Phụ nữ có thai nên và không nên ăn

Mình mới có thai được 5 tháng nhưng không biết nên ăn thức ăn nào, va kiêng ăn thức ăn nào. Bạn nào giúp mình với
Trả lời 16 năm trước
Không nên ăn - Cà phê, trà, các chất kích thích, các món ăn rán (chiên), các loại bánh có nhiều kem, các loại nước uống đóng hộp có nhiều đường đều không phải là những thực phẩm tốt cho phụ nữ đang mang thai. - Thực phẩm chế biến sẵn: Đồ hộp hay thức ăn đóng gói sẵn luôn có những chất bảo quản, phẩm màu, gia vị... đều không tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra những loại thực phẩm này lại nghèo vitamin, nhất là vitamin C. - Chất béo: Đối với những phụ nữ mang thai, chất béo luôn khó tiêu, lại gây tăng cân nhanh. - Muối: Phụ nữ có thai nên ăn ít muối, bởi lạm dụng muối trong thức ăn sẽ có thể dẫn tới chứng phù, tiền sản giật. - Đường: Những loại thực phẩm như: bánh, mứt, kẹo có lượng đường quá nhiều, đối với người đang mang thai nên hạn chế vì đường rất dễ gây tăng trọng lượng cơ thể. Nếu lượng đường trong máu người mẹ quá cao rất dễ gây biến chứng không tốt cho cả mẹ lẫn con. Những chất cần thiết cho người đang mang thai - Protein: Rất cần thiết để tạo tế bào, sự tăng trưởng của thai nhi, nhau, tử cung, tuyến vú... Lượng máu cung cấp cho thai nhi phụ thuộc vào việc cung cấp protein. Các nguồn cung cấp protein rất tốt là: sữa, thịt, cá trứng và các loại đậu. - Canxi: Rất cần thiết để phát triển xương và răng của thai nhi. Canxi duy trì hoạt động của cơ và hệ thần kinh cũng như tham gia vào quá trình đông máu. Nguồn cung cấp canxi chủ yếu từ các loại thực phẩm: sữa và các chế phẩm của sữa, các loại cá, tôm, cua, sữa đậu nành, rau xanh. - Chất sắt và acid folic: cần thiết để tạo hồng cầu, nếu cơ thể thiếu chất này sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Nguồn cung cấp chủ yếu 2 chất này từ: gan, thịt, thận, bột ngũ cốc, các loại hạt đậu, rau xanh. - Vitamin A, B, C: Các nhóm vitamin này đều có trong thức ăn tươi như rau, trái cây. Vitamin C còn giúp phụ nữ có thai có một bánh nhau bền chắc và tăng sức đề kháng của cơ thể. Các nhóm vitamin này còn hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất sắt. - Chất xơ: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ rất hay bị táo bón, chất xơ sẽ giúp cơ thể chống lại căn bệnh này. Chất xơ có nhiều trong rau xanh và các loại trái cây.
Hoàng Ngọc
Hoàng Ngọc
Trả lời 14 năm trước
Bạn thân mến! Tránh cho con bị suy dinh dưỡng ngay từ lúc mang thai đã không còn là điều xa lạ và khó khăn bởi một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh. Thời gian này bạn nên ăn những thức ăn sau: Rau, quả: Cung cấp nhiều chất xơ, giúp cho bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt. Các loại quả như: chuối, táo, dâu tây… cung cấp nhiều vitamin C, chất khoáng và ngừa dịch bệnh. Đặc biệt, ăn nhiều chuối còn có khả năng giảm thiểu hiện tượng co thắt, thư giãn các cơ bắp và kích hoạt quá trình co bóp khi sinh con. Bên cạnh đó, ăn nhiều cà rốt, cải bông xanh, cải bắp…cũng góp phần cung cấp nhiều vitamin A, axit folic tốt cho mắt của trẻ và sức khỏe của mẹ. Dầu thực vật: Hạn chế các loại dầu mỡ để tránh thừa cân cho mẹ, tuy nhiên dầu thực vật lại rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa các loại vitamin nhóm A, E, D. Vì thế không nên loại chúng ra khỏi thực đơn của mẹ, có thể dùng xen kẽ với dầu ôliu, dầu hướng dương. Các loại rau, quả, trứng, sữa, cá, ngũ cốc, các loại