Chuyên Bán Dầu Phộng, Dầu Vừng Đen Nguyên Chất Trên Toàn Quốc

150.000


Bán dầu phộng, dầu mè  nguyên chất 100% ép thủ công call 0166.786.4478

Bán dầu mè, dầu phộng bảo đảm chất lượng nguyên chất 100% . Gía 150.000 đ/lít dầu phộng; 300.000 đ/lít dầu mè đen, mè vàng.
- Quê mình ở Quảng Nam có trồng mè đen hay còn gọi là vừng đen, mè vàng và đậu phộng để ép dầu thủ công để ăn và bán. Nên đảm bảo vệ sinh, chất lượng đảm bảo nguyên chất 100%.

phương pháp thủ công gia truyền (không hề dùng hoá chất để tinh luyện như dầu nhà máy nhá, chỉ đơn thuần lấy dầu ra khỏi hạt đậu phụng, hạt mè mà các bạn hay ăn .), dùng để nấu ăn hàng ngày hay chữa bệnh đều rất tốt cho người cao tuổi và trẻ em.
- Công dụng của dầu mè dùng để chữa bệnh
- Đối với trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn... ông bà xưa hay cho trẻ ăn dầu mè, dầu phụng nguyên chất (chưa qua tinh luyện như dầu nhà máy)


LH : 0166.786.4478 Ms.Phương
ĐC:Nguyễn Oanh, Gò Vấp TPHCM


Thông tin về công dụng của dầu mè:
http://www.tintuconline.com.vn/vn/su...491/index.html
http://phatgiaonguyenthuy.com/news-7...-suc-khoe.html
DẦU MÈ TRONG ĂN UỐNG VÀ DINH DƯỠNG
Mè là một loại thực vật thường được trồng rất nhiều tại các nước nhiệt đới và ôn đới thuộc vùng Á Châu. Hạt của nó rất nhỏ nhưng lại chứa rất nhiều dầu. Có hai loại mè: Mè hạt đen thường được gọi là mè đen và mè hạt trắng thì thường được gọi là mè trắng. Tuy nhiên khi đã ép thành dầu rồi thì người ta chỉ gọi một tên duy nhất là Dầu Mè chớ không có phân biệt đen hay trắng. Mè không được thông dụng tại các quốc gia Âu Mỹ cho lắm, mặc dầu một phần lãnh thổ của Âu Châu và Bắc Mỹ đã có trồng mè. Dầu mè chứa rất nhiều khoáng chất và protein có phẩm chất cao, rất thích hợp cho sự ăn uống và dinh dưỡng của con người. 
Dầu mè là một loại dầu thực vật chứa rất nhiều chất béo dễ tan nên được hấp thụ trực tiếp vào tế bào và được cơ thể tiêu dùng ngay. Lọai chất béo này cũng cung cấp khí oxy cho cơ thể để đốt các thức ăn thành ra năng lượng góp phần hữu hiệu trong sự thanh lọc để loại trừ các chất cặn bã. Dầu mè cũng còn phòng ngừa và chữa trị được bệnh táo bón, bệnh ung mủ, da chốc lở và một số bướu độc nữa. Nó cũng công hiệu để làm cho an thần, chữa chứng mất ngủ, kích thích sự hoạt động và gia tăng sức mạnh của cơ tim vì nó chứa nhiều thành phần sinh tố E và đặc biệt rất hữu ích cho người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Hạt mè và dầu mè là một thứ thức ăn rất tốt cho những bệnh nhân đau gan và mật vì nó là một loại dầu rất dễ tiêu hóa. 
Mè hữu ích cho sức khỏe của con người trong nhiều phương diện. Nên chúng ta cần khuyến khích trẻ con ăn nhiều thực phẩm bằng mè để thay thế cho bánh kẹo bình thường vì trong lãnh vực dưỡng sinh mè chứa nhiều chất bổ dưỡng thiên nhiên và hoàn hảo nhất cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể con người. 
Trong xã hội văn minh và hoạt động không ngừng nghỉ, con người lúc nào cũng căng thẳng từ thần kinh não bộ cho đến các cơ quan ngũ tạng. Người ta thường hay ăn uống vội vàng và không chú trọng đến phẩm chất của thức ăn. Cho nên ngoài bao tử ra, gan cũng là cơ quan chịu rất nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên muốn cho gan được khoẻ mạnh và luôn hoạt động điều hòa không gì tốt hơn là phải ngó ngàng và chăm sóc nó. Mè và dầu mè là loại thực phẩm không thể thiếu trong mọi gia đình. Hàng ngày chúng ta có thể ăn mè rang rắc vào cơm gạo lứt, ăn bánh mì mè hoặc có thể dùng dầu mè để trộn xà lách rất thơm ngon và rất tốt cho gan và mật. Mè chứa rất nhiều protein gồm 8 loại amino acids căn bản cho nhu cầu dinh dưỡng. Khi gan và mật khỏe mạnh, sức dề kháng của cơ thể chúng ta cũng mạnh theo, nên có khả năng chống lại được các vi khuẩn viêm gan độc hại xâm nhập vào cơ thể. Khi ăn mè chúng ta phải nhai cho thật kỹ để cho hạt mè nát hẳn hoàn toàn rồi mới nuốt vào thì khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể mới có công hiệu hơn. 
Mè thường được trồng ở vùng ôn đới có nhiều nắng ấm nên tiếp nhận rất nhiều năng lượng từ ánh nắng mặt trời. Bản thân nó đã là một thứ thảo mộc khỏe mạnh rồi. Nguồn năng lượng khỏe mạnh đó sẽ du nhập vào cơ thể chúng ta bằng đường ăn uống. 
Mè cũng còn có khả năng làm giảm cơn đau nhức và bắp thịt mệt mỏi. Chúng ta chỉ cần dùng dầu mè để xoa bóp vào những chỗ đau thì chốc lát sau sẽ thấy thoải mái. Nó cũng là một thứ thuốc nhuận trường rất hay và sử dụng lâu dài chỉ tốt chớ không hề gây ra những phản ứng bất lợi. Mè là một loại thực phẩm hoàn hảo. Nhưng tiếc thay không mấy ai trên thế giới này để ý đến nó. Vậy khi chúng ta sử dụng mè và thấy nó thật sự là một thức ăn tốt thì cũng cần nên phổ biến cho bạn bè và đồng hương. Một khi thân thể khỏe mạnh cường tráng thì bệnh tật khó xâm nhập được. 
Tại vùng Cận Đông như ở Palestine, mè được dân chúng coi như là một loại thực phẩm dưỡng sinh và thuốc gia truyền đã được sử dụng từ ngàn xưa. Riêng tại Á Đông, dân Nhật là một sắc dân đã biết tận dụng sự ích lợi của mè để điều trị nhiều loại bệnh tật. Phương pháp Oshawa của Nhật Bản ăn bằng gạo lứt muối mè để chữa bệnh nan y cũng được nhiều người biết và áp dụng có hiệu quả. 
Bài VI 
Vừng (còn gọi là mè) có tên khác là du từ miêu, cự thắng từ, hắc chi ma, hồ ma. Vừng có thân cây nhỏ, có rất nhiều lông, sống quanh năm, được trồng khắp mọi nơi trong nước, có nơi được trồng theo thời vụ xen kẽ trồng lúa, thu hoạch vào các tháng 7, 8 và 9 trong năm, thu lấy toàn cây, phơi khô, đập, sàng lấy hạt. 
Có hai loại vừng: hạt vàng và hạt đen, cả hai đều có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về nội khoa, đặc biệt với bệnh tim mạch và đại tràng thể táo.
Trong hạt vừng có chứa 40-55% dầu, có khi lên đến 60%, 20% protein, các vitamin B1, B2, PP... Dầu vừng rất giàu các acid amin, đặc biệt là vừng đen, các acid amin cao nhất. 
Theo Đông y, vừng có vị ngọt, béo, tính bình, không độc, đi vào 4 kinh của cơ thể là phế, tì, gan và thận. Vừng có tác dụng bổ gan, bổ thận, tăng hồng cầu, rất tốt trong điều trị táo bón, nhuận gan mật và lợi tiểu. Với thương tổn nhẹ do bỏng, thì lấy vừng sống giã nát, đắp lên chỗ bỏng. Vừng đắp chữa nhọt lở (liều 4 - 12g). Nước sắc (nấu) từ lá và rễ vừng dùng làm thuốc mọc tóc và giữ đen tóc. Dầu vừng còn làm thuốc nhuận tràng (trường)... Trong điều trị cao huyết áp, người ta dùng vừng đen, hà thủ ô, ngưu tất (các vị lượng bằng), đem tán nhỏ, trộn mật ong vò thành viên. Mỗi ngày uống 3 lần (bằng 10g). 
Dầu vừng (mè) là loại thực phẩm và dược liệu giá trị. Nó được dùng để điều hoà sự trao đỏi chất, phòng tránh và chữa trị các bệnh như xơ vữa động mạch; viêm phổi; thiếu máu; các bệnh tim mạch; viêm tuyến tuỵ, tuyến giáp; bệnh gan; trị bệnh tăng acid dịch vị dạ dày, bệnh giảm тромб (chắc là tiểu cầu, vì cùng gốc với тромбопения). Dùng dầu vừng làm cho da mềm mại, không bị khô; làm thân thể đầy đặn.

