Dinh dưỡng, sự cần thiết đối với người cao tuổi như nào?

Trả lời 16 năm trước
ở người cao tuổi chức năng tiêu hóa cũng suy, việc bài tiết dịch vị, dịch tụy và mật giảm, nhu động đại tràng yếu dễ bị táo bón. Chức năng bài tiết suy làm cho sự cân bằng nội môi bị ảnh hưởng. Trạng thái thoái hóa các tổ chức tế bào mạnh và nhanh hơn trạng thái tu bổ. Sự thoái hóa chủ yếu xảy ra ở prôtêin, gây nên teo cơ quan chính, teo nhu mô, phủ tạng, gây thiếu prôtêin máu. Làm giảm sức chống đỡ với bệnh tật và nhiễm khuẩn. Ðó là những đặc điểm suy thoái ở người cao tuổi, có liên quan đến ăn uống. Ðể bù lại sự thiếu prôtêin trong chế độ ăn cần phải tăng cường prôtêin. Do tiêu hóa kém, người cao tuổi nên ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa ít một để dễ tiêu hóa, hấp thu tốt hơn. [b]Nhu cầu về năng lượng[/b] Nếu người cao tuổi còn làm việc thì nhu cầu năng lượng nói chung gần giống như người trẻ cũng làm công việc tương tự. Song nếu người cao tuổi đã nghỉ hẳn không làm việc thì khẩu phần chỉ là khẩu phần bảo dưỡng, không có nhu cầu năng lượng cho lao động. Ðối với nữ trên 60 tuổi có cân nặng trung bình thì nhu cầu năng lượng là: Mức cơ sở: 1250 calo Tĩnh lại: 1750 calo Lao động nhẹ: 2000 calo Người cao tuổi không nên để béo bệu, vì hay gây mệt mỏi; chóng mặt tức ngực, khó thở. Nhưng cũng đừng vì thế để tụt cân quá nhanh có thể gây hạ huyết áp dẫn đến biến chứng nhũn não. Những người trước đây vốn đã gầy rồi, khi đã cao tuổi cần cố gắng ăn cho đủ chất để phòng suy nhược cơ thể, làm giảm sức đề kháng dễ mắc nhiều thứ bệnh. [b] Nhu cầu protéin[/b] ít nhất cũng bằng người trẻ 1-l,5g/kg thể trọng). Prôtêin có nhiều trong thịt,: cá, sữa, các phủ tạng và tôm cua, ốc, các hạt họ đậu... Tốt nhất là prôtêin nguồn gốc động vật và tỷ lệ prôtein này trên tổng số prôtein (động vật và thực vật) nên là 30-60%. �n thiếu prôtêin dễ dẫn tới mệt mỏi, sức đề kháng với bệnh tật yếu. [b] Nhu cầu gluxít[/b] Cần khoảng 4-6g/kg thể trọng một ngày. Ngoài các loại ngũ cốc (gạo, mì) nên ăn thêm các loại khoai củ, vì có chất xơ, chống táo bón. Nên ăn các loại quả chín, sữa (có đường lactôza), mật ong... Nói chung người cao tuổi hay ăn nhiều thức ăn có chứa tinh bột vì dễ ăn, dễ tiêu. Song không nên ăn quá 350-400g gluxít/ngày. Vì ăn nhiều gluxít sẽ làm thiếu vitamin tương đối và dễ làm tăng đường huyết do tụy tạng của người cao tuổi thường thiếu chất nội tiết insulin. [b] Nhu cầu lipít[/b] Khẩu phần nếu nhiều chất béo dễ tạo điều kiện cho bệnh béo bệu và xơ vữa động mạch phát triển. Vì vậy lượng lipít không được quá cao; không vượt quá 60g/ngày. Cần hạn chế mỡ động vật, nên dùng dầu thực vật như dầu lạc, vừng, dừa, dầu đậu tương... Thức ăn không rán, xào nhiều mỡ quá và không rán kỹ quá, khó