hạt... là những thực phẩm rất cần cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai Ngũ cốc và các loạt hạt (hạt điều, đậu phộng, mè…): Ngũ cốc cung cấp hydratcacbon cho hoạt động của hệ thần kinh và quá trình tiêu hoá diễn ra được tốt. Trong khi đó, ăn nhiều hạt điều, đậu phộng, mè… sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng đạm không thua gì thịt, cá. Thịt: Khi mang thai, nhu cầu cần bổ sung chất đạm của cơ thể tăng lên 50%. Vì thế các bà mẹ nên ăn nhiều thịt, cá nhưng vẫn phải hạn chế mỡ động vật. Nên ăn nhiều thịt bò vì trong thịt bò có chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, colin… cần thiết cho sự phát triển của thai nhi nhất là bộ não của bé. Bạn cũng đừng quên uống từ 1 đến 2 cốc sữa mỗi ngày Sữa và sữa chua: Ngoài canxi, phốt pho, vitamin A, B sữa còn đóng vai trò quan trọng cho quá trình hình thành xương và răng cho trẻ do trong sữa có hàm lượng vitamin D cao. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, khi mang thai không nhất thiết phải uống dành riêng cho cac bà mẹ, có thể uống sữa tươi hay các loại sữa đã quen dùng và hợp khẩu vị. Ăn nhiều sữa chua cũng cung cấp một lượng lớn canxi, kẽm và đặc biệt tốt cho việc tiêu hóa thức ăn. Cá: Cá cung cấp nhiều protein lại ít béo nên tốt cho cơ thể và tim mạch. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao và cá sống sâu dưới đáy đại dương (cà ngừ, cá kiếm…). Nên ăn nhiều cá hồi, cá xac-di và tuyệt đối không nên ăn gỏi cá. Trứng: Cung cấp những axit amino axit cần thiết cho cả mẹ và bé. Nhiều bà mẹ khi mang thai lại cố ăn nhiều trứng ngỗng dù khó ăn vì nghĩ nó đặc biệt tốt cho thai nhi. Thực chất, theo các nghiên cứu không nhất thiết phải là trứng ngỗng vì xét về chất dinh dưỡng và độ ngon, trứng gà hơn hẳn trứng ngỗng. Ngoài ra, ăn lòng đỏ trứng gà trong giai đoạn mang thai còn có thể làm tăng trí thông minh và trí nhớ cho bé trong tương lai. Những cũng không nên lạm dụng, chỉ ăn không quá 5 quả một tuần. Nước: Rất cần cho quá trình điều tiết nhiệt độ cơ thể (cả mẹ và bé), trao đổi chất, duy trì hệ miễn dịch, thải chất độc… Vì thế, cần cung cấp cho cơ thể ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc hoặc nước trà và các loại nước hoa quả ép chứa nhiều vitamin C. Tránh ăn thực phẩm nào? Các nhà nghiên cứu giai đoạn thai phụ đều cho rằng, trong các loài động vật có vỏ như: trai, sò, vẹm, cua, hến, tôm…có mức độ nhiễm hóa chất rất cao dù trong môi trường tự nhiên hay nuôi nhân tạo. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh ăn những loại thực phẩm này. Bà bầu tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá... Không chỉ vậy, để bảo vệ thai nhi thai phụ cũng nên tránh các loại thức ăn như: gan động vật, patê, trứng sống hoặc chế biến chưa chín kỹ, thịt động vật còn tái (nhúng, dấm…) vì dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến bệnh sán lá, phomat xanh, khoai lên mầm… Đặc biệt, khi mang thai người phụ nữ không nên ăn nhãn, long nhãn sẽ tăng nhiệt cho thai nhi, dễ dẫn đến khí huyết không điều hòa và dễ bị nôn. Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas…làm hưng phấn trung khu thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. [gallery]/6/fcz1254393780.jpg[/gallery]
hoa lan
hoa lan
Trả lời 13 năm trước

Kiêng kị những thức kích thích

Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Cần kiêng ăn uống các thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi.

