Đáp án đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn 2013?

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Bạn ơi chưa có đâu, tham khảo cấu trúc đề thi nhé ^^

(*) Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPTmôn văn năm 2013

Cấu trúc đề thi môn ngữ văn tốt nghiệp dưới đây là cấu trúc bài thi tốt nghiệp các năm trước và dự định năm 2013 bài thi cũng sẽ có các dạng, câu hỏi như sau:

I. Phần chung dành cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm)

Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.

* Văn học Việt Nam

- Khái quát văn học Việt Namtừ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX

-Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng

- Tây Tiến – Quang Dũng

-Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu

-Đất nước (tríchMặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm

- Sóng – Xuân Quỳnh

-Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo

-Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân

-Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường

-Vợ nhặt (trích) – Kim Lân

-Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài

-Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành

-Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi

-Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu

-Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ

* Văn học nước ngoài

- Thuốc - Lỗ Tấn

-Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp

-Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.

Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ).

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

II. Phần riêng (5,0 điểm)

Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

-Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng

-Tây Tiến – Quang Dũng

-Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu

-Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm

-Sóng - Xuân Quỳnh

-Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo

-Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân

-Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường

-Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài

-Vợ nhặt – Kim Lân

-Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành

-Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi

-Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu

-Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.

Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm).

-Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh

-Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng

-Tây Tiến – Quang Dũng

-Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

-Việt Bắc (trích) – Tố Hữu

-Tố Hữu

-Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm

-Sóng – Xuân Quỳnh

-Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo

-Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân

- Nguyễn Tuân

-Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường

-Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ

-Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài

-Vợ nhặt - Kim Lân

-Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi

-Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành

-Một người Hà Nội (trích) – Nguyễn Khải

-Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu

*) Hướng dẫn làm tốt bài thi Môn Văn tốt nghiệp THPT 2013

Câu 1 (2 điểm):Đây là câu tái hiện lại kiến thức với câu này đòi hỏi các em phải nắm cụ thể về tác giả như: Tên tuổi, bút danh, năm sinh, năm mất; quê quán, thành phần gia đình, quá trình trưởng thành hoặc quá trình hoạt động, có thể nêu 3 tác phẩm chính chọn những tác phẩm dễ nhớ. Về tác phẩm các em cần nắm: Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cốt truyện, tình huống truyện, những chi tiết nghệ thuật trong truyện.
Vd: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu các em cần chú ý chi tiết “ hình ảnh biểu tượng của chiếc thuyền” hoặc chi tiết kết truyện.
Tác phẩm thuốc của Lỗ Tấn cần chú ý chi tiết “ vòng hoa trên nắm mộ Hạ Du”…
Câu 2 (3 điểm):Đây là câu hỏi vận dụng kiến thức xã hội, đòi hỏi người viết phải có vốn sống phong phú về xã hội, nắm được các dạng đề đạo lí, tư tưởng; hiện tượng xã hội để viết ngắn, cô đọng, không lan man, bố cục rõ ràng. Cần làm theo các bước sau:
- Bước 1: Nêu khái niệm và bản chất của hiện tượng. ( Giải thích )
- Bước 2: Nêu thực trạng và nguyên nhân ( khách quan- chủ quan) của hiện tượng. (phân tích,chứng minh)
- Bước 3: Nêu tác dụng - ý nghĩa (nếu là hiện tượng tốt); tác hại- hậu quả (nếu là hiện tượng xấu)
- Bước 4: Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tốt); biện pháp khắc phục (nếu là hiện tượng xấu)
Vd: Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt đang diễn ra trong mỗi con người và đời sống xã hội cần được nh ìn nhận.
Các em cần làm được:
+ Hiện tượng tốt:
- Hiến máu nhân đạo, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt…
- Phong trào mùa hè xanh, Quỹ thắp sáng ước mơ…
- Mái ấm tình thưong , ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà ước mơ…
+ Hiện tượng xấu:
- Ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông…

- Bệnh thành tích; sự vô cảm…

- Bệnh quay cóp trong thi cử

- tình trạng bạo lực học đường, nghiện game…

Câu 5 điểm:Đây là phần riêng có hai câu hỏi nghị luận văn học có thể là thơ hoặc văn xuôi, thí sinh chỉ chọn một trong hai câu để làm bài, làm cả hai câu sẽ không có điểm. Trước khi làm các em phải đọc kĩ đề để rút ra những yêu cầu đề đặt ra, lập thành dàn ý, dựa vào dàn ý để triển khai bài làm có như thế mới tránh xa đề, lạc đề, thiếu ý, viết lan man…
Thời gian làm bài 150 phút các em phải biết phân bố cho hợp lí , câu 1 có thể làm khoảng 15 phút, câu 2 khoảng 45 phút, phần còn lại dành cho phần nghị luận văn học. Không nên dừng lại quá lâu ở một câu, câu nào dễ hoặc điểm cao làm trước không nhất thiết phải làm theo cấu trúc của đề thi. Sau khi làm bài xong các em phải dành thời gian đọc lại, sửa những từ ngữ thiếu chính xác. Chúc các em ôn tốt có hiệu quả để đạt thành tích cao trong kỳ thi tới.


CÂU HỎI LIÊN QUAN