Khi Nào Doanh Nghiệp Bị Coi Là Phá Sản ?

Liên hệ

Số 26/16 Phan Văn Trường, P.dịch Vọng Hậu, Q.cầu Giấy, Tp. Hà Nội.



Phá sản là một thuật ngữ được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật. Phá sản được hiểu là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Toà án nhân dân tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (Điều 4 Luật phá sản 2014).

Khi nào doanh nghiệp bị coi là phá sảnKhi nào doanh nghiệp bị coi là phá sản

Đối với doanh nghiệp, thủ tục phá sản sơ lược được thực hiện theo quy định của Luật phá sản 2014, cụ thể như sau:

– Người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu Toà án mở thủ tục phá sản.

Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm (Điều 5 Luật phá sản 2014):


  1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng tính từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho mình.
  2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi các doanh nghiệp, những hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
  4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và khi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp này đã mất đi khả năng thanh toán.
  5. Cổ đông hoặc các nhóm cổ đông khi sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty đã mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
  6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.


– Nếu đơn được Toà Án thụ lý, thủ tục phá sản sẽ được thực hiện như sau: Mở thủ tục phá sản; chỉ định quản tài viên,, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; xác ddihj nghĩa vụ về tài sản và thực iện các biện pháp bảo toàn tài sản; triệu tâp Hội nghị chủ nợ; áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh (nếu có); Toá án quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, thi hành Quyết định tuyên bố phá sản.

Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được phân chia theo thứ tự (Điều 54):

– Chi phí phá sản;

– Các khoản trợ cấp thôi việc, nợ lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

– Khoản nợ phát sinh sau khi doanh nghiệp, công ty mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Tài sản còn lại sau khi thanh toán các khoản nợ trên sẽ thuộc về thành viên hợp tác xã, thành viên, chủ sở hữu công ty.

Trường hợp tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng 1 thứ tự ưu tiên sẽ được thanh toán tỉ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Theo Điều 110 Luật phá sản 2014 thì quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sẽ không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán khoản nợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

XEM NGAY VIDEO LUẬT SƯ TUẤN THAM DỰ HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI DOANH NGHIỆP

TẠI SỞ TƯ PHÁP TỈNH TUYÊN QUANG

 

 



ảnh đại diện luật sư tuấn

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ



  • Luật Sư - Văn Phòng Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Ngõ 6 - Phạm văn Đồng, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội .
  • Điện thoại: 04.6682.8986 / 0984868809
  • Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn
  • Hotline: 0985 928 544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn



Hoặc bạn có thể gửi nội dung đăng ký tư vấn miễn phí theo biểu mẫu dưới đây-Chúng tôi sẽ liên lạc lại ngay!






Bình luận

HẾT HẠN

0985 928 544
Mã số : 14212369
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cho thuê
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 28/05/2018
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn