Liên hệ
Số 84 Xuân Phương, Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Nang echo trống là một trong những bệnh lý mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải hiện nay. Để tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cũng như chủ động hơn trong việc phòng tránh nhằm hạn chế tối đa những hậu quả do bệnh hãy cùng theo dõi một vài thông tin sau đây.
1. Tìm hiểu nang echo trống là gì?
Theo thuật ngữ y học, Echo có nghĩa là tiếng vang vọng lại khi siêu âm. Trường hợp echo cứng tức là có gân, u echo mềm thì bên trong sẽ chứa nước còn nếu echo trống thì gọi là nang. Hiểu một cách đơn giản, nang echo trống là một loại nang hình thành ở buồng trứng nữ giới, có kích thước nhỏ và có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên buồng trứng.
Hầu hết nang echo trống sẽ không có triệu chứng rõ ràng và chỉ tình cờ thăm khám phụ khoa hoặc làm siêu âm ổ bụng phát hiện ra. Đây là một loại u lành tính, kích thước nang có thể nhỏ dần và tự tiêu biến ngay sau vài tháng nếu được tiến hành điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu để lâu kích thước nang echo lớn sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản ở nữ giới.
2. Nguyên nhân xuất hiện nang echo buồng trứng
Theo các bác sĩ chuyên phụ khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây ra nang echo trống buồng trứng. Trong đó, nguyên nhân chính khiến nang này hình thành là do hoạt động của nội tiết tố bên trong cơ thể nữ gây nên. Sự suy giảm năng lượng, gây mất thông tin liên lạc giữa các tế bào sẽ làm quá trình chết tế bào diễn ra không bình thường. Sự rối loạn này lặp đi lặp lại nhiều ngày sẽ khiến các tế bào tại buồng trứng bị tổn thương, lâu dần dẫn đến việc tăng sinh tế bào bất thường. Đây là nguyên nhân hình thành dị sản và loạn sản tế bào, yếu tố dẫn đến hình thành nên các khối nang echo trống buồng trứng.
3. Nhóm đối tượng dễ mắc nang echo trống
Với nguyên nhân gây bệnh kể trên, tất cả chị em phụ nữ ở độ tuổi sinh sản đều thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc nang echo trống cao. Lý do là vì đây là thời kỳ nội tiết hoạt động mạnh mẽ,hai buồng trứng phóng ra rất nhiều trứng trưởng thành, nhất là trong quá trình mang thai. Thông qua kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cụ thể như sử dụng thuốc hoặc có các biện pháp can thiệp giúp loại bỏ khối nang echo ra khỏi cơ thể hiệu quả.
4. Bệnh nang echo trống có nguy hiểm không
Nói chung, bệnh nang echo trống có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào kích thước của nang lớn hay nhỏ. Trường hợp phát hiện sớm, nang echo trống sẽ chưa gây ra ảnh hưởng gì lớn tới sức khỏe người phụ nữ. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, các nang đã phát triển với kích thước lớn, người bệnh có thể phải đối mặt những vấn đề sau đây:
Đối với các chị em phụ nữ chưa có bầu, trường hợp phát hiện muộn khi các nang echo trống có kích thước lớn sẽ gây nhiều triệu chứng như rong kinh, mất máu kéo dài; đau quặn thắt ở phần bụng dưới,… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau. Đặc biệt, các u nang có thể gây chèn ép các tạng xung quanh, làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng như táo bón, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, viêm thận mạn tính,…
Các bác sĩ nhận định, với chị em phụ nữ đang mang thai nhất là giai đoạn đầu thai kỳ bệnh nang echo trống có thể ảnh hưởng đến các hormone sinh, ngăn ngừa sự thụ tinh của trứng. Các biến trứng dễ gặp khi nang echo trống buồng trứng kích thước lớn là gây nên tình trạng chèn ép thai nhi, xoắn nang, vỡ nang,… Đây là các yếu tố gây khó khăn khi sinh nở, có thể xảy đến tình trạng nghiêm trọng như mang thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non, đẻ khó,… và có nguy cơ chuyển thành ung thư.
5. Cách phòng ngừa khối echo trong buồng trứng
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra khối echo trong buồng trứng là do suy giảm năng lượng tế bào gây nên. Vì thế, để có thể tránh nguy cơ buồng trứng có nang echo trống, các chị em phụ nữ cần thực hiện một số biện pháp sau:
Thông thường, echo buồng trứng thường ít có biểu hiện, nên thường chị em sẽ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Do đó ngay khi thấy các triệu chứng như lượng kinh nguyệt ra nhiều, chu kỳ kinh kéo dài bất thường, khi hư nhiều, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường,… nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra chính xác. Tốt nhất nên duy trì thói quen thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm cũng như có những phương án can thiệp kịp thời nhằm tránh tối đa các ảnh hưởng về sau.
Hạn chế tối đa các hoạt động mạnh ảnh hưởng đến buồng trứng như nạo hút phá thai. Vì việc này sẽ có thể làm tử cung bị nhiễm khuẩn, tắc nghẽn vòi trứng, rối loạn nội tiết khiến nang trứng phát triển không ổn định, cơ hội để các khối nang echo trong buồng trứng được hình thành. Lời khuyên cho chị em là nên sử dụng các biện pháp tình dục an toàn, giữ gìn vệ sinh vùng kín và quan hệ lành mạnh.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, chế độ ăn uống và lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến việc phòng tránh nang echo buồng trứng. Nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, những thực phẩm giàu vitamin A – loại vitamin có tác dụng ngăn ngừa hình thành u nang và các loại thực phẩm có chứa estrogen cân bằng như sữa đậu nành, đậu hũ hay thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá ngừ, cá thu, … nhằm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đáng kể.
Ngoài ra, hạn chế ăn các thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng; uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể chúng ta được cân bằng ở trạng thái tốt nhất, tránh các bệnh về buồng trứng và tử cung. Thường xuyên tập thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng hợp lý để khôi phục sự rụng trứng theo đúng chu kỳ, đẩy lùi nguy cơ hình thành nang echo trống trong buồng trứng.
Giữ tâm lý thật thoải mái, suy nghĩ tích cực để thư giãn đầu óc và tránh cơ thể bị rơi vào tình trạng stress, căng thẳng kéo dài. Bởi khi cơ thể có tâm lý không ổn định, hay tức giận, muộn phiền,… kéo dài khiến cơ thể suy nhược, dẫn đến suy gan, khí huyết trì trệ và là tiền đề gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh phụ khoa.
Tùy theo kích thước của nang echo, tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ phác đồ phù hợp nhất như sử dụng thuốc, thay đổi lối sống hoặc can thiệp thủ thuật y tế nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân. Lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc không rõ liều lượng không có chỉ định của bác sĩ.
6. Lời kết
Hy vọng một số thông tin về bệnh nang echo trống buồng trứng vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh lý hay gặp ở nữ giới này. Có thể thấy việc điều trị nang echo trống thực sự đơn giản nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách kịp thời. Khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đừng ngại mà hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh giúp phòng ngừa căn bệnh này nhé.
Tham khảo các sản phẩm của giá kệ Thăng Long: Kệ kho hàng - kệ sắt đa năng - giá kệ trung tải - giá kệ siêu thị
HẾT HẠN
Mã số : | 16759222 |
Địa điểm : | Toàn quốc |
Hình thức : | Cần bán |
Tình trạng : | Hàng mới |
Hết hạn : | 07/09/2022 |
Loại tin : | Thường |
Gợi ý cho bạn
Bình luận