Kỹ năng mềm trong giao tiếp?

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Im lặng là vàng”vậy còn lắng nghe, lắng nghe là gì? Người ta thường nói “học giao tiếp, học nói trước đám đông” chứ có ai lại nói học“lắng nghe”. Nhưng quả thật để biết“lắng nghe”thật không đơn giản như ta vẫn nghĩ.

Lắng nghe cũng là một phần của giao tiếp, nhưng thực tế trong giao tiếp ta chỉ dùng 25 – 30% để lắng nghe người khác nói.

Mình từng được thực hành một bài tập khá thú vị: Bạn sẽ được bịt mắt lại, ngồi nói chuyện với 4-5 người xa lạ. Thay vì bình thường khi giao tiếp với người đối diện, bạn thường phải “suy nghĩ liên tục” xem tiếp sau đây mình sẽ phải nói gì, nói như thế nào. Đến nỗi mất tập trung và không biết người kia đang nói về vấn đề gì.

Trong trường hợp này, khi bạn bị bịt mắt và buộc phải nói chuyện, làm quen với những người xa lạ. Bạn sẽ không còn thói quen suy nghĩ trước xem mình sẽ phải nói gì nữa. Thay vào đó bạn sẽ phải “gắng lắng nghe”, bạn sẽ phải căng tai lên để xem người đối diện nói gì. Lúc đó bạn sẽ thấy đôi tai của mình hiệu quả như thế nào.

Tạo hóa sinh ra con người với một cái miệng nhưng lại có 2 cái tai. Đôi tai ngoài tác dụng phụ như đeo khuyên tai hay để người khác đơn giản là nhéo tai mình. Thì nhiệm vụ quan trọng nhất của đôi tai đó là: “lắng nghe”.

Tại sao lại phải cần 2 cái tai, trong khi chỉ cần một cái miệng, đơn giản bạn cần phải lắng nghe từ nhiều phía, và phải lắng nghe nhiều gấp đôi những gì bạn nói ra. Vậy làm thế nào để “lắng nghe” cho hiệu quả?

Thái độ lắng nghe. Hãy thử tưởng tượng xem, bạn là người rất mê bóng đá, nhưng hôm nay bạn lại gặp một cô gái yêu thích ba-le. Liệu bạn có cảm thấy thích thú và muốn nghe cô ấy nói về ba-le khi mà bạn đang mong có người tán gẫu về bóng đá. Tất nhiên là không rồi. Vậy để lắng nghe hiệu quả trước tiên bạn phải “muốn”, nếu không muốn thì những kỹ năng khác là vô ích.

Thái độ cử chỉ. Hãy tôn trọng người nói, khi nghe người khác nói hãy tập trung. Đừng lơ đãng nhìn xung quanh, hãy tập trung vào người nói và thể hiện bạn đang hứng thú lắng nghe bằng hành động như: gật đầu, vẻ mặt hào hứng….

Lời nói: cuối cùng thay vì ngồi im nghe người khác nói, bạn có thể đặt câu hỏi hoặc những từ ngữ biểu lộ cảm xúc như: thế à, hay quá, tuyệt thật…..

“Hãy nhớ rằng giao tiếp là sự kết hợp hai chiều giữa nói và lắng nghe”

thanh hà
thanh hà
Trả lời 10 năm trước

hi hi làm thê nào khi mình chỉ thích nói nhiều mà không muốn lắng nghe. nhưng lại trứoc đám đông thì mình lại im lặng không thể nói câu gì

Nhị Hy
Nhị Hy
Trả lời 9 năm trước

Có một lời khuyên khi giao tiếp để tạo ấn tượng tốt mà tôi đọc được tạiwww.iviet.comcó thể hữu ích cho bạn. Nguồn:​http://www.iviet.com/questions/q260/co-the-cai-thien-ky-nang-giao-tiep-bang-cach-nao. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết kháctrong cuộc sống và công việc tại :​http://www.iviet.com/topics/t17.

Đừng nói điều đầu tiên nảy ra trong đầu bạn, hãy dành một chút thời gian chú ý tới những gì bạn nói và cách bạn nói. Ông bà mình cũng đã dạy rồi mà: "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói".

Giao tiếp đơn giản để truyền đạt thông tin từ nơi này đến nơi khác, cho dù lời nói (sử dụng giọng nói), viết (sử dụng báo chí, thư tư hoặc email ), trực quan (sử dụng biểu tượng , bản đồ , biểu đồ hoặc đồ thị) hoặc không bằng lời nói (sử dụng ngôn ngữ cơ thể , cử chỉ, giọng điệu...)

Bằng cách giao tiếp rõ ràng, bạn có thể tránh những hiểu lầm và xung đột với người khác. Kỹ năng giao tiếp ngày càng hoàn thiện, bạn sẽ đi càng trưởng thành và biết cách xoay xở tốt hơn trong công việc.

Bạn sẽ gần như chắc chắn cần phải chứng minh các kỹ năng giao tiếp tốt trong công việc hàng ngày. Ví dụ, tìm kiếm một cách nói thích hợp với nhiều người trong khi duy trì giao tiếp bằng mắt, thể hiện một vốn từ vựng đa dạng và chỉnh ngôn ngữ của bạn theo từng đối tượng, lắng nghe một cách hiệu quả, trình bày ý tưởng của bạn một cách thích hợp, viết rõ ràng và chính xác.

Công việc của bạn càng thăng tiến, tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp cũng tăng lên; khả năng nói, nghe, đặt câu hỏi và viết rõ ràng và ngắn gọn là rất cần thiết.

Sử dụng tính hài hước của bạn đúng thời điểm, hợp tình huống kẻo bạn trở nên "vô duyên" đấy.

Đặc biệt chú ý đến sự khác biệt về văn hóa, kinh nghiệm quá khứ , thái độ và khả năng trước khi truyền đạt thông điệp của bạn. Tránh tiếng lóng và ngôn ngữ quá phức tạp ; giải thích bằng những điều đơn giản nhất nếu có thể.

Yêu cầu rõ ràng dù chỉ bằng một tin nhắn. Luôn luôn tránh các ngôn ngữ thể hiện "cục bộ địa phương", phân biệt giới tính hoặc bất kỳ ngôn ngữ "có thể gây ra hành vi phạm tội".

CÂU HỎI LIÊN QUAN