Lãi suất liên ngân hàng là gì? tại sao lại cao hơn lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn?

chuyengia
chuyengia
Trả lời 16 năm trước
nôm na thì nó là thế này, cuối ngày, các ngân hàng thương mại phải gửi báo cáo về cho NHNN về chuyện kinh doanh ngày hôm đó. Cái mà NHNN quan tâm nhất ấy là cái chuyện dự trữ bắt buộc, ngoài ra thì còn một số những khoản khác mà NHNN yêu cầu NH thương mại phải tuân thủ. Thế là NHTM nào bị hụt thì lu loa hỏi vay các NH khác còn dư tiền. Về dài hạn, các NHTM không bị thiếu tiền, có thiếu thì cũng là trên tầm vĩ mô, chuyện hụt tiền trong ngày chỉ là do hôm ấy cho vay hơi nhiều quá chẳng hạn. Vì thế mà các NHTM có vay nhau cũng chỉ là vay nóng vài ngày đến kinh lắm thì cũng là 1 tuần. Do vay ngắn hạn như vậy nên là lãi suất nó mới cao. Chuyện chuyển tiền giữa các ngân hàng như vậy được thực hiện trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất trên thị trường ấy gọi là lãi suất thị trường liên ngân hàng. Lãi suất trên thị trường này lên xuống thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến lãi suất bình thường. Nếu xem ck cuối tuần tối qua, bạn có thể thấy là do thừa USD thiếu tiền đồng nên lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng lên đến 17%/ năm. NHNN thấy vậy phải tung 10k tỷ ra, tung ra thế lại đối mặt với nguy cơ lạm phát. Hí hí, thị trường tài chính thật là thú vị. Bạn có thấy thế ko? lãi suất liên ngân hàng hay lãi suất qua đêm chính được hình thành trên quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng thông qua thị trường liên ngân hàng. Một số ngân hàng có phần nhỏ thiếu vốn nhưng không tiếp cận được vốn từ các ngân hàng lớn đang dư thừa nên buộc phải tăng lãi suất ngoài thị trường để tăng vốn huy động cho mình.
Hồ Ngọc Lữ
Hồ Ngọc Lữ
Trả lời 12 năm trước

- Lãi suất huy động tức là tỉ lệ phần trăm lãi suất trên số tiền bạn gửi vào ngân hàng hay là các tổ chức tín dụng nào đó. Mức phần trăm này thường là áp dụng cho 1 năm còn nếu muốn tính ra 1 tháng thì lấy số % đó chia cho 12 tháng.
- Lãi suất tiền gửi thì bản chất giống như lãi suất huy động nhưng khác ở chỗ là huy động bằng các loại tiền chứ không phải là cả các vật chất khác như vàng ..
- Trần lãi suất tức là tỉ lệ % cao nhất mà ngân hàng hay các tổ chức tín dụng áp dụng để trả lãi suất huy động hoặc thu lãi suất cho vay. (Sàn lãi suất thì ngược lại với trần lãi suất tức là tỉ lệ % thấp nhất)

ha
ha
Trả lời 10 năm trước

Trước hết, nếu bạn dẫn chứng gì hãy tìm hiểu thật chính xác nhé!
Còn lại thì mình có vài lời thế này:
- Đúng như bạn huongthusan nói, thật ra Ngân hàng chỉ có 1 lãi suất thực tế thôi. Bằng cách này hay cách khác, họ tách ra lãi suất công bố và có thưởng thêm hay cộng thêm, nhưng chung quy lại nó cũng là 1 thứ thôi. Nếu tính cả cộng thêm hay thưởng thêm, thì CÙNG MỘT THỜI ĐIỂM lãi suất đầu vào của ngân hàng không chênh nhau là bao nhiêu. Họa chăng nếu chênh nhau chỉ là giữa những nhóm:
Nhóm 1: VCB,Vietinbank, Agribank, BIDV
Nhóm 2: Các NH TMCP khác...
Vấn đề đơn giản là Nhóm 1 không đề cao sự huy động vốn bằng tiền trong dân cư, vì họ có nguồn huy động khổng lồ từ các tổ chức, nguồn tiền gửi thanh toán, tiền vốn ngân sách (đang chờ giải ngân)...
Cái nữa là ngoài chức năng kinh doanh thì nhiệm vụ quan trọng của họ là điều tiết thị trường tiền tệ, họ không thể nhao theo việc tăng lãi suất được.
Còn về nhóm 2, việc chính của họ là kinh doanh. Đương nhiên lãi suất của họ phải cạnh tranh thì mới sống được. Có nơi cao, có nơi thấp, nhưng mấy khi có sự chênh lệch lãi suất giữa các Ngân hàng, cùng 1 kỳ hạn gửi, cùng 1 thời điểm lên đến 0.5%/ năm hay 0.04%/ tháng. Chênh lệch này chỉ đáng kể nếu gửi tiền tỷ thôi.
Việc chênh lệch lãi suất giữa nhóm 1, nhóm 2 cũng có lúc rất cao (thời điểm cuối năm 2008), Nhóm 1 khoảng 12% năm, nhóm 2 khoảng 18 - 19% năm. Vậy mà có thằng nào chết đâu?
Ngân hàng mà bạn nói, bị người ta đổ xô đi rút tiền ấy chắc là ACB. Vụ này thì ầm ĩ đấy, nhưng giờ ACB đang ở đâu? Có ai dám nói ACB là ngân hàng nhỏ ko?
- Cái nữa là chẳng ai coi việc gửi tiết kiệm là 1 khoản đầu tư cả, gọi thế nghe to tát quá, bản chất của nó vẫn thế, chỉ là khoản để dành thôi. Nếu bạn muốn đầu tư thì thiếu gì cái sinh lợi cao hơn mà cũng khá an toàn (USD, vàng). Sợ không dám để lâu thôi, ngắn hạn thì hơi chao đảo 1 tí, nhưng dài hạn thì yên tâm, cứ so sánh chỉ số lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng của VN với Mỹ thì biết ngay, có j đâu?
- Đúng như bạn nói ấy, chất lượng dịch vụ cũng đáng để so sánh đấy. Mình sẵn sàng chịu thiệt 40k - 50k/ tháng để đi quá thêm 2km ra Ngân hàng Techcombank, để gặp chị Giao dịch viên nhẹ nhàng, xinh xắn và nhớ tên của mình còn hơn gặp ông Nông nghiệp vừa già vừa xấu, lại cứ quát mình xơi xơi, cho dù lãi suất của ông ấy cao hơn (ví dụ thôi, chứ lãi suất Nông nghiệp sao cao hơn được).
Ngày trước mình có thằng bạn bảo qua mình gửi 100tr, hỏi lãi suất bao nhiêu, "Cao hơn có 0.5 thôi à?, thôi, đi xa lắm, tao không đi đâu, mang đi mang về ngại lắm, lúc nào rút lãi hay đổi sổ đi cũng đến chết"
=> Góp ý vậy thôi, chứ cái này tuỳ quan điểm của từng người, người thích cái này, người thích cái kia, mình có nói bạn sai đâu mà chưa gì đã phải nói "nhà mình nghèo", nghe hơi tủi thân. Nhà mình cũng không có tiền đâu, nhưng chẳng bao giờ mình nhận mình nghèo, nghèo hay không ở trong tư tưởng con người thôi, người ta biết làm việc và chi tiêu đúng cách thì không nghèo mãi được, chẹp!
Có điều mình thấy hơi kì cục, có mỗi việc đi gửi tiết kiệm thôi mà bạn phải post bài lên mạng để tham khảo ý kiến của mọi người thì đúng là lần đầu mình thấy đấy!