Thuốc lá có thể gây dị dạng, sinh non.

Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường.

Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non.

Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu.

Kiêng ăn quá mặn

Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi.

Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là “Tử khí” (khí của con) “Tử thũng” (phù do con). Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối.

Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén.

Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.

hehehehe
hehehehe
Trả lời 13 năm trước

Bà bầu nên ăn gì trong ba tháng giữa của thai kỳ?

Ba tháng giữa của kỳ thai nghén, ham muốn ăn uống của bà bầu thường tăng lên và thai nhi phát triển nhanh chóng, mỗi ngày có thể tăng khoảng 10g. Để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên ăn nhiều những thức ăn sau:thịt nạc, trứng, các sản phẩm chế biến từ đậu, các loại sữa, rau có màu xanh đậm...

Ăn nhiều thức ăn có chứa protein phong phú, như: thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu. Bởi vì, protein là chất cơ bản nhất cấu thành cơ thể thai nhi, cung cấp đủ protein có lợi cho sự sinh sôi nảy nở tế bào não của thai nhi, khiến não thai nhi phát triển tốt. Đồng thời cũng thỏa mãn những nhu cầu thay đổi về cơ thể của phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn này, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần hấp thu 85g protein thì có thể thỏa mãn nhu cầu cần thiết cho cơ thể.

Ăn nhiều thức ăn có chứa hàm lượng muối vô cơ như: canxi, sắt… phong phú. Canxi là chất không thể thiếu cho sự phát triển xương của thai nhi, do vậy để thai nhi không bị còi xương thì khi mang thai bạn cần hấp thu đủ canxi. Nếu thiếu canxi, cơ thể phụ nữ mang thai cũng dễ bị loãng xương.

Sắt là chất tạo máu cần thiết cho cơ thể, nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt thì có thể làm giảm tốc độ tăng trọng lượng của thai nhi. Khi thiếu máu nghiêm trọng có thể dẫn tới đẻ sớm, thai chết lưu. Vì thiếu máu sự co bóp của tử cung cũng không tốt, dẫn tới chảy máu nhiều sau khi sinh. Để phòng bệnh thiếu canxi, sắt, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần hấp thu 1,5g canxi, 15mg sắt. Để bổ sung các loại muối vô cơ cần thiết cho cơ thể, mỗi bữa ăn nên ăn các loại thức ăn như: canh sườn, bột xương, lòng đỏ trứng gà, các loại sữa, các sản phẩm chế biến từ đậu, gan, thận, tim lợn, thịt nạc, rau lá xanh và hoa quả… Nếu cần phải uống thuốc bổ sung canxi, sắt, dầu cá thì phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin. Cơ thể của con người cần nhiều loại vitamin để thỏa mãn nhu cầu phát triển. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi; vitamin nhóm B có thể tăng cảm giác thèm ăn, giúp tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển và việc bài tiết sữa của phụ nữ mang thai… Vitamin C có thể phòng chống bệnh thiếu máu và bệnh máu xấu; vitamin D có thể giúp hấp thu canxi, photpho, thúc đẩy sự phát triển của xương… Những thức ăn có chứa Vitamin phong phú như: xương sườn, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, các loại ngũ cốc, lạc, các loại sữa, tôm, các loại rau tươi, hoa quả.

Ngoài ra, tử cung của phụ nữ mang thai trong giai đoạn này phát triển nhanh chóng, đường ruột bị ép chặt, dễ bị táo bón, cần chú ý ăn nhiều thức ăn có hàm lượng chất xơ phong phú như: các loại ngũ cốc, các loại đậu, rau cần, cà rốt, củ cải, dâu tây…