo cho bé một không gian mát mẻ trong ngày nắng oi ả. Nhưng nếu sử dụng điều hòa không đúng cách, sẽ dẫn tới phản tác dụng, ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Bé “nghiện” điều hòa dễ bị tăng các nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và bệnh dị ứng đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang và hen suyễn.

Mẹ cần biết cách sử dụng điều hòa hợp lý để không làm ảnh hưởng tới con.

Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột

Khi bé ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng điều hòa quá lạnh. Mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa khoảng vài phút rồi mới để bé vào phòng bật điều hòa.

Nên để nhiệt độ điều hòa ở phòng có trẻ con khoảng 280C - 290C để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc sự chênh lệch nhiệt độ quá nhiều.

Nếu bé muốn ra ngoài, mẹ lại mở cửa phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh. Nên hạn chế việc cho bé ra vào phòng máy lạnh thường xuyên để tránh hiện tượng thay đổi đột ngột với những ngày trời quá nắng nóng.

Không nên ở phòng điều hòa quá lâu

Ngoài giấc ngủ ban đêm bật điều hòa liên tục, thời gian còn lại trong ngày, không nên để bé ở phòng máy lạnh quá lâu, khoảng 4 giờ liên tục. Tốt nhất, khoảng 2 – 3 giờ, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần.

Để nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý?

Không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh, vừa đỡ hại cho sức khỏe, vừa đỡ tốn điện. Sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng với môi trường bên ngoài càng ít càng tốt. Nhà có trẻ nhỏ, nên để nhiệt độ khoảng 280C - 290C là tốt nhất. Tất nhiên mẹ phải xem xét giữa công suất điều hòa, diện tích phòng, loại máy điều hòa có làm lạnh sâu không để điều chỉnh nhiệt độ hợp lý.

Không nên để nhiệt độ thấp kéo dài liên tục trong đêm. Tránh mở cửa hay để không khí bên ngoài tràn vào phòng điều hòa quá nhiều.

Có thể tắt điều hòa 15 phút trước khi ra khỏi phòng mà vẫn giữ nguyên nhiệt độ trong phòng như khi bật điều hòa.

Vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòng

Mẹ chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ em. Phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thoáng khí.

Chăm sóc bé ở trong phòng điều hòa nhiều

Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức và bé ở phòng điều hòa nhiều, để tránh hiện tượng mất nước khi ở lâu trong phòng bật điều hòa. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở.

Nên nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi.

Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam nước chanh, bột sắn dây.

Khi ngủ, hãy đắp cho bé một tấm chăn mỏng, đặc biệt chú ý che kín vùng bụng, tránh sau khi trẻ ngủ say lỗ chân lông giãn nở và bị cảm lạnh.

Hãy gọi cho chúng tôi
_Khi bạn có nhu cầu mua ĐIỀU HOA hay các THIẾT BỊ KHÁC DĐ

_Hoặc đơn giản chỉ cần chúng tôi tư vấn về sản phẩm

Chúng tôi luôn chào đón tất cả các bạn :)
By: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MAXBUY VIỆT NAM

Lê Thị Đan
Lê Thị Đan
Trả lời 10 năm trước

Dùng máy phun sương tạo ẩm, tạo độ ẩm thích hợp trong phòng điều hòa bé và người già đỡ bị các bệnh về viêm họng, về phổi nhé.

Máy này dùng đơn giản, tạo độ ẩm tốt và làm không khí trong lành hơn nhé.

Tham khảo thêm về máy tại đây

Liên hệ: 0987 823 647 nhé

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Không khí phòng lạnh khi bị lạm dụng sẽ dẫn đến việc trẻ dễ nhiễm những bệnh lý phổ biến về đường hô hấp như sau:

Viêm phế quản cấp: Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng ho khan kéo dài và tăng dần, không đờm. Khi trẻ thở ra nghe được tiếng ra ở phế quản, cơn ho kéo dài dai dẳng, sau đó xuất hiện đờm nhớt. Sau từ 7 đến 10 ngày, đờm nhớt giảm và cơn ho cũng chấm dứt. Viêm phế quản cấp do siêu vi thường gây những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, vì thế cần đưa trẻ đến bác sĩ sớm để điều trị. Bệnh cũng có tính lây lan, nên cách ly, mang khẩu trang khi ra đường để tránh ô nhiễm.

Bệnh hen: là căn bệnh mạn tính có ảnh hưởng trực tiếp đến dòng khí thở vào ra trong cổ họng. Triệu chứng có thể kể đến là hắt hơi, ho, khó thở. Từ bệnh hen có thể phát sinh ra nhiều căn bệnh khác như bệnh viêm nhiễm vòng họng, dễ bị kích thích, dễ bị dị ứng bởi môi trường xung quanh như dị ứng phấn hoa, dị ứng động vật.
Sổ mũi: Đây là bệnh lý phổ biến nhất khi thường xuyên ở phòng máy lạnh khiến hệ điều nhiệt của cơ thể bị rối loạn. Bệnh nhân hắt xì thành cơn dài liên tục, kèm theo chảy nhiều nước mũi trong và lỏng. Có thể dùng một số loại thuốc chống dị ứng thông thường trong vài ngày là hết nếu như không có bội nhiễm vi trùng.

Viêm mũi: Bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, lỗ mũi ngứa ngáy khiến trẻ hay giụi tay lên mũi và chảy nước mũi nhiều, có thể gây sốt hoặc không. Ở trẻ khi bị viêm mũi thường ngủ không yên giấc, nghẹt mũi nên thở khò khè, phải thở bằng miệng và khi bú phải ngưng lại nhiều lần để thở. Viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần cũng cần nghĩ đến bệnh viêm Amiđan, V.A, và cũng có thể gây viêm phổi, viêm phế quản.

Viêm amiđan, V.A (sùi vòm): Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em từ 3 - 7 tuổi khi bị nhiễm lạnh. Amiđan và V.A là nơi sản xuất và huy động ra kháng thể chống lại vi trùng xâm nhập vào c thể trẻ nhưng cũng là nơi tập trung vi trùng khi nó không có khả năng tiêu diệt vi trùng. Ngoài ra là các bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản.

Viêm xoang: Trẻ cảm thấy khó chịu do phải nuốt chất dịch tiết ra, nghẹt mũi và có cảm giác nặng đầu mỗi khi cúi người về phía trước; có kèm theo sốt, mệt mỏi và đau vùng trên mặt hoặc vùng trán và đầu. Bác sĩ sẽ cho sử dụng các loại thuốc dạng phun, xịt để sạch mũi cũng như làm khô chất dịch tiết ra kèm theo kháng sinh, nếu cần thiết. Ngoài ra, để hạn chế những bệnh về đường hô hấp khi tiết trời trở nên se lạnh, không cho trẻ uống nước lạnh, đi chân trần trên nền gạch men và đặc biệt khuyến khích trẻ súc miệng với nước muối vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng, khi trẻ ngủ dậy.

lebao
lebao
Trả lời 10 năm trước

Chào mọi người. Nhu cầu ngày càng cao của con người nên mỗi gia đình có một chiếc điều hoà là không thể thiếu. nhưng chúng ta phải sử dụng như thế nào để tốt cho sức khỏe gia đình mình.

Bạn cần tư vấn hãy gọi tới đây nhá họ rất nhiệt tình bạn ah, họ sẽ tư vấn cho bạn để sử dụng máy điều hòa tốt nhất.

0915 583 030 - 046672 0000