Dầu vừng được dùng để điều trị những bệnh khác nhau về phổi, hô hấp, ho khan, hen suyễn. Nó giúp chữa các bệnh tim, gan, tuyến tuỵ, đau dạ dày, nhiẽm trùng, nhiễm trùng máu, lợi tiểu. Nó đồng thời được dùng khi thiếu máu, xuất huyết trong, гиперфункция tuyến giáp. Nó trung hoà độ chua của máu, giảm sự tăng acid trong dịch vị dạ dày.
Dầu vừng làm tăng số lượng tiểu cầu, nhờ đó tăng độ đông máu.
Được chỉ định trong điều trị bệnh Верльгофа, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, tiểu cầu эссенциальная, геморрагических диатезов.

Cách dùng:
Nên dùng dầu vừng trộn salad hoặc dùng nguyên chất- uống 1 thìa cà phê trong bữa ăn, 2-3 lần/ ngày.


Theo kinh nghiệm dân gian những người da quá khô, thô ráp, tính đàn hồi của da kém, ăn vừng thường xuyên một thời gian làn da sẽ mượt mà trở lại.
Vừng không chỉ giàu chất béo mà có đầy dủ các chất dinh dưỡng khác. Tỷ lệ protit trong hạt vừng cũng rất cao, cao hơn ngũ cốc và nhiều thực phẩm khác và là loại chất đạm thực vật qúy, gồm đầy đủ các loại axit amin cần thiết: Lysine, methionine, phenylalanine, valine, leucine, threonine, tryptophan, ísoleucine, arginine và histidine. 
Cũng từ hạt vừng, người ta đã lấy được một thứ dầu ăn tuyệt hảo, dùng để xào, rán thức ăn thơm ngon và an toàn không lo mắc bệnh xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch chết người như ăn nhiều mỡ động vật.
Đây không những là một loại dầu thực vật quý chứa nhiều axit béo không no, mà còn làm giảm lượng cholesterol có hại trong cơ thể, do đó phòng tránh được bệnh tim mạch. Tỷ lệ axit béo không no so với tổng số axit béo có trong dầu vừng chiếm tới 85%, nghĩa là thuộc loại an toàn cao. 
Người ta còn lấy vừng đen và gạo thơm nấu nhừ thành cháo ăn. Cháo này có tác dụng lợi gan, bổ thận, làm đen tóc, bồi dưỡng sức cho người già. Nấu vừng đen, đỗ đen, đường và hương liệu thành món chè ăn nóng vào mùa đông và ăn lạnh vào mùa hè để bổ dưỡng và giải nhiệt. Ngoài ra còn một số bài thuốc từ vừng đen:
Thuốc bổ, mạnh gân xương: Vừng đen 300g, lá dâu non và bánh tẻ 500g, mật ong vừa đủ. Hạt vừng đồ chín kỹ, phơi khô, sao vàng. Lá dâu rửa sạch, phơi trong râm hoặc nắng nhẹ cho khô, vò bỏ cuống và xương lá. Sấy khô. Tán cả hai vị và rây thành bột mịn. Thêm dần mật ong, giã nhuyễn trộn đều tới lúc bột không dính tay là được. Làm thành viên 1g. Viên thuốc có màu đen, hơi mềm, mùi thơm, vị ngọt. Ngày dùng hai lần. Người lớn uống mỗi lần 10 - 20 viên, trẻ em 5 - 10 viên tuỳ tuổi. Uống sau bữa ăn trong một tháng.
Thuốc nhuận tràng: Hạt vừng đen 300g, lá cối xay 300g. Vừng đen rang chín, giã nhỏ, rây bột. Lá cối xay nấu nước cô thành cao đặc. Trộn hai thứ làm thành bánh 5g. Mỗi ngày uống hai bánh hãm trong nước sôi sau mỗi bữa ăn.
Dầu vừng đen ép sống, bôi lên vết thương chữa bỏng. Uống dầu vừng đen mỗi buổi sáng một thìa canh để chữa táo bón.
Theo kinh nghiệm dân gian những người da quá khô, thô ráp, tính đàn hồi của da kém, ăn vừng thường xuyên một thời gian làn da sẽ mượt mà trở lại. Những ngày đầu mỗi ngày ăn 20g, sau tăng lên 30 - 40g, ăn liền trong 3 - 4 tháng sẽ thấy kết quả 
Vừng có hai loại trắng và đen, trong đó vừng đen có nhiều dược tính hơn nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Vừng đen vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt.