tiêu. [b]Nhu cầu vitamin[/b] Người cao tuổi hay bị thiếu vitamin, vì vậy cần lưu ý ăn các thực phẩm giàu vitamin. Vitamin A có nhiều ở dầu cá thu, trứng, bơ, gan động vật... Còn carôten, (tiền vitamin- A) có nhiều ở gấc, cà rốt, rau cần tây, hành lá, hẹ, rau muống, rau thơm, rau diếp, xà lách... Vitamin B1 có nhiều ở men bia, thịt gia súc, gia cầm, đậu đỗ, lớp ngoài của ngũ cốc... Vitamin B2 cũng có nhiều ở men bia, trứng, sữa, thịt, mầm ngũ cốc... Vitamin PP có nhiều trong gan, bầu dục, thịt bò, cá, các hạt họ đậu... Vitamín C có nhiều trong rau, quả. [right]Theo Dinh dưỡng và sức khoẻ[/right] Nhu cầu muối khoáng Người cao tuổi thường mất nhiều chất vôi (can xi) nên xương thường thưa, dễ gãy và đã gãy thì rất lâu lành. Bởi vậy trong khẩu phần cần nhiều canxi. Có người e ngại ăn nhiều canxi sợ nó nhiễm vào thành mạch máu, thực ra không đáng ngại vì rất hiếm gặp nhất là qua đường ăn uống: Còn người cao tuổi thiếu canxi trong xương lại rất phổ biến và nguy hiểm. Nhu cầu ở người cao tuổi cần khoảng 850 mg canxi/ngày Canxi có nhiều trong sữa, các hạt họ đậu, trứng, tôm, cua, ốc.. Sắt cũng rất cần cho người cao tuồi để đề phòng thiếu máu. Nhu cầu sắt cần 10-20mg/ngày. Chất sắt có nhiều trong thịt nạc, gan, thận, tiết, trứng, đậu đỗ, rau muống, cần tây, tỏi tây, cải xoong, súp lơ... Nhu cầu nước Sợ đi tiểu nhiều, giảm uống nước là không có lợi. Cần bảo đảm nước 1-1,5 lít/ngày dưới các dạng nước uống, canh, hoa quả. Ðể giúp người cao tuổi ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt cần chú ý các gia vị kích thích ăn uống và tạo hương vị cho món ăn. Cần coi trọng kỹ thuật chế, biến, nấu nướng, lưu ý đến các món ăn mềm, nhừ. Với người cao tuổi bình thường, có thể dùng cà phê nước chè giải khát để người thêm tỉnh táo, phấn chấn và lợi tiểu tiện. Nhưng không nên dùng nhiều vào buổi tối vì gây khó ngủ. Những người cao tuổi dễ bị kích động, hay hồi hộp mất ngủ thì không nên dùng. Người cao tuổi có thể dùng chút ít rượu nhẹ cũng được để kích thích tâm thần. Song không nên uống luôn và uống nhiều một lúc. Người có bệnh tim mạch, cao huyết áp thì không nên dùng. Tóm lại: để bảo đảm sức khỏe tốt cho người cao tuổi, không nên nghĩ rằng: "Khi người ta già, người ta phải ăn ít". Ðây là một quan niệm sai, và thực tế rất nhiều người cao tuổi mắc bệnh là do ăn uống không đủ lượng. Với nhu cầu năng lượng đã nói trên, người cao tuổi vẫn cần và có thể ăn được nhiều thứ một cách thường xuyên với lượng vừa phải. Ví dụ: để bảo đảm cho hệ thống cơ và xương luôn ở trạng thái tốt cần phải bảo đảm đủ lượng khâủ phần thịt, cá, trứng, sữa trong mỗi bũa ăn. Ðiều quan trọng nữa là phải ăn nhiều rau quả tươi, và phải chú ý uống nhiều nước, dù ở người già cảm giác khát đã giảm rất nhiều.