Vừng - vị thuốc quý chữa bệnh tim mạch và đại tràng



Dầu mè chứa nhiều calo, chất béo no không bão hòa, axit béo omega-3 và omega-6, canxi, vitamin E, B... Một muỗng canh dầu mè cung cấp khoảng 119 calo, 14g chất béo, 40,5mg omega-3 và 5,576 mg omega-6. Người ta thường dùng dầu mè làm gia vị hoặc để nấu ăn. Khi thêm chút dầu mè không chỉ giúp bạn tăng hương vị cho các món ăn, mà còn làm tăng giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm.

Dưới đây là một số lợi ích của dầu mè

1. Giàu chất chống oxy hóa: Dầu mè hay hạt mè đều rất giàu các chất chống oxy hóa. Các chất này có khả năng làm mất hoạt tính của gốc tự do tích tụ trong cơ thể, biến chúng trở thành vô hại, không gây tổn thương đến các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa và sự tấn công của các virus, vi khuẩn...

2. Chăm sóc da: Nếu da bạn bị khô hay có vài nếp nhăn, hãy thử thoa một ít dầu mè. Vitamin E và vitamin B có trong dầu mè không chỉ giúp làm giảm những tổn hại cho da, mà còn mang đến sức sống, sự trẻ trung, rạng rỡ cho làn da. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng mà sử dụng quá nhiều.

3. Giảm huyết áp: trong dầu mè có chứa chất béo no không bão hòa (polyunsaturated), là loại chất béo đã được chứng minh có tác dụng giảm huyết áp. Nhưng, cần lưu ý là dầu mè thường chứa hàm lượng calo và chất béo cao, không nên dùng thường xuyên vì có thể làm bạn tăng cân.

4. Giảm cholesterol: Theo nghiên cứu của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, dầu mè có khả năng giúp hạ thấp mức cholesterol.


5. Chống viêm nướu: Dầu mè cũng có tác dụng phòng viêm nướu, viêm nha chu, cao răng. Kết quả nghiên cứu tại ĐH quốc tế Maharishi ở Iowa đã chứng minh dầu mè có thể cắt giảm 85% vi khuẩn gây viêm nướu.

6. Giảm lượng đường huyết: Đường huyết tăng cao dễ dẫn đến nguy cơ bệnh đái tháo đường. Vì thế, trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường, các bác sĩ thường khuyên cần hạn chế sử dụng mỡ động vật mà nên dùng các loại dầu thực vật để thay thế như: dầu mè, dầu nành... vì có chứa các axit béo không no cần thiết cho cơ thể. Tạp chí Medicinal Foods trước đây cũng đăng tải một nghiên cứu thí nghiệm trên động vật cho thấy sự giảm bớt glucose trong máu ở những động vật bị đái tháo đường nhờ chúng được cho ăn dầu mè.

7. Chữa cảm lạnh: Dầu mè có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho, sổ mũi. Theo một số nghiên cứu, cách đơn giản là dùng một chút hương dầu mè sẽ rất hiệu quả trong điều trị bệnh xoang và cảm lạnh. Phương pháp dân gian thì đơn giản chỉ lấy dầu mè xoa lên ngực để giảm lạnh ngực và rửa sạch dầu sau khoảng nửa giờ.

8. Ngăn ngừa gàu: Xát một ít dầu mè lên tóc và da đầu cũng giúp làm giảm bớt hoặc ngăn ngừa gàu bám trên da đầu.

9. Giảm nhiệt cơ thể: Tại Ấn Độ, nhiều người còn dùng dầu mè massage cơ thể để giảm nóng. Người ta tin rằng dầu mè có thể giúp giảm nhiệt trong cơ thể. Nếu cơ thể bạn đang bị nóng có thể xoa nhẹ một chút dầu mè.

10. Phòng cao huyết áp: Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Yale Journal of Biology cho thấy những người ăn dầu mè một lần/ngày trong vòng 45 ngày không chỉ giảm được huyết áp mà còn hạn chế được lượng muối natri đưa vào cơ thể. Muối natri nhiều sẽ làm tăng việc giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất thẩm thấu trong máu, tăng khối lượng tuần hoàn đồng thời làm co cơ trơn thành mạch, dẫn đến tăng huyết áp.

http://www.tinmoi.vn/10-loi-ich-cua-dau-me-05158392.html


Bình luận

HẾT HẠN

0166 786 4478
Mã số : 7284841
Địa điểm : Hồ Chí Minh
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 31/